Nga khoe hệ thống tài chính không ngại lệnh trừng phạt từ Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hôm 3-8 cho rằng những biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ gây tổn hại tới quan hệ song phương nhưng hệ thống tài chính của Nga sẽ không bị ảnh hưởng trước sức ép từ bên ngoài.
Theo hãng tin Tass (Nga), Bộ trưởng Tài chính Siluanov cho hay cấu trúc kinh tế vĩ mô linh hoạt và chính sách ngân sách cân bằng cho phép nền kinh tế Nga thích ứng nhanh chóng với áp lực trừng phạt và các điều kiện bất lợi từ bên ngoài.
Bộ trưởng Siluanov khẳng định: “Nền kinh tế Nga đã chứng tỏ được rằng không thể bị ảnh hưởng trước những hạn chế từ bên ngoài trong những năm gần đây. Liên quan tới nợ công và nợ doanh nghiệp, chúng tôi tin rằng hệ thống tài chính mà chúng tôi tạo ra cho phép chúng tôi đáp ứng nhu cầu của ngân sách và các doanh nghiệp về nguồn vay”.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov. Ảnh: Tass
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố biện pháp trừng phạt thứ hai nhằm vào Nga liên quan đến vụ cựu điệp viên Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh hồi năm ngoái. Theo phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, lệnh trừng phạt mới chính thức có hiệu lực từ ngày 19-8 tới và kéo dài ít nhất 1 năm đi kèm nhiều hạn chế trong lĩnh vực ngân hàng và thương mại.
Các lệnh trừng phạt mới sẽ cấm các thể chế tài chính quốc tế mở rộng mọi khoản vay, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho Nga, đồng thời hạn chế các ngân hàng Mỹ cấp vốn cho các khoản nợ nước ngoài của Nga. Bên cạnh đó, Mỹ cũng hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm và công nghệ sang Nga.
Xuân Mai
Theo nld.com.vn
Trung Quốc đưa ra khả năng "phản đòn" Mỹ về vấn đề Triều Tiên
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Zhang Jun ám chỉ rằng Mỹ sẽ không thể hoàn toàn dựa vào sự ủng hộ của Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên nếu Washington tiếp tục gây sức ép lên Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
"Chúng tôi phải tự nhắc mình rằng nếu chúng tôi muốn hợp tác, chúng tôi phải thể hiện cho đối tác biết tinh thần hợp tác. Sẽ rất khó tưởng tượng rằng một tay bạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ đối tác, nhưng một tay bạn làm tổn hại tới lợi ích của đối tác" - hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Zhang Jun một ngày sau khi TT Trump tuyên bố áp thuế 10% vào hàng Trung Quốc trị giá 300 tỉ USD.
Trung Quốc vốn là một đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, nước này đã ủng hộ các nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo các lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào Bình Nhưỡng năm 2017. Tuy nhiên, như nhà ngoại giao Trung Quốc trên ám chỉ, các lệnh trừng phạt có thể được nới lỏng.
"Điều chúng tôi đang cố gắng làm là có ích trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định ở đó, đồng thời thúc đẩy phi hạt nhân hóa. Cũng vì mục đích đó mà chúng tôi cho rằng vào thời điểm thích hợp, nên có hành động nới lỏng lệnh trừng phạt, tuy nhiên, chúng tôi vẫn tham khảo ý kiến của nhau và chưa có quyết định cuối cùng" - ông Zhang Jun nói.
Bình luận về mối quan hệ thương mại Trung - Mỹ vốn đang căng thẳng, ông Zhang Jun nói: "nếu Mỹ muốn đàm phán thì chúng tôi sẽ đàm phán. Nếu họ muốn chiến đấu thì chúng tôi sẽ chiến đấu". Ông khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích cơ bản của mình và một nền kinh tế mở của thế giới.
"Chúng tôi không chỉ đấu tranh vì Trung Quốc, chúng tôi còn đấu tranh cho một nền kinh tế mở của thế giới, vì tự do thương mại, vì một hệ thống thương mại đa phương mở, không phân biệt đối xử và đáng tin cậy".
Những bình luận trên của nhà ngoại giao Trung Quốc đưa ra khi Triều Tiên bắn tên lửa tầm ngắn lần thứ 2 trong tuần. Tuy nhiên, với TT Trump, những vụ thử này không ảnh hưởng tới những nỗ lực và thành tích ngoại giao của ông.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/Sputnik
Doanh thu của Huawei vẫn tăng mạnh bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ Doanh thu của tập đoàn công nghệ Huawei trong nửa đầu năm 2019 vẫn tăng, bất chấp những lệnh cấm giao dịch do phía Mỹ áp đặt. Gian hàng của Huawei tại Hội nghị di động thế giới ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ngày 30/7, Huawei thông báo doanh thu của tập đoàn công nghệ hàng đầu này đã tăng 23,2% trong nửa...