Nga ký thỏa thuận sản xuất vaccine Sputnik-V tại Italy
Ngày 9/3, Phòng Thương mại Italy – Nga thông báo Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã ký thỏa thuận với công ty dược phẩm Adienne có trụ sở tại Thụy Sĩ về việc sản xuất tại Italy vaccine Sputnik V phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Nga.
Vaccine Sputnik V được sản xuất tại Strelna, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu được nhà chức trách Italy thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên vaccine Sputnik V của Nga được sản xuất tại châu Âu.
Trong thông báo công bố ngày 8/3, Phòng Thương mại Italy – Nga cho biết việc ký thỏa thuận đã mở đường cho việc thành lập cơ sở sản xuất vaccine Sputnik V đầu tiên tại châu Âu, với kế hoạch khởi động sản xuất vaccine tại Italy vào tháng 6. Cơ quan này hy vọng sẽ xuất xưởng 10 triệu liều vaccine Sputnik V vào cuối năm nay.
Người đứng đầu phòng thương mại Vincenzo Trani đánh giá sự kiện này đánh dấu thỏa thuận đầu tiên của châu Âu sản xuất vaccine Sputnik V của Nga và có thể coi đây là một “sự kiện lịch sử, chứng minh cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước”.
Trước đó một ngày, trên kênh truyền hình RAI 3 của Italy, Giám đốc điều hành RDIF Kirill Dmitriev cho biết nhiều vùng ở Italy quan tâm đến việc sản xuất vaccine Sputnik V và RDIF đã đạt thỏa thuận với công ty Adienne để sản xuất chế phẩm này tại Italy. Ông nhấn mạnh thỏa thuận này sẽ giúp tạo việc làm tại Italy và nước này có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm. Theo ông, vaccine Sputnik V không những có thể cứu sống nhiều người ở Italy mà còn có thể được xuất khẩu.
Video đang HOT
Hiện hãng dược phẩm Adienne chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
Giới quan sát nhận định đây là bằng chứng mới nhất cho thấy một số nước thành viên EU không muốn chờ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép sử dụng cho Sputnik V, vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới vào tháng 8/2020. Các kết quả thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn cho thấy vaccine này đạt hiệu quả phòng bệnh tới 91,4%. Kết quả thử nghiệm sau đó cũng đã được tạp chí khoa học The Lancet đăng tải, càng củng cố uy tín cho vaccine do Nga phát triển.
Hiện 3 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) là Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã cấp phép sử dụng chế phẩm này.
* Cùng ngày, Chính phủ liên bang Ấn Độ đã phủ nhận tình trạng thiếu hụt vaccine ngừa COVID-19 ở một bang Tây Bắc nước này, cho biết sẽ phân phối vaccine đến khắp cả nước dựa trên nhu cầu và mức thiêu thụ.
Tới nay, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã cung cấp 23 triệu liều để chủng ngừa cho khoảng 17 triệu người. Tốc độ tiêm chủng đã tăng lên đáng kể trong tuần trước sau thời gian ban đầu diễn ra chậm chạp và nhiều người dân còn hoài nghi về hiệu quả tiêm chủng.
Khi nhu cầu tiêm chủng tăng lên, trong tuần này, Rajasthan đã trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ công khai tìm kiếm bổ sung khẩn cấp kho vaccine ngừa COVID-19 của mình. Tuy nhiên, Bộ Y tế liên bang khẳng định không có tình trạng thiếu hụt vaccine ở bang Rajasthan hay mọi khu vực khác trên cả nước.
Theo bộ này, tính tới tối 8/3, bang Rajasthan với khoảng 70 triệu dân vẫn còn 1,4 triệu liều. Hiện chính quyền trung ương vẫn đang thường xuyên theo dõi nguồn cung vaccine tại tất cả các bang và lãnh thổ liên bang, cũng như sẽ cung cấp các liều vaccine theo yêu cầu và mức tiêu thụ.
Ấn Độ đã đặt mục tiêu chủng ngừa cho 300 triệu dân trong tổng số 1,35 tỷ dân vào tháng 8 tới. Nước này đã triển khai chiến dịch tiêm chủng từ hồi giữa tháng 1 với vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và vaccine do công ty dược phẩm trong nước Bharat sản xuất.
Vaccine Sputnik V của Nga ngăn ngừa hiệu quả biến thể mới virus SARS-CoV-2 tại Anh
Giới chức y tế Anh tuần trước thông báo đã phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) tại châu Âu. Biến thể này có khả năng lây nhiễm nhanh hơn phiên bản gốc tới 70%.
Sản xuất vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 tại công ty công nghệ sinh học BIOCAD ở Strelna, Nga ngày 4/12. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn lời người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) - ông Kirill Dmitriev, đài Sputnik đưa tin vaccine Sputnik V mà Nga đăng ký cấp phép sử dụng hồi tháng 8 có hiệu quả trong việc phòng ngừa biến thể virus mới tại Anh.
"Theo những gì chúng tôi ghi nhận, chúng tôi xác nhận Sputnik V có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa virus biến thể mới được tìm thấy tại châu Âu. Loại vaccine này có hiệu quả chống lại virus biến thể mới như chống lại các chủng hiện có và Sputnik V đã được chứng minh là có hiệu quả trong một số trường hợp, bất chấp các đột biến", ông Dmitriev trả lời Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc điện thoại video.
Sputnik V, một sản phẩm kết hợp giữa Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya và RDIF, đã trở thành vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới đăng ký sử dụng. Theo các nhà phát triển, trong quá trình thử nghiệm, loại vaccine này đã chứng minh hiệu quả hơn 90% đối với virus SARS-CoV-2.
Ngày 14/12, Bộ Y tế Công cộng Anh thông báo một chủng virus biến thể COVID-19 mới được xác định ở Vương quốc Anh với tỷ lệ lây nhiễm nhanh hơn 70%. Tuy nhiên, các nhà khoa học xác định chủng virus mới này không nguy hiểm hơn so với chủng thông thường. Giới chức y tế nước này cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy các loại vaccine hiện hành không hiệu quả trong việc phòng ngừa virus.
Các nhà chức trách Anh trước đó đã bật đèn xanh cho việc sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer-BioNTech. Giới truyền thông cũng đưa tin vaccine AstraZeneca của Đại học Oxford dự kiến được cơ quan quản lý y tế phê duyệt trong những tuần tới.
Ngày 19/12, Chính phủ Anh đã áp dụng lệnh hạn chế xã hội cấp độ 4 - cấp độ cao nhất tương đương với phong tỏa - đối với một số địa phương, sau khi có thông tin chính thức hơn một nửa số bệnh nhân COVID-19 đã bị nhiễm một biến thể mới của SARS-CoV-2. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cảnh báo biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã vượt "ngoài tầm kiểm soát" và khuyến cáo người dân cần phải hành động như thể họ đã bị nhiễm virus rồi, đặc biệt là tại những khu vực đang được áp dụng lệnh hạn chế xã hội cấp độ 4.
Pháp, Đức, Bỉ và một số quốc gia châu Âu khác hiện đã cấm du khách đến Anh để ngăn chặn sự lây lan của chủng virus mới.
Cố vấn đặc trách COVID-19 Nhà Trắng đánh giá cao vaccine Sputnik V của Nga Cố vấn Nhà Trắng chuyên về COVID-19, Giám đốc Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia MỸ Anthony Fauci ngày 6/3 cho rằng vaccine Sputnik V của Nga "khá tốt". Vaccine phòng COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN "Những dữ liệu mà tôi tiếp cận được về Sputnik V là ổn. Tôi không có nhiều thông tin về...