Nga – Mỹ tiết lộ kho vũ khí hạt nhân
Nga và Mỹ đã công bố số lượng vũ khí hạt nhân của mỗi nước, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và khối liên minh quân sự NATO đang leo thang dồn dập.
Một vụ thử tên lửa của Nga (Ảnh minh họa: Sputnik).
Nga ngày 25/10 đã công bố báo cáo mới nhất về “tổng số vũ khí tấn công chiến lược”, con số mà cả Moscow và Washington có nghĩa vụ phải kiểm đếm và công khai 6 tháng một lần trong khuôn khổ Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới) có hiệu lực từ năm 2011.
Thỏa thuận đặt ra các giới hạn và các biện pháp nhằm xác minh thông tin lẫn nhau đối với 2 cường quốc vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
Trong lần công bố số liệu gần nhất, Nga thông báo họ có 527 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng đã triển khai, 1.458 đầu đạn trên các ICBM, SLBM, máy bay ném bom hạng nặng đã triển khai cũng như 742 bệ phóng ICBM, bệ phóng SLBM, máy bay ném bom hạng nặng đã triển khai và chưa triển khai.
Video đang HOT
Báo cáo của Nga cũng cấp con số vũ khí hạt nhân của Mỹ, tương tự như với con số mà Mỹ công bố hồi tháng trước.
Tương quan kho vũ khí hạt nhân Nga – Mỹ (Đồ họa: Newsweek).
Thỏa thuận START mới đưa ra quy định rằng 2 nước chỉ được triển khai tối đa 700 ICBM, SLBM và máy bay ném bom hạng nặng; 1.550 đầu đạn cho ICBM, SLBM và máy bay ném bom hạng nặng; 800 bệ phóng ICBM, SLBM, máy bay ném bom hạng nặng đã triển khai và chưa triển khai.
Hai cường quốc hạt nhân công bố về kho vũ khí trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và NATO liên tục leo thang giữa 2 bên.
Tuần trước, Nga tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với NATO với việc dừng hoạt động của phái bộ ngoại giao tại NATO và đóng cửa phái bộ NATO tại Moscow từ tháng 11 tới. Động thái của Moscow dường như nhằm đáp trả việc NATO đã trục xuất 8 thành viên phái bộ Nga tại trụ sở ở Brussels (Bỉ) hồi đầu tháng 10, cáo buộc họ là “sĩ quan tình báo không khai báo”. Ngoài trục xuất 8 thành viên, NATO còn cắt giảm thêm 2 vị trí của phái bộ Nga, khiến quy mô của phái bộ Nga tại Brussels giảm từ 20 người xuống còn 10 người.
Hôm qua, khi được yêu cầu bình luận về tình trạng quan hệ tồi tệ giữa 2 bên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói: “Tôi sẽ không nói là tình hình đang rất tồi tệ. Để nó trở nên tồi tệ, ít nhất Nga chúng tôi cũng phải có mối quan hệ. Nga giờ đây không còn quan hệ với NATO”.
Cả hai bên từ lâu đã cáo buộc lẫn nhau về các động thái gây bất ổn. Quan hệ giữa Moscow và NATO bắt đầu xấu đi sau sự kiện năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Nga cũng bị cáo buộc hỗ trợ lực lượng đòi độc lập ở miền đông Ukraine, điều mà Moscow nhiều lần bác bỏ.
Bản thân thỏa thuận START mới đã tiến đến bờ vực của sự sụp đổ hồi đầu năm, nhưng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nhậm chức, ông và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã thống nhất việc 2 bên sẽ gia hạn thỏa thuận này.
Nga, Mỹ khởi động tham vấn chiến lược tại Geneva
Đại diện thường trực của Mỹ về Giải trừ quân bị Robert Wood cho biết Mỹ và Nga đã bắt đầu các cuộc tham vấn chiến lược song phương tại Geneva (Thụy Sĩ) trong ngày 5/10.
Đồng thời bày tỏ hy vọng về các cuộc thảo luận mang tính xây dựng về việc thực hiện Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Đại sứ giải trừ quân bị Mỹ Robert Wood phát biểu tại một hội nghị về giải trừ quân bị do LHQ bảo trợ tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một bài đăng trên Twitter, ông Wood nêu rõ: "Hôm nay, chúng tôi đã tiến hành phiên thảo luận tiếp theo của Ủy ban tham vấn song phương với Nga tại Geneva. (Chúng tôi) hy vọng có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng nhằm đảm bảo New START được thực hiện một cách hiệu quả và minh bạch".
Trước đó, ngày 30/9, Mỹ và Nga tuyên bố hai bên đã tiến hành cuộc thảo luận "chuyên sâu và thực chất" trong khuôn khổ Đối thoại Ổn định Chiến lược vòng 2 nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới này. Tham gia cuộc họp tại Geneva có Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và người đồng cấp Nga Sergei Ryabkov.
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, Bộ Ngoại giao hai nước cho biết phái đoàn hai nước đã nhất trí thành lập hai nhóm làm việc, trong đó một nhóm sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát vũ khí trong tương lai.
Theo Thứ trưởng Ryabkov, hai bên đã thảo luận về "toàn bộ các vấn đề" liên quan tới ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí". Các hãng thông tấn Nga dẫn lời ông cho rằng "bất chấp những khác biệt hiện có - và còn rất nhiều - vẫn có một mong muốn và thiện ý thúc đẩy hơn nữa tiến trình này".
New START là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ - hai quốc gia vốn nắm giữ hơn 90% lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới. Theo hiệp ước, kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước chỉ được giới hạn ở mức 700 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng. New START đã được thực thi từ năm 2011 và vào ngày 3/2 vừa qua, Mỹ và Nga đã nhất trí gia hạn 5 năm hiệp ước New START, đến ngày 5/2/2026.
Ngoại trưởng Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt mục tiêu thế giới phi hạt nhân hóa Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah hy vọng hoạt động kỷ niệm Ngày quốc tế Xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân (26/9) sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức của công chúng về tính khẩn cấp của việc phải đạt mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Malaysia, Saifuddin Abdullah. Ảnh: Getty Images Theo phóng viên...