Nga không có ý định ‘đóng sập cánh cửa’ với châu Âu
Điện Kremlin ngày 2/6 cho biết Nga không có ý định “đóng sập cánh cửa” với Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh quan hệ giữa Moskva với phương Tây đã rơi xuống mức thấp nhất do cuộc xung đột tại Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. TASS/TTXVN
Khi được hỏi liệu quan hệ khó khăn với châu Âu đang khép lại các nỗ lực từ thời Pie Đại đế nhằm mở cửa Nga với châu lục này hay không, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khẳng định: “Chúng tôi không có kế hoạch đóng lại bất cứ gì”.
Khi nắm quyền cai quản Đế chế Nga từ năm 1682 đến 1725, Pie Đại đế đã lập ra thành phố Saint Petersburg và gọi đây là “cửa ngõ đến châu Âu”.
Video đang HOT
Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã đối mặt với 6 gói trừng phạt của EU, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có dầu mỏ, và với mức độ ngày càng gia tăng nhằm gây sức ép với Moskva.
Các lệnh trừng phạt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, các nước EU cũng thiệt hại hàng chục tỷ USD do áp đặt các biện pháp cấm vận Nga.
Có trên 200 triệu người khắp thế giới thuộc nhóm bắt buộc tiêm vaccine COVID-19
Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã mất kiên nhẫn với những người nhất quyết không tiêm vaccine COVID-19 và một số nước thậm chí đã áp dụng quy định bắt buộc tiêm chủng nhằm hạn chế số trường hợp tử vong cũng như làn sóng lây nhiễm mới.
Tiêm vaccine COVID-19 tại Seattle (Mỹ). Ảnh: AP
Tờ Newsweek dựa trên số liệu từ World Population Review và đưa ra kết luận có trên 203,15 triệu người trên toàn cầu nằm trong nhóm áp dụng quy định này.
Tuy nhiên, số liệu không bao gồm những quốc gia như Mỹ, vốn yêu cầu tiêm vaccine COVID-19 bắt buộc với một số người lao động và nhân viên chính phủ thay vì toàn bộ dân số. Thống kê của Newsweek chỉ tính dữ liệu từ những quốc gia áp dụng quy định tiêm vaccine COVID-19 bắt buộc với dân số trưởng thành.
Vào ngày 23/11, Áo trở thành quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên tuyên bố việc tiêm vaccine COVID-19 sẽ trở thành quy định bắt buộc từ 1/2. Vienna chưa nêu rõ hình phạt đối với những người vi phạm. Theo World Population Review, khoảng 7,47 triệu người trưởng thành có thể bị tác động bởi quy định này. Tính đến 2/12, 70% dân số Áo đã tiêm tối thiểu 1 liều vaccine COVID-19.
Từ tháng 7, Turkmenistan đã ban hành quy định bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 với người trưởng thành đủ điều kiện. Có 3,97 triệu người trưởng thành nằm trong nhóm này. Đã có 72% dân số Turkmenistan đã tiêm tối thiểu 1 liều vaccine COVID-19.
Ngoài ra, Micronesia vào tháng 7 cũng áp dụng tiêm vaccine COVID-19 bắt buộc với mọi người dân trên 18 tuổi. Những người từ chối tiêm sẽ không được nhận quỹ của liên bang, vốn dành cho hầu hết dân số quốc gia này. Dự kiến 73.400 người có thể chịu ảnh hưởng bởi quy định.
Indonesia cũng áp dụng chính sách bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 từ tháng 2. Hình phạt đối với những người không tiêm vaccine COVID-19 bao gồm nộp tiền, không được hỗ trợ xã hội và các dịch vụ chính phủ. Có 191,66 triệu người trên 18 tuổi tại Indonesia. Tính đến 2/12, có 51% dân số Indonesia đã tiêm tối thiểu 1 liều vaccine và 35% dân số đã tiêm đủ 2 liều.
Kể từ khi ghi nhận sự xuất hiện của biến thể Omicron, ngày càng có nhiều quốc gia cân nhắc quy định bắt buộc tiêm vaccine COVID-19.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen vào ngày 2/12 cho biết đã đến thời điểm để các quốc gia thành viên cân nhắc quy định bắt buộc tiêm vaccine COVID-19. Số ca mắc mới tăng tại 27 nước thành viên EU đã khiến chính phủ nhiều quốc gia tái áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang và nhiều hạn chế khác. Tính đến 2/12, có 67% dân số EU đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa trong tháng 11 cũng cho biết chính phủ nước này đang thảo luận về chính sách bắt buộc tiêm vaccine COVID-19.
Trong khi đó, một thành viên của EU là Slovakia lại cân nhắc phương thức khác biệt là chi 500 euro cho người trưởng thành tiêm vaccine COVID-19.
Tại sao Mỹ không phát hiện được sớm các ca nhiễm biến thể Omicron? Các nhà khoa học Nam Phi, rồi châu Âu, châu Á đều thông báo tìm thấy ca mắc biến thể Omicron, nhưng ở Mỹ, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm. Phân tích mẫu xét nghiệm COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Houston, Mỹ. Ảnh: Getty Images Theo tờ New York Times, ông Taj Azarian, nhà dịch tễ gien tại Đại...