Nga muốn một quốc gia châu Phi trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lập luận việc mở rộng cơ quan này sẽ đảm bảo “sự đại diện thích hợp cho đa số thế giới”.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tổ chức họp báo tại trụ sở Liên hợp quốc ở Thành phố New York tháng 7/2024. Ảnh: Getty Images
Trong một bài phỏng vấn với báo Nga Argumenty i Fakty, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) lẽ ra phải được mở rộng “từ lâu”, bao gồm các quốc gia châu Phi làm thành viên thường trực.
“Các quốc gia như Ấn Độ, Brazil và đại diện của châu Phi lẽ ra phải có mặt trong Hội đồng Bảo an trên cơ sở thường trực từ lâu rồi. Điều này là cần thiết để đảm bảo tính đại diện, sự đại diện cho đa số thế giới”, Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ.
Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, trong đó có năm nước Ủy viên thường trực, thường được gọi là Nhóm P5, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Còn lại là 10 nước thành viên không thường trực (gọi tắt là Nhóm E10) do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của Liên hợp quốc và không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm.
Thành lập vào năm 1945, Hội đồng Bảo an có thể thực thi các lệnh trừng phạt, cho phép hành động quân sự và chuyển các vụ án lên Tòa án Hình sự Quốc tế, với điều kiện là có sự đồng ý nhất trí của 5 thành viên thường trực.
Video đang HOT
Từ lâu, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đã vận động hành lang để trở thành các thành viên thường trực của hội đồng. Trong một tuyên bố được đưa ra trong Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng trước tại New York, ba quốc gia này đã bày tỏ “sự thất vọng với tình trạng trì trệ” của các cuộc đàm phán mở rộng.
Trong một tuyên bố đầu tháng 10, Brazil nhấn mạnh rằng việc bổ sung đại diện của các nước “Nam toàn cầu” là cần thiết để Hội đồng Bảo an phản ánh đúng lợi ích và tầm quan trọng của các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, quá trình này vẫn gặp phải nhiều thách thức về mặt chính trị và địa chính trị, khi danh sách các thành viên thường trực hiện tại vẫn khó thay đổi.
Brazil từ lâu đã là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Nam Mỹ và Nam Đại Tây Dương, đồng thời có vai trò lãnh đạo trong số các quốc gia Nam toàn cầu. Với tầm quan trọng về mặt chính trị, kinh tế và quân sự của mình, Brazil đang ngày càng khẳng định vai trò trên trường quốc tế.
Trong một tuyên bố năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông ủng hộ việc mở rộng cơ quan này để phục vụ tốt hơn cho lợi ích của Nam Bán cầu, đặc biệt là châu Phi.
“Chúng tôi ủng hộ việc trao cho các quốc gia châu Phi vị trí hợp pháp trong các đơn vị quyết định số phận của thế giới, bao gồm Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và G20, cũng như cải cách các thể chế tài chính và thương mại toàn cầu theo cách đáp ứng được lợi ích của họ”, Tổng thống Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở St. Petersburg vào năm 2023.
Nga, Trung Quốc nêu quan điểm tại HĐBA LHQ sau vụ Iran tấn công Israel
Nga và Trung Quốc hôm 14/4 kêu gọi kiềm chế sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đồng thời lưu ý trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) rằng Tehran đã tuyên bố ý định tránh leo thang thêm và họ coi vấn đề này đã "được giải quyết".
Một số hình ảnh về phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel tối hôm 13/4 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh cắt từ clip của UNTV/Reuters
Chiều 14/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel tối 13/4.
Phiên họp khẩn được thực hiện theo thư yêu cầu Israel gửi tới Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc ngày 13/4. Trong thư, Israel mô tả cuộc tấn công của Iran vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Cùng ngày, phái đoàn thường trực Iran tại Liên hợp quốc cũng gửi thư tới Chủ tịch Hội đồng Bảo an nêu rõ vụ tấn công Israel là cách Iran thực thi quyền tự vệ chính đáng, viện dẫn Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc.
Phát biểu tại phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đại diện của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cho biết Moskva ghi nhận các tín hiệu do Tehran đưa ra rằng họ không tìm cách leo thang quân sự hơn nữa chống lại Israel.
Ông Nebenzia kêu gọi phương Tây và Israel từ bỏ hành vi sử dụng vũ lực mang tính khiêu khích ở Trung Đông vì chúng chứa đầy những rủi ro và hậu quả cực kỳ nguy hiểm đối với toàn khu vực vốn đã mất ổn định do cuộc đối đầu giữa Israel và Palestine ngày càng gia tăng.
Về phần mình, phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Dai Bing lưu ý rằng: theo Iran, hành động quân sự của họ là để đáp trả hành động gây hấn của Israel nhằm vào các cơ sở ngoại giao của nước này (ở Syria) và vấn đề có thể được coi là đã kết thúc.
Ông Dai Binh nói: "Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan thể hiện sự bình tĩnh và kiềm chế tối đa, đồng thời giải quyết những khác biệt và tranh chấp phù hợp với mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như luật pháp quốc tế để ngăn chặn bất kỳ sự leo thang nào nữa".
Tối 13/4, Iran đã phóng hàng loạt máy bay không người lái có chất nổ và bắn tên lửa vào Israel nhằm trả đũa vụ tấn công phá huỷ toà nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran ở Syria hôm 1/4 làm 7 thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng.
Tới nay, Israel chưa xác nhận hay phủ nhận trách nhiệm về vụ tấn công phá huỷ toà nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran ở Syria hôm 1/4.
Trong một cuộc họp ngắn qua video ngày 14/4, người phát ngôn quân đội Israel, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari cho biết vào tối hôm trước, Iran đã bắt đầu tấn công Israel.
Theo người phát ngôn quân đội Israel, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari Iran đã phóng tổng cộng hơn 300 máy bay không người lái và tên lửa về phía Israel vào tối 13/4 và 99% số vũ khí này đã bị bắn hạ.
Ngoại trưởng Nga bình luận về triển vọng quan hệ Moskva-Washington sau bầu cử Mỹ Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết kết quả bầu cử sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ giữa Washington và Moskva. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại một cuộc họp ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đài phát thanh Sputnik, Ngoại trưởng Lavrov cho biết bất kể ai trong số hai người là Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Mỹ...