Nga muốn độc chiếm Bắc Cực?

Theo dõi VGT trên

Bắc Cực không chỉ giàu tài nguyên mà từ lâu đã được giới chuyên gia ví như nóc nhà thế giới.

1. Các sự kiện gần đây liên quan đến khu vực Vùng Cực.

Báo chí Nga đưa tin là nhà máy đóng tàu “Baltich” ngày 5/11 đã tiến hành lễ khởi công đóng con tàu phá băng băng nguyên tử thế hệ mới LK-60 thuộc dự án 22220 có công suất lớn nhất trên thế giới. Tàu này sẽ được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga vào năm 2017. Xin bổ sung thêm -cũng theo dự án này Nga sẽ đóng thêm 2 tàu tương tự và sẽ đưa vào trang bị trong các năm 2018- 2020.

Nga muốn độc chiếm Bắc Cực? - Hình 1

Mô hình tàu phá băng nguyên tử dự án 22220

Trước đó, ngày thứ hai 4/11, sau gần 30 năm gián đoạn, chiếc máy bay đầu tiên của Không quân vận tải quân sự Nga đã hạ cánh xuống sân bay “Temp” trên đảo Kotelnyy (Quần đảo Novaya Sibir Is- tên trên bản đồ tiếng Anh) trên khu vực Vùng cực. Đi trên chiếc máy bay nói trên là nhóm công tác đặc biệt của Bộ Quốc phòng Nga do Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga A.Bakhin dẫn đầu .

Cũng trên khu vực quần đảo án ngữ “Con đường Phương Bắc” này, chỉ trong vòng một tháng rưỡi, Bộ quốc phòng Nga đã hoàn tất một loạt các công việc quan trọng như thành lập Bộ tư lệnh sân bay “Temp” và triển khai các công việc khôi phục lại sân bay.

Đã vận chuyển đến đây 8.500 tấn hàng hóa, làm mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các tổ hợp nhà ở lắp ghép chuyên dụng, đang hoàn thiện hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống lọc nước v.v. Những công việc cuối cùng sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới.

Nga muốn độc chiếm Bắc Cực? - Hình 2

Nga triển khaixây dựng lại các căn cứ trên đảo Kotelnyy (thuộc Quần đảo Novaya Sibir Is). Ảnh của Bộ Quốc phòng Nga

Vào tháng 9 trước đó, các tàu của Hạm đội Biển Bắc được các tàu phá băng hộ tống đã vận chuyển đến đảo này một phân đội đặc biệt gồm 150 người, 40 phương tiện kỹ thuật và các trang thiết bị chuyên dụng để sửa chữa sân bay. Khi sân bay này được sửa chữa xong, nó có thể tiếp nhận các máy bay vận tải cỡ lớn như IL-76 và ” Antei” và có thể sử dụng quanh năm.

Như vậy số lượng quân nhân và phương tiện kỹ thuật bố trí ở đây có thể tăng lên nhiều lần và trong trường hợp cần thiết là hàng chục lần.

Tất cả các động thái trên của Nga gây sự chú ý cho dư luận quốc tế. Vậy đằng sau những động thái này là gì, xin làm rõ hơn một chút về vấn đề này.

2. Nga có gì ở Vùng Cực?

Nga muốn độc chiếm Bắc Cực? - Hình 3

Vùng bắc cực (hay còn gọi là Vùng cực) là khu vực xung quanh Bắc cực Trái Đất đến vĩ tuyến 663344 bắc bao gồm Bắc Băng Dương, một phần Canada, Greenland, Nga, Mỹ, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.

Cho đến thời điểm hiện tại , Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu Nga chưa đề cập đến khái niệm “chiến trường Vùng cực” (cũng có thể đã có nhưng đang giữ bí mật). Tuy nhiên, căn cứ vào các động thái mới đây như đã nói ở trên, sẽ sớm có khái niệm này.

Chính phủ Nga đã có Chương trình mục tiêu quốc gia “Phát triển kinh tế- xã hội khu vực Vùng cực của Liên bang Nga trong giai đoạn đến năm 2020″. Trong các văn kiện của Chương trình nêu trên có một nhận định rất đáng chú ý là: “tiềm năng xảy ra xung đột ở Vùng cực đang ngày càng tăng”.

Nguyên nhân rất đơn giản: băng trên Bắc Băng Dương đang tan với tốc độ chưa từng thấy và cùng với tiến trình đó sẽ sớm xuất hiện khả năng khai thác các nguồn năng lượng đang gần cạn kiệt trên trái đất. Theo các số liệu của Cơ quan địa chất Mỹ, Bắc Cực chiếm khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% lượng khí đốt của thế giới. Diện tích lãnh thổ của Nga tại khu vực này chiếm 1/4 toàn bộ lãnh thổ Nga.

Cũng trên khu vực này, Nga hiện đang tự cho mình có quyền sở hữu “Con đường Phương Bắc ” – con đường biển rất quan trọng trong tương lai đang được một số nước khác nhòm ngó (Trung Quốc là một trong số đó- xin đề cập đến vấn đề này ở một bài khác). Hiện chưa có bất kỳ một thỏa thuận hoặc một văn bản pháp lý quốc tế nào điều chỉnh vấn đề trên.

Chính vì vậy mà Nga phải khẩn cấp hoàn thiện cơ cấu, thành phần, công tác đảm bảo quân sự và vật chất kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang Nga tại Vùng cực, xây dựng cơ sở hạ tầng và các hệ thống trang thiết bị cho khu vực lãnh thổ nói trên nhằm đảm bảo triển khai các cụm quân tại khu vực để bảo vệ các lợi ích của Nga.

Nga muốn độc chiếm Bắc Cực? - Hình 4

Video đang HOT

Tàu Nga trên vùng biển Bắc cực

Bộ Phát triển các khu vực Nga mới đây vừa soạn thảo một nghị định của Chính phủ, trong đó liệt kê các các rủi ro quân sự đối với Nga trên hướng này, các rủi ro chủ yếu được xác đinh là: “không đủ hoặc hoàn toàn không có các phương tiện kỹ thuật để có thể tiến hành các hoạt động tác chiến trong các điều kiện Vùng cực; không có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết tiến hành các hoạt động tác chiến ở Vùng cực; không có các hệ thống có thể phản ứng tức thời trước các hành động xâm lược từ phía các quốc gia khác; khả năng các tàu nước ngoài có thể đi qua đường biên giới quốc gia Nga một cách không kiểm soát được”.

Các biện pháp đối phó với các nguy cơ trên được xác định là: “hoàn thiện các hệ thống và biện pháp kiểm soát không phận và tình hình trên biển; đảm bảo kiềm chế chiến lược và trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự – đánh trả các cuộc xâm lược và buộc đối phương phải chấm dứt các hành động quân sự trong các điều kiện có lợi cho lợi ích quốc gia của Nga”.

3. Mỹ đã và đang làm gì tại khu vực này?

Những bước chuẩn bị như vậy của Nga hoàn toàn không thừa. Trước sự hấp dẫn của nguồn tài nguyên tại Vùng cực, Mỹ cũng đã tuyên bố mình là “quốc gia hàng đầu trên các khu vực có vĩ độ cao của hành tinh” và thủ đô của Vùng cực được Mỹ xác định là Nauy,- một đồng minh NATO thân cận của Mỹ.

Và Mỹ không chỉ có các tuyên bố suông. Trước đó, tháng 1/2007 Tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh No 66 về an ninh quốc gia Mỹ. Trong sắc lệnh này có đoạn: “Mỹ có các lợi ích rộng rãi, cơ bản tại khu vực Vùng cực và Mỹ sẵn sàng hành động độc lập hoặc phối hợp với các quốc gia khác để đảm bảo an toàn cho các lợi ích đó.

Một nhóm trong số các lợi ích đó là: triển khai hệ thống lá chắn tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm; triển khai các hệ thống trên biển và trên không phục vụ vận chuyển chiến lược trên biển, kiềm chế chiến lược; tăng cường sự hiện diện trên các biển và tiến hành các chiến dịch đảm bảo an ninh biển cũng như đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực lãnh thổ này”.

Sắc lệnh này cũng quy định rõ nhiệm vụ: “Đảm bảo tính cơ động toàn cầu cho các tàu và máy bay kể cả dân sự và quân sự Mỹ trên toàn bộ khu vực Vùng cực…, cũng như đảm bảo khả năng cơ động toàn cầu cho lực lượng vũ trang Mỹ trên toàn thế giới. Điều đó sẽ đảm bảo các quyền chủ quyền của Mỹ đối với một loạt khu vực duyên hải rộng lớn cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ở đó”.

Đó là các văn bản. Còn thực lực thì hiện nay, chỉ riêng tại Alaska, Mỹ đã có 3 căn cứ lục quân và 3 căn cứ không quân, một số các căn cứ bảo vệ duyên hải với tổng quân số lên đến 24.000 người.

Trong khi đó thì tại khu vực khắc nghiệt này Nga hầu như không còn gì. Những gì đã được xây dựng dưới thời Xô Viết đã bị bán tống bán tháo, giải tán, bỏ hoang, xẻ thịt chia nhau, và bị đánh cắp hết.

Một số ví dụ cụ thể – số phận của Sư đoàn bộ binh cơ giới số 99 tại Chukotka, Tập đoàn quân phòng không độc lập số 10 (cơ quan Bộ Tư lệnh đóng tại Arkhangelsk) với 12 trung đoàn không quân tiêm kích, 7 trung đoàn và lữ đoàn tên lửa phòng không, 5 trung đoàn và lữ đoàn vô tuyến kỹ thuật).

Hiện nay, sau khi đã biến các sân bay cấp 1, các trận địa tên lửa, pháo phòng không, các thành phố quân sự, doanh trại, kho tàng và các trường bắn của các đơn vị nêu trên thành một đống đổ nát, người Nga mới nhận thức được rằng họ đã quá vội vàng. Ngay tại các địa điểm mà Nga cho rằng “khả năng xảy ra xung đột ngày càng tăng”, số các đồn biên phòng của Nga cũng chỉ đủ đếm trên 10 đầu ngón tay.

4. Nga đang làm gì?

Có lẽ giới lãnh đạo Nga cũng đã nhận thức được nguy cơ này từ lâu. Mấy năm trước đây, Nga tuyên bố sẽ thành lập 2 lữ đoàn vùng cực đặc biệt để bảo vệ các lợi ích của Nga ở khu vực này. Trên thực tế, một lữ đoàn đã được thành lập trên cơ sở lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập số 200 ở Pechenga (Bán đảo Kolski). Còn số phận của lữ đoàn thứ hai vẫn chưa ngã ngũ .

Cựu bộ trưởng quốc phòng A. Serdiukov đề nghị bố trí lữ đoàn vùng cực thứ 2 này tại Arkhangelsk. Nhưng các chuyên gia cảnh báo là nếu như vậy sẽ bỏ trống hoàn toàn khu vực Chukotka nằm ngay cạnh sườn nước Mỹ.

Hiện không rõ là các cuộc tranh luận trên đã đi đến đâu, cũng không biết là Nga sẽ lấy gì để bảo vệ Severodvinsk, Narian- Mar, Vorkuta, Salekhard, Norilsk, Tiski. Chỉ biết chắc chắn rằng đến thời điểm hiện tại, phía trên đường vòng cực Nga chỉ có duy nhất một lữ đoàn ở Pechenga như đã nói ở trên.

Ngoài việc đóng các tàu phá băng nguyên tử mới, Nga đang vội vàng khôi phục lại các sân bay quân sự đang bị bỏ hoang ở khu vực Vùng cực , trước hết là sân bay “Temp” trên đảo Kotelnyy thuộc quần đảo Novaya Sibir Is) nằm giữa các biển Laptep và Biển Đông Xibiri (East Siberian Sea) như đã đề cập ở trên.

Rất có thể, sân bay này sẽ trở thành sân bay chuyên tiếp cho các máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 và Tu-95MS,- chúng sẽ được tiếp dầu tại đây trước khi tuần tiễu tác chiến tới Mỹ.

Đồng thời với chuyến đi của tàu “Petr Veliki” vào Biển Laptep, vào tháng 8 và tháng 9 năm nay, tàu hải dương học “Gorizont” và tàu kéo MB-56 cũng của Hạm đội Biển Bắc đã tiến hành chuyến khảo sát quần đảo Zemlya Frantsa- Iosif ( phia bắc Biển Barents). Các nhà hải dương học quân sự đã nghiên cứu rất kỹ quần đảo này, đặc biệt là đảo Greem- Bell. Trong thời kỳ Xô Viết, trên đảo này đã có một sân bay (sân bay ở vĩ độ cao nhất) với 1 trung đoàn không quân tiêm kích.

Chuyến khảo sát trên của Hạm đội Biển Bắc cho thấy một điều là các máy bay tiêm kích Nga sẽ sớm xuất hiện trên quần đảo này. Hiện đã có thông tin cho rằng các máy bay Mig-31 sẽ được bố trí tại đây. Và lúc đó sẽ xuất hiện các khả năng đánh chặn các tên lửa có cánh mà đối phương tiềm năng có thể phóng vào lãnh thổ Nga từ khu vực Bắc Băng Dương.

5. Nhận định của các chuyên gia Nga

Lạc quan

Giám đốc Viện phân tích chính trị-quân sự Nga A.Sharavin cho rằng Các Lực lượng vũ trang Nga có đủ khả năng bảo vệ các lợi ích của Nga ở khu vực vòng cực, nếu như có ý chí chính trị của giới lãnh đạo Nga: Lực lượng vũ trang Nga đã tích lũy dược nhiều kinh nghiệm tiến hành các hoạt động tác chiến ở khu vực Vùng cực.

Trong thời Xô Viết, tại khu vực này đã từng có một cơ sở hạ tầng rất lớn nhưng sau đấy đã bị bỏ hoang. Việc khôi phục lại cơ sở hạ tầng cũng không đòi hỏi quá nhiều thời gian và tiền bạc.

A.Sharavin cũng cho rằng nếu xét từ góc độ vũ khí chiến lược thì khu vực này không giữ một vai trò gì quá quan trọng vì tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể được phóng từ bất kỳ một địa điểm nào trên hành tinh. Riêng đối với Lục quân thì cần phải có các trang bị đặc biệt, nhất là quần áo.

Cũng cần phải có các phương tiện dẫn đường và liên lạc đặc biệt vì cự ly quá xa và thường xuyên có bão từ. Ông nhận xét là hiện chưa có một quốc gia nào có tiềm lực triển khai quân đội ở khu vực Vùng cực như Nga. Vấn đề là ở chỗ giới lãnh đạo Nga có muốn triển khai hay không.

Bi quan

Trung tướng , cựu tư lệnh Tập đoàn quân binh chủng hợp thành V. Sobolev lại có một cách nhìn tiêu cực hơn về vấn đề này .

“Chúng ta (Nga) đã có kinh nghiệm hoạt động ở Vùng cực. Chỉ Liên Xô mới có Hạm đội Biển Bắc cực mạnh. Nhưng thời thế bây giờ đã khác. Nếu như trước kia Liên Xô có tới 255 tài ngầm nguyên tử, trong đó có 55 tàu ngầm chiến lược thì hiện nay Nga chỉ còn 12 chiếc và 8 trong số đó là đang hoạt động. Hải quân Nga hiện không đủ khả năng để bảo vệ các lợi ích của Nga ở Vùng cực.

Vũ khí tên lửa hầu như không còn, các tên lửa trực chiến hiện nay chủ yếu là các tên lửa cũ được tăng hạn sử dụng”.

Đề cập đến quan điểm của Bộ phát triển các khu vực cho rằng đến năm 2020, Nga cần phải chuẩn bị cho Quân đội khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến ở Vùng Cực, V.Sobolev cho rằng cần phải đẩy nhanh hơn tiến trình này.

Ông nhấn mạnh là để đạt được mục tiêu trên cần phải quay lại áp dụng nền kinh tế có kế hoạch và lập kế hoạch động viên lực lượng chứ không phải mua thuyền buồm du lịch và máy bay trực thăng cho bọn tài phiệt. Vùng cực là một khu vực cực kỳ giàu có.

Khi băng tan, tất cả các nước Phương Tây sẽ nhắm đến khu vực này. Nga có một nửa diện tích Vùng cực , vì thế cần phải có kế hoạch xây dựng Lực lượng vũ trang Nga, cần phải chi các khoản đầu tư cần thiết.

Nga không những không thể bảo vệ được các lợi ích của mình ở Vùng cực, mà còn có nguy cơ mất cả Vùng Viễn Đông và Xibiri.

Theo ông, Mỹ có 13 tàu sân bay, mỗi tàu có từ 90 đến 120 máy bay và Mỹ sẽ không gặp mấy khó khăn khi hiện thực hóa các tham vọng của mình ở khu vực này. Trong khi đó, tuy Nga có kinh nghiệm đã tích lũy được từ thời Xô Viết nhưng bây giờ, ngay việc vận chuyển hàng hóa đến Chukotka đã là cả một vấn đề. Thời Xô Viết, đã có thể vận chuyển hàng hóa đến tận Bắc cực.

Liên Xô cũng là nước đầu tiên chế tạo tàu phá băng nguyên tử, – vào thời điểm mà ngay đến Mỹ cũng còn chưa biết là liệu có đóng được loại tàu này hay không. Kinh nghiệm chinh phục Vùng cực cũng chỉ Liên Xô mới có.

“Vào thời điểm hiện nay, chúng ta không thể bảo vệ lợi ích quốc gia bằng con đường vũ trang. Nếu xảy ra một cuộc xung đột quy mô tương tự cuộc xung đột Nam Oxetia ( 2008) , chúng ta cũng không thể đánh trả.

Đấy là vào năm 2008, khi còn Tập đoàn quân số 58 và Tập đoàn quân này chưa chịu ảnh hưởng của các cuộc cải cách mà Serdiukov tiến hành. Sau cải cách, Lực lượng vũ trang hầu như không còn khả năng chiến đấu. Chúng ta không thể chống trả một cuộc xung đột quy mô nhỏ chứ chưa nói gì đến việc bảo vệ lợi ích ở Vùng Cực “(hết trích dẫn) .

Khó xác định được quan điểm của ai sát với thực tế hơn. Chỉ biết là người đưa ra quan điểm lạc quan là một nhân vật làm công tác nghiên cứu lý luận, còn người đưa ra quan điểm bi quan là cựu tư lệnh một Tập đoàn quân chắc chắn là có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Theo Báo Đất Việt

Vòi bạch tuộc của Trung Quốc vươn tới nơi Mỹ ít ngờ

Trung Quốc vừa rót 1 tỷ USD đầu tư vào các quốc đảo Thái Bình Dương, tăng cường đầu tư Mỹ Latinh, châu Phi. Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ngày càng được Trung Quốc đẩy mạnh.

Lời chào 1 tỷ USD đến các quốc đảo Thái Bình Dương

Ngày 8/11, Trung Quốc cho biết nước này sẽ cung cấp một khoản vay ưu đãi lên tới 1 tỷ USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương để hỗ trợ các dự án xây dựng lớn.

Tuyên bố trên được Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đưa ra trong bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Hợp tác và Phát triển Kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương tổ chức tại Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Các đại diện từ Micronesia, Samoa, Papua New Guinea, Vanuatu, Đảo Cook, Tonga, Niue và Fiji đã tới dự diễn đàn.

Phó Thủ tướng Uông Dương cũng công bố một loạt biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội tại các quốc đảo Thái Bình Dương, bao gồm cung cấp một khoản vay đặc biệt trị giá 1 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp 2.000 học bổng trong vòng 4 năm tới để giúp các quốc đảo này đào tạo nhân tài, xây dựng các cơ sở y tế, đồng thời gửi các chuyên gia, thuốc men và thiết bị y tế tới các nước này.

Trung Quốc đang giành đất diễn của Mỹ ở sân sau

Trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một cường quốc nguồn tài trợ vốn phát triển mới. Với khả năng cho vay các khoản tiền lớn và dài hạn, Trung Quốc đã trở thành một nước "chịu chơi" quan trọng và mới mẻ trong lĩnh vực này.

Ngân hàng phát triển Trung Quốc đã thay thế Ngân hàng thế giới trở thành ngân hàng phát triển lớn nhất thế giới, cho vay nhiều tỷ USD ở khắp để phục vụ cho những lợi ích của Trung Quốc. Liên tiếp các khoản đầu tư được rót vào Mỹ Latinh khiến thế giới ngỡ ngàng khi cường quốc này đang làm thay phần việc của Mỹ tại những nơi thậm chí được coi là sân sau của cường quốc số một thế giới.

Trung Quốc hiện đang nắm giữ 19% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Brazil trong khi con số này vào năm 2001 mới chỉ là 2,8%. Tương tự, hiện Trung Quốc đang chiếm gần 20% tổng kim ngạch ngoại thương của Chile trong khi cách đây 1 thập kỷ con số này mới là 5,6%. Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận tự do thương mại với cả Chile và Peru để các thị trường này mở cửa với các sản phẩm của Trung Quốc.

Đến năm 2014, Trung Quốc sẽ vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trỏ thành đối tác thương mại lớn thứ hai của khu vực Mỹ La tinh sau Mỹ. Mặc dù vẫn còn lâu nữa Trung Quốc mới thay thế Mỹ thành đối tác thương mại lớn nhất của khu vực này nhưng điều đó không phải là không thể.

Gần đây nhất, Trung Quốc đã kí một thỏa thuận thương mại trị giá tương đương 30 tỷ USD với Brazil sử dụng đồng tiền của hai quốc gia. Giới phân tích cho rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tuy không thay thế đồng USD hay euro nhưng đang trở thành một ngoại tệ quan trọng được đảm bảo bằng một khối lượng hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên khổng lồ.

Không chỉ dừng ở các hoạt động thương mại, Trung Quốc còn trở nên gần gũi với Mỹ Latinh qua các hợp đồng hợp tác quân sự. Vũ khí của Trung Quốc đang trở nên hấp dẫn bởi tính phổ biến, tiện dụng, giá rẻ, hợp với những nhu cầu của các quốc gia khu vực này. Tiêu chí của Trung Quốc cũng hoàn toàn đối lập với Mỹ khi vũ khí của Mỹ tuy hiện đại nhưng giá đắt, và mỗi hợp đồng vũ khí luôn đi kèm với những ràng buộc địa chính trị.

Ngoài ra, Mỹ Latinh còn trở thành một nguồn cung nguyên liệu thô mang tính chủ chốt với nền kinh tế được cho ngốn nguyên liệu nhất thế giới.

Trung Quốc nắm giữ cổ phần đối với các mỏ dầu ở Ecuador và là nhà đầu tư chính cho các dự án khai thác đồng ở Peru. Theo một số báo cáo, Trung Quốc đã đóng góp khoảng trên 11 tỷ USD trong tổng số 41 tỷ USD được đầu tư cho năng lượng và khoáng sản của Peru. Trung Quốc cũng cho Venezuela vay 40 tỷ USD để đối lấy dầu mỏ phục vụ cho nền kinh tế nước này.

Theo cuốn sách "Siêu ngân hàng của Trung Quốc" của 2 tác giả Michael Forsythe và Henry Sanderson, chính sách chi tiền phóng khoáng của Trung Quốc để đổi lấy nguyên liệu thô đã đem đến một khái niệm hoàn toàn mới là "khi quy mô đủ lớn thì sẽ không sợ đổ vỡ".

Song song với châu Mỹ Latinh, Trung Quốc cũng trở thành nhà đầu tư số một tại châu Phi.

Mỹ đang đuối sức trong cuộc chạy đua ảnh hưởng?

Một thực tế cho thấy, nước Mỹ đang ngày càng đuối sức trong cuộc chạy đua ảnh hưởng với Trung Quốc ở các khu vực mà trước đây Mỹ ít dành quan tâm. Tại châu Phi, kim ngạch đầu tư thương mại của Trung Quốc đã vượt Mỹ nhiều lần.

Tại ASEAN, chỉ khi chiến lược xoay trục châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Obama được thực hiện, Mỹ mới có cái nhìn đúng đắn về giá trị địa chính trị hay giao thông, thương mại của khu vực này. Trong khi đó, Trung Quốc đã có những mối quan hệ rất thân thiết với một số quốc gia như Campuchia, Myanmar, Malaysia...

Vòi bạch tuộc của Trung Quốc vươn tới nơi Mỹ ít ngờ - Hình 1

Ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện nhận kỷ vật của Thị trưởng thành phố San Jose, Costa Rica. Ảnh: Reuters

Tất cả những điều trên cho thấy sức mạnh từ "cái ví dày" của Trung Quốc mà Hoa Kỳ đang tỏ ra không có khả năng theo kịp. Bản thân chiến lược chuyển trục châu Á của Mỹ cũng vấp phải rất nhiều khó khăn, mà chủ yếu từ sự cắt giảm chi tiêu ngân sách.

Ngoài ra, những chính sách của Mỹ ở Trung Đông đang khơi dậy những làn sóng phản đối, "chán ghét nước Mỹ" sâu sắc. Và khi đó, Trung Quốc nhanh chóng trở thành một nhà hảo tâm.

Tuy nhiên, có thể nước Mỹ đang thua thiệt tại các thị trường mới, tuy nhiên, hệ thống đồng minh của Mỹ vẫn trải dài khắp thế giới và mỗi quốc gia đều có tiềm lực về kinh tế, quân sự. Đồng Nhân dân tệ đang ngày càng mạnh lên, nhưng đồng USD vẫn đang giữ vị trí số một và đồng Euro có những ảnh hưởng nhất định và không thể thay thế.

Đồng thời, chính quyền Mỹ đủ kinh nghiệm và thông thái để bảo vệ những đồng minh. Và cụm từ "đồng minh nước Mỹ" vẫn đủ uy tín nếu cường quốc này muốn tạo dựng những mối quan hệ mới.

Theo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
22:09:31 20/12/2024
Bitcoin rơi tự do vì tuyên bố của FedBitcoin rơi tự do vì tuyên bố của Fed
06:44:11 20/12/2024
Du học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chứcDu học sinh được khuyến cáo quay lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
04:29:12 21/12/2024
Hãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/nămHãng hàng không Mỹ tung gói 'buffet bay không giới hạn' với giá chỉ 299 USD/năm
15:16:34 20/12/2024
Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới UkraineCác nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine
10:27:10 20/12/2024
Sôi động cuộc đua 'lấy lòng' ông TrumpSôi động cuộc đua 'lấy lòng' ông Trump
19:21:29 19/12/2024
2 phi công có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép, chuyến bay bị trễ 3 tiếng2 phi công có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép, chuyến bay bị trễ 3 tiếng
22:28:22 19/12/2024

Tin đang nóng

Kiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan ĐạtKiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan Đạt
06:23:13 21/12/2024
Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?
07:45:44 21/12/2024
Cô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hìnhCô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hình
06:01:03 21/12/2024
Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!
06:31:19 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận raSao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận ra
07:46:31 21/12/2024
Cuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồngCuối năm vác bụng bầu đi đánh ghen, tôi thất vọng bỏ về sau câu nói của bố chồng
07:59:58 21/12/2024
1 nàng dâu hào môn nổi tiếng bất ngờ công bố có con gái sau 2 năm giấu kín1 nàng dâu hào môn nổi tiếng bất ngờ công bố có con gái sau 2 năm giấu kín
06:26:48 21/12/2024
Sao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big BangSao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big Bang
08:16:14 21/12/2024

Tin mới nhất

EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"

09:50:14 21/12/2024
Liên minh châu Âu (EU) được cho là đã xóa câu thần chú của mình về cuộc xung đột ở Ukraine, thay thế cụm từ Ukraine phải thắng bằng Nga không được thắng thế .
Nga tung 70.000 quân giao chiến dữ dội, quyết đánh sập pháo đài Ukraine

Nga tung 70.000 quân giao chiến dữ dội, quyết đánh sập pháo đài Ukraine

08:53:05 21/12/2024
Lực lượng Ukraine đang phải vật lộn để đối phó với các cuộc tấn công của Nga xung quanh thành phố chiến lược Pokrovsk ở mặt trận phía đông.
Bước đi tiếp theo của Nga ở Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ

Bước đi tiếp theo của Nga ở Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ

08:22:14 21/12/2024
Ông Wu nhận định, các báo cáo trên truyền thông rằng các cuộc đàm phán Nga - Syria đang diễn ra cho thấy cả hai bên đều sẵn sàng tìm được tiếng nói chung.
Tổng thống Biden sắp công bố gói viện trợ cuối cùng cho Ukraine

Tổng thống Biden sắp công bố gói viện trợ cuối cùng cho Ukraine

08:06:05 21/12/2024
Trong vài ngày tới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố gói viện trợ cuối cùng trong khuôn khổ Sáng kiến Trợ giúp An ninh Ukraine (USAI) nhằm sử dụng hết số tiền còn lại để mua vũ khí cho Ukraine.
Nga tung quân vây hãm đối thủ ở Donetsk, nhiều binh sĩ Ukraine đào ngũ

Nga tung quân vây hãm đối thủ ở Donetsk, nhiều binh sĩ Ukraine đào ngũ

07:34:06 21/12/2024
Mặt trận Donetsk nóng rực khi quân đội Nga tiếp tục giành thêm lãnh thổ. Một quan chức thân Moscow nói rằng có tình trạng binh sĩ Ukraine đào ngũ hàng loạt ở Kurakhove.
DeepState: Có nhóm lính Ukraine kẹt trong vòng vây khi Uspenovka thất thủ

DeepState: Có nhóm lính Ukraine kẹt trong vòng vây khi Uspenovka thất thủ

07:25:13 21/12/2024
Quân đội Nga đã chiếm Trudovoye và hoàn thành việc kiểm soát phần cuối cùng của túi Uspenovka. Không phải tất cả binh sĩ Ukraine đều có thể thoát khỏi vòng vây, kênh DeepState xác nhận.
Ảnh chụp vô tình từ Google Maps lật tẩy tội ác động trời của người đàn ông

Ảnh chụp vô tình từ Google Maps lật tẩy tội ác động trời của người đàn ông

07:21:11 21/12/2024
Một vụ án mạng bí ẩn về mối tình tay ba vô tình được Google Street View chụp lại trên một con phố ở Tây Ban Nha. Hình ảnh cho thấy người đàn ông đang nhét túi đựng thi thể người phía sau xe.
Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam

Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam

07:18:49 21/12/2024
Đại sứ Pháp Olivier Brochet cho biết Pháp sẵn sàng hỗ trợ cho Việt Nam về mặt công nghệ nếu 2 nước hợp tác quân sự và quốc phòng với nhau.
Dự đoán cuộc đối đầu giữa tên lửa Oreshnik từ Nga với THAAD của Mỹ

Dự đoán cuộc đối đầu giữa tên lửa Oreshnik từ Nga với THAAD của Mỹ

07:16:07 21/12/2024
Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có lối thoát, nhiều người lo ngại về giai đoạn mới của cuộc chiến với sự xuất hiện của các vũ khí công nghệ cao.
Thủ tướng Slovakia: Ukraine đang thua trong cuộc xung đột

Thủ tướng Slovakia: Ukraine đang thua trong cuộc xung đột

07:04:04 21/12/2024
Thủ tướng Slovakia Robert Fico nói rằng, Tổng thống Volodymyr Zelensky bác bỏ mọi khả năng ngừng bắn ở Ukraine dù thực tế là Kiev đang thua trong cuộc xung đột.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ ra tối hậu thư cho EU

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ ra tối hậu thư cho EU

07:01:15 21/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 20/12 lên tiếng cảnh báo các nước EU phải giảm thâm hụt thương mại thông qua việc mua dầu khí của Washington hoặc đối mặt với đòn áp thuế quy mô lớn.
Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ lập kỷ lục Guinness về số lượng quốc gia điểm đến

Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ lập kỷ lục Guinness về số lượng quốc gia điểm đến

06:16:56 21/12/2024
Theo công bố của GWR ngày 19/12, từ tháng 9/2023 đến tháng 9/2024, Turkish Airlines đã khai thác các chuyến bay đến 120 quốc gia, qua đó giành được danh hiệu hãng hàng không phục vụ đường bay đến nhiều quốc gia nhất.

Có thể bạn quan tâm

Con nghiện "thủ" súng trong nhà

Con nghiện "thủ" súng trong nhà

Pháp luật

09:52:21 21/12/2024
Ngày 20/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Quang Trung (SN 1990, trú tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Tết đặt vé đi du lịch vì cảm giác cô đơn khi về nhà

Tết đặt vé đi du lịch vì cảm giác cô đơn khi về nhà

Góc tâm tình

09:23:04 21/12/2024
Bố mẹ mất sớm, gia đình còn lại 3 anh em tôi, nhưng các anh chị đều đã có gia đình, Tết về nhà tôi lại cảm thấy cô đơn, nhớ bố mẹ nhiều hơn.
Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"

Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"

Sao việt

09:10:44 21/12/2024
Tối 20/12, Phương Lan đã đăng đàn lên tiếng về drama ly hôn của mình khiến sự chú ý của cư dân mạng liền đổ dồn về Phan Đạt.
Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh

Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh

Hậu trường phim

08:13:38 21/12/2024
Triệu Lệ Dĩnh gây bất ngờ với ngoại hình hoàn toàn khác lạ trong bộ phim mới hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh, khiến nhiều người khó mà nhận ra.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Tin nổi bật

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.
Đồng cỏ năng xanh mướt ở Quảng Nam nhìn từ trên cao

Đồng cỏ năng xanh mướt ở Quảng Nam nhìn từ trên cao

Du lịch

07:54:48 21/12/2024
Cánh đồng cỏ năng tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trải rộng với sắc xanh tươi mát, thu hút du khách và những người yêu thích nhiếp ảnh tìm đến khám phá.
Mỹ nhân Gen Z lộ thời điểm mang thai, sinh con bí mật với thiếu gia: Các "conan internet" đã soi thì ít có sai!

Mỹ nhân Gen Z lộ thời điểm mang thai, sinh con bí mật với thiếu gia: Các "conan internet" đã soi thì ít có sai!

Netizen

07:48:52 21/12/2024
Mới đây, cộng đồng mạng dành nhiều sự quan tâm khi Huyền 204 (Lê Thị Khánh Huyền, SN 2004) và ông xã Duy Nhỏ (Nguyễn Phạm Anh Duy, sinh năm 1998) đã chính thức công khai con gái đầu lòng sau 2 năm giấu kín.
Không thời gian - Tập 16: Đại bất ngờ đến nhà đồng đội cũ của bố

Không thời gian - Tập 16: Đại bất ngờ đến nhà đồng đội cũ của bố

Phim việt

07:42:42 21/12/2024
Đại tranh thủ đi thăm đồng đội của bố gần đơn vị. Đại đến tìm nhà bà Hồi thì vô tình gặp Tâm ở đó, và con gái thứ hai của bà Hồi cũng là cấp dưới của Đại.
Nhóm nhạc từ gameshow chưa gây ấn tượng

Nhóm nhạc từ gameshow chưa gây ấn tượng

Nhạc việt

07:29:41 21/12/2024
Nhiều nhóm nhạc được thành lập sau khi kết thúc gameshow nhằm tận dụng độ hot sẵn có từ chương trình để tăng hiệu ứng tương tác với khán giả.