Nga lập đội 103 tàu chở dầu để lách lệnh trừng phạt, Tổng thống Ukraine nói về áp trần giá dầu Nga
Tờ Financial Times đưa tin rằng Nga đã tập hợp một đội tàu để tránh các lệnh trừng phạt dầu mỏ của phương Tây.
Tàu chở dầu Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty Images
Theo nguồn tin này ngày 3/12, Nga đã âm thầm tập hợp 103 tàu chở dầu lâu năm.
Công ty tư vấn năng lượng Rystad cho biết, Nga đã nắm quyền kiểm soát số tàu chở dầu này kể từ đầu năm 2022 bằng cách mua một số tàu và sử dụng lại một số tàu từng vận chuyển dầu đến, đi từ Iran hoặc Venezuela.
Vào ngày 2/12, Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cuối cùng đã đồng ý áp trần giá dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng. Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần tranh luận giữa các quốc gia. Các nước như Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic cho rằng mức trần đề xuất là quá cao. Trong khi đó, một số quốc gia có biển như Hy Lạp muốn mức trần được đặt ở mức khoảng 70 USD/thùng.
Các công ty phương Tây sẽ bị cấm bảo hiểm hoặc cấp tài chính cho các tàu chở dầu thô Nga trừ khi dầu được bán với giá dưới 60 USD/thùng theo quy định mới.
Hồi tháng 10, Giám đốc Ngân hàng VTB, Andrey Kostin, cho biết rằng Nga đã phải chi ít nhất 16,2 tỷ USD để mở rộng đội tàu chở dầu. Các nhà phân tích phương Tây giải thích tuyên bố này có nghĩa là Nga đang đầu tư vào các tàu chở dầu thô rất lớn (VLCC), tàu chở dầu Suezmax và tàu chở dầu Aframax. Mỗi tàu VLCC có thể chứa tới 2 triệu thùng dầu thô, tàu chở dầu Suezmax có thể chở tới 1 triệu thùng, còn tàu chở dầu Aframax chứa tới 700.000 thùng.
Video đang HOT
Theo Financial Times, các nhà quan sát quốc tế đã nhận xét rằng Nga có thể sẽ sử dụng đội tàu trên để bán khối lượng năng lượng ngày càng tăng cho các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vốn không chịu lệnh trừng phạt của EU hoặc Mỹ.
Sau khi EU và G7 áp giá trần dầu Nga, ngày 3/12, Điện Kremlin cho biết Nga sẽ không chấp nhận mức giá trần này. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ Nga sẽ phân tích tình hình và sau đó Nga sẽ cho biết phản ứng của mình.
Nga cũng khẳng định sẽ tiếp tục tìm được khách hàng mua dầu mỏ của nước này và cho rằng việc các chính phủ phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ Nga là động thái nguy hiểm.
Trong bài đăng trên Telegram, Đại sứ quán Nga tại Mỹ chỉ trích động thái trên là định hình lại các nguyên tắc thị trường tự do, đồng thời khẳng định thế giới vẫn có nhu cầu đối với dầu mỏ Nga bất chấp những biện pháp trên. Bài đăng nhấn mạnh những biện pháp như vậy sẽ không tránh khỏi dẫn tới những hậu quả làm gia tăng bất ổn và khiến khách hàng phải trả chi phí cao hơn.
Trong khi đó, ngày 2/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết mức giá trần 60 USD đối với dầu Nga là không đáng kể và sẽ ít có tác dụng. Ông cho rằng áp đặt giá trần dầu Nga ở mức này sẽ làm ngân sách Nga tăng thêm 100 tỷ USD mỗi năm. Trước đó, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak cho hay mức trần dầu Nga nên là 30 USD/thùng.
Simone Tagliapietra, chuyên gia về năng lượng từ viện nghiên cứu Bruegel, trụ sở tại Brussels, Bỉ cũng cho rằng con số 60 USD, ở điều kiện thị trường hiện tại, sẽ không gây hại cho Nga mà nó chủ yếu chỉ đáp ứng mong muốn của Mỹ là ngăn giá dầu tiếp tục tăng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố trên tài khoản mạng xã hội: “Liên minh châu Âu đang đưa ra mức trần đối với giá dầu. Tuy nhiên, đã đến lúc EU nhận ra rằng điều này và các biện pháp tương tự gây tổn hại nhiều nhất cho nền kinh tế châu Âu”.
Trước giờ phê duyệt, EU nới lỏng kế hoạch áp trần giá dầu Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã nới lỏng kế hoạch áp giá trần dầu mỏ Nga khi họ lùi thời gian thực hiện đầy đủ lệnh trừng phạt và giảm nhẹ các điều khoản vận chuyển quan trọng.
Trạm bơm tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông Izhevsk, LB Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo Bloomberg ngày 23/11, EU đã đề xuất khoảng thời gian chuyển tiếp 45 ngày trước khi áp dụng giá trần dầu Nga. Khoảng thời gian này sẽ áp dụng cho dầu được chất lên tàu trước ngày 5/12 (ngày các biện pháp trừng phạt dầu Nga bắt đầu có hiệu lực) và được dỡ hàng trước ngày 19/1/2023, phù hợp với một điều khoản mà Mỹ và Anh đã công bố trước đó.
Các đại sứ EU có kế hoạch họp ngày 23/11 (giờ địa phương) để thông qua biện pháp áp giá trần dầu Nga. Các nhà ngoại giao dự kiến cũng thảo luận về mức giá trần tại cuộc họp. Nếu họ ủng hộ đề xuất này, EU và Nhóm G7 có thể công bố trần giá sớm nhất vào tối cùng ngày.
Biện pháp này sẽ cấm các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cần thiết như bảo hiểm, môi giới và hỗ trợ tài chính để vận chuyển dầu Nga đến bất kỳ đâu trên thế giới trừ khi dầu được bán dưới giá đã thống nhất.
Mỹ đã thúc giục các đồng minh của mình ở châu Âu điều chỉnh một gói trừng phạt dầu mỏ Nga mà EU ban đầu đã thông qua vào tháng 6. Mỹ muốn bổ sung biện pháp áp trần giá nhằm hai mục tiêu: giữ dầu Nga tiếp tục lưu thông trên thị trường để tránh giá tăng đột biến, đồng thời hạn chế nguồn thu của Nga từ dầu.
Theo một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ, mức trần này sẽ được thiết lập dựa trên dữ liệu giá dầu trước đây của Nga và tình trạng hiện tại của thị trường. Quan chức này cho biết trần giá có thể được xem xét lại thường xuyên vài tháng một lần nhưng dự kiến vẫn cao hơn giá sản xuất.
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành hướng dẫn ngành cập nhật ngày 22/11 trước khi EU đưa ra quyết định. Quan chức này cho biết mục tiêu là để các bên dễ thực hiện hướng dẫn sao cho dầu Nga có thể tiếp tục chảy ra thị trường.
Thị trường dầu mỏ đang theo dõi chặt chẽ tác động tiềm ẩn của các biện pháp trừng phạt dầu Nga và xem biện pháp có thể giảm doanh thu của Nga tới đâu.
Các đồng minh trước đây đã thảo luận về thiết lập mức trần giá trong khoảng từ 40 đến 60 USD/thùng nhưng những người quen thuộc với các cuộc thảo luận gần đây cho biết giá trần có thể sẽ cao hơn một chút.
Dự thảo trừng phạt cũng nới lỏng một điều khoản trước đó. Điều khoản này sẽ cấm vô thời hạn tiếp cận các dịch vụ của châu Âu đối với tàu nào đã mua dầu Nga trên ngưỡng giá trần.
Theo điều khoản sửa đổi, các tàu vi phạm chỉ bị cấm tiếp cận dịch vụ trong 90 ngày sau ngày dỡ số dầu đã mua trên mức giá trần.
EU cũng đang đề xuất khoảng thời gian chuyển tiếp 90 ngày trước khi áp dụng thay đổi mức trần giá.
Hầu hết các quốc gia G7 và EU có kế hoạch ngừng nhập khẩu dầu thô Nga trong năm nay. Các quy định trừng phạt các sản phẩm dầu mỏ tinh chế sẽ có hiệu lực vào tháng 2/2023.
Áp giá trần dầu khí Nga có 'khai tử' thị trường năng lượng tự do? Áp giá trần dầu khí Nga là vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Liên minh châu Âu (EU) đang áp trần giá khí đốt, còn nhóm G7 đang cố gắng áp trần giá dầu Nga. Cơ sở khai thác dầu ở Izhevsk, gần Ural (Nga). Ảnh: REUTERS/TTXVN Theo trang oilprice.com, cả động thái của EU và Nhóm các nền công nghiệp...