Nga nêu quan điểm về cuộc xung đột ở Sudan
Sudan phải giải quyết các vấn đề mà không có sự can thiệp từ bên ngoài và Nga vẫn thường xuyên liên lạc với tất cả các nước liên quan để phối hợp giải quyết một số tình huống.
Nga đã kêu gọi các bên xung đột ở Sudan ngừng bắn và giải quyết mâu thuẫn bằng ngoại giao. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo mạng Tin tức Arab (Arab News), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga kêu gọi cả hai bên trong cuộc xung đột ở Sudan ngừng bắn vĩnh viễn và giải quyết những khác biệt thông qua đàm phán. Bà cũng nói thêm rằng người dân Sudan có thể tự giải quyết các vấn đề của mình mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.
Bà Zakharova nói: “Những sự kiện kịch tính đang diễn ra ở Sudan khiến chúng tôi vô cùng lo ngại. Chúng tôi kêu gọi cả hai bên xung đột thể hiện ý chí chính trị, kiềm chế và thực hiện các bước khẩn cấp hướng tới ngừng bắn, xuất phát từ thực tế là bất kỳ khác biệt nào cũng có thể được giải quyết thông qua đàm phán, đặc biệt là phải để người Sudan tự giải quyết vấn đề của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài”.
Theo bà Zakharova, Nga đang thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để đảm bảo an toàn cho các công dân Nga đang ở Sudan, đồng thời duy trì liên lạc thường xuyên với tất cả các quốc gia liên quan, trong đó có Saudi Arabia, để phối hợp và thực hiện sơ tán công dân nước ngoài cần giúp đỡ.
Bà Zakharova cũng trả lời các câu hỏi về những cáo buộc của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken rằng nhóm quân sự tư nhân Wagner có trụ sở tại Nga sẽ gây “thương vong và hủy diệt” nếu họ can dự vào cuộc xung đột Sudan.
Video đang HOT
“Về chủ đề can thiệp của Nga, đặc biệt là tuyên bố của ông Blinken ở trên, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã bình luận ở New York vào ngày 25/4. Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Mọi quốc gia đều được tự do lựa chọn các biện pháp pháp lý để bảo vệ lợi ích và an ninh của mình”, bà Zakharova nhấn mạnh, lưu ý thêm rằng Moskva không can dự vào các sự kiện căng thẳng ở Sudan.
Trước đó, trong cuộc họp báo tại Liên hợp quốc ở New York, Ngoại trưởng Nga Lavrov phát biểu rằng Sudan có quyền sử dụng công ty quân sự tư nhân Wagner nếu họ chọn làm như vậy.
Ít nhất 500 thường dân và tay súng đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh nổ ra vào ngày 15/4 giữa quân đội Sudan do Tướng Abdel Fattah Al-Burhan chỉ huy và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) do Tướng Mohamed Hamdan Dagalo chỉ huy.
Theo thống kê mới nhất, 4.200 người đã bị thương và hàng chục nghìn người đã phải sơ tán khỏi đất nước Bắc Phi nghèo khó này. Vào ngày 26/4, cuộc sơ tán lớn nhất đã diễn ra khi 1.687 người thuộc 58 quốc tịch được đưa ra khỏi Sudan.
Ngày 27/4, hai bên ở Sudan đã đồng ý gia hạn thêm 72 giờ thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ và Saudi Arabia làm trung gian, tính từ thời gian kết thúc thỏa thuận ngừng bắn (nửa đêm 28/4).
Sau khi lật đổ một chính phủ dân sự được quốc tế công nhận trong cuộc đảo chính vào tháng 10/2021, ông Al-Burhan và ông Dagalo đang vướng vào một cuộc tranh giành quyền lực có nguy cơ gây bất ổn cho một khu vực vốn mong manh.
Tác động của cuộc xung đột ở Sudan với các nước láng giềng
Những lo lắng đang gia tăng giữa các nước láng giềng của Sudan khi cuộc giao tranh tiếp diễn. Nam Sudan, Chad và Ai Cập đều phụ thuộc vào sự ổn định ở Sudan, cho dù đó là vì lý do kinh tế, nhân đạo hay an ninh.
Bạo lực và giao tranh đã bùng phát ở Sudan do cạnh tranh quyền lực giữa các phe phái. Ảnh: AFP
Trong tuần qua ở Sudan, vốn đã bất ổn về chính trị trong nhiều năm, hai vị tướng quyền lực nhất cùng các lực lượng của họ đã xung đột trực tiếp để tranh giành quyền lực.
Theo các chuyên gia, bạo lực bùng phát giữa các lực lượng trung thành với người đứng đầu quân đội Sudan Abdel Fattah al-Burhan và Tướng Mohamed Hamdan Daglo, được biết đến với cái tên Hemedti, chỉ huy nhóm RSF bán quân sự, chỉ làm tăng mất ổn định khu vực.
Marina Peter, người sáng lập Diễn đàn Sudan và Nam Sudan, nhận định với tờ Deutsche Welle (Đức) ngày 23/4 rằng: "Sudan là trung tâm của các cuộc khủng hoảng và xung đột liên tục kéo dài. Khi một cuộc xung đột nổ ra ở quốc gia này, các nước trong khu vực như Ai Cập, Libya, Chad, CH Trung Phi, Nam Sudan, Ethiopia, Eritrea, thậm chí ở bên kia Biển Đỏ là Saudi Arabia, luôn bị ảnh hưởng".
Theo vị chuyên gia trên, tất cả các quốc gia này đều phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Sudan, nhưng đặc biệt là Nam Sudan, quốc gia đã tuyên bố độc lập năm 2011. Đồng quan điểm trên, Gerrit Kurtz từ nhóm nghiên cứu châu Phi và Trung Đông tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế của Đức ở Berlin cho rằng Nam Sudan phụ thuộc vào ngoại tệ từ việc bán dầu thô, chiếm khoảng 95% doanh thu trong lĩnh vực công. Sudan rất quan trọng đối với những mặt hàng xuất khẩu này, vì có đường ống dẫn dầu chạy qua Sudan đến Biển Đỏ. Chính phủ Nam Sudan do đó rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng mối liên hệ này được duy trì.
Với Chad, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tăng do xung đột ở Sudan. Quân đội Chad mới đây báo cáo rằng họ đã tước vũ khí của 320 chiến binh bán quân sự từ Sudan vượt qua biên giới. Trong khi đó, Bộ trưởng Truyền thông Chad Aziz Mahamat Saleh lưu ý những người tị nạn từ các khu vực giao tranh ở phía Tây Sudan đã đến Chad, bất chấp thực tế là biên giới dài 1.500 km với Sudan đã bị đóng cửa.
Ông Saleh nói: "Chad có văn hóa hiếu khách và không thể đóng kín biên giới của mình. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi các đối tác quốc tế hỗ trợ chúng tôi trong cuộc khủng hoảng nhân đạo đang cận kề này".
Theo ông Saleh, Chad đã đón hơn 500.000 người tị nạn và nước này lo ngại cuộc chiến đang diễn ra có thể tác động lâu dài đến toàn bộ khu vực Sahel, bao gồm cả thương mại giữa hai nước.
Về phần mình, Ai Cập cũng có mối quan hệ lịch sử lâu dài với Sudan, không chỉ với tư cách là một đối tác thương mại. Quay trở lại thời kỳ Pharaon, Sudan là một phần của Ai Cập và sau đó cả hai quốc gia đều nằm dưới sự thống trị của thực dân Anh.
Chuyên gia Kurtz nói: "Ai Cập và Sudan có nền văn hóa tương đồng và một số giới thượng lưu Sudan có mối quan hệ gần gũi với Ai Cập: Nhiều người Sudan đã học ở Ai Cập và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Sudan đã được huấn luyện ở ở Ai Cập. Khi cuộc xung đột nổ ra, các thành viên của Lực lượng Không quân Ai Cập đang ở Sudan để hỗ trợ huấn luyện".
Với mối quan hệ gần gũi, đặc biệt là về phía lực lượng vũ trang và quân đội, ông Kurtz cho rằng chính quyền quân sự ở Ai Cập có xu hướng coi chính phủ quân sự của Sudan là đồng minh.
Một yếu tố khác là những tranh chấp về nguồn nước sông Nile, trở nên gay gắt hơn kể từ khi Ethiopia xây đập ở thượng nguồn để cung cấp năng lượng cho nhà máy thủy điện GERD khổng lồ của nước này. Chuyên gia Kurtz nêu rõ Ai Cập muốn "đưa Sudan vào phe của mình trong cuộc tranh chấp này".
Do những tác động trên, ngay khi xung đột nổ ra ở Sudan, cả Ai Cập và Nam Sudan đều đề nghị làm trung gian hòa giải và đây chỉ là bằng chứng nữa cho thấy các nước láng giềng của Sudan có lợi ích chung đối với sự ổn định của nước này.
Hỗn loạn chính trị ở Libya làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng dầu toàn cầu Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm một số nước Trung Đông nhằm tăng sản lượng dầu vào thị trường toàn cầu, bất ổn chính trị ở một khu vực khác của OPEC có nguy cơ làm suy giảm nỗ lực này. Lybia tiếp tục rơi vào bất ổn chính trị. Ảnh: Aa.com.tr Sản lượng dầu của Libya đã sụt giảm kể...