Nga hạn chế xuất khẩu vật liệu chiến lược, phương Tây hứng hậu quả ra sao?

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu chính phủ xem xét việc hạn chế xuất khẩu các vật liệu chiến lược như niken, titan và urani để ứng phó với hành động không thân thiện của các quốc gia phương Tây.

Nga hạn chế xuất khẩu vật liệu chiến lược, phương Tây hứng hậu quả ra sao? - Hình 1
Xưởng luyện kim của nhà máy Niken Norilsk ở Nikel, Nga. Ảnh: Sputnik International

Các nhà đầu tư và chuyên gia thị trường đang xôn xao về chỉ thị của Tổng thống Nga gửi cho Thủ tướng Mishustin yêu cầu lập báo cáo về các biện pháp mà Nga có thể thực hiện để hạn chế xuất khẩu một số khoáng sản chiến lược nhằm ứng phó với chính sách trừng phạt của phương Tây. Giá cổ phiếu uranium tăng đột biến ngay lập tức và các nhà quan sát cảnh báo về tình trạng thiếu hụt cũng như giá tăng mạnh đối với các kim loại chiến lược nếu Moskva tiến hành các biện pháp hạn chế.

Cùng với niken, titan và uranium, Tổng thống Putin ám chỉ rằng các nguồn tài nguyên “khác” có thể bị ảnh hưởng, đồng thời nhấn mạnh rằng các hạn chế nên được xem xét miễn là “điều này không gây hại cho chúng ta”.

Đài Sputnik đã phỏng vấn các chuyên gia đầu tư chuyên về thị trường tài nguyên về tác động của những hạn chế này đối với nền kinh tế thế giới.

Nga – siêu cường tài nguyên

Là một siêu cường về tài nguyên, Nga được ban tặng nguồn dự trữ đáng kể về hầu như tất cả các mặt hàng chính cần thiết để duy trì hoạt động của nền kinh tế hiện đại.

Quốc gia này sở hữu tới 12% trữ lượng dầu mỏ của thế giới, 32% khí đốt tự nhiên, 8% tổng trữ lượng uranium chưa khai thác và 11% trữ lượng than của hành tinh.

Nga còn chiếm 25% trữ lượng sắt toàn cầu, 33% niken, 15% kẽm và titan, 11% thiếc, 10% chì và rhodium, 8% crom, 7% đồng, 3% coban, 2% bô-xít và khoảng 1% gali, cộng với một lượng lớn berili, bismuth và thủy ngân. Nga cũng có khoảng 12% kali toàn cầu (được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp và hóa chất công nghiệp đến dược phẩm).

Chưa hết, nước này sở hữu lên đến 23% trữ lượng vàng của thế giới, 12% bạc, chiếm 1/5 kim loại nhóm bạch kim và tới 55% kim cương nằm dưới lòng đất Nga.

Nga cũng là quốc gia có tiềm năng dẫn đầu thế giới về sản xuất khoáng sản đất hiếm (được sử dụng trong nhiều thiết bị công nghệ cao hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc và vũ khí tiên tiến).

Video đang HOT

Mặc dù hiện nay chỉ chiếm khoảng 2% sản lượng đất hiếm, Nga có trữ lượng lớn thứ hai, lên tới 28,7 triệu tấn và đã cam kết đầu tư lớn vào sản xuất và chế biến. Các loại đất hiếm được biết đến mà Nga sở hữu bao gồm samarium, europium, gadolinium, lanthanum, neodymium, promethium và cerium.

Sự phụ thuộc của thế giới vào tài nguyên của Nga

Những người chỉ trích Nga thường cường điệu việc xuất khẩu tài nguyên của nước này như một dấu hiệu cho thấy sự phát triển chậm chạp hoặc vị trí thấp của quốc gia này trong hệ thống phân cấp toàn cầu về các quốc gia “phát triển so với kém phát triển”.

Tuy nhiên, sự đổ vỡ một phần trong mối quan hệ với các nước phương Tây sau năm 2022 cho thấy rằng, trong khi Nga chắc chắn có thể tồn tại mà không cần hàng tiêu dùng và công nghệ của phương Tây, thì điều tương tự không thể xảy ra với phương Tây khi nói đến dầu mỏ, khí đốt, uranium, phân bón và các vật liệu khác của Nga.

Ví dụ, Mỹ vẫn tiếp tục dựa vào uranium của Nga để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của mình, cam kết sẽ chỉ dừng vào năm 2028. Châu Âu, sau khi phần lớn đã cắt đứt nguồn cung khí đốt tự nhiên giá rẻ và đáng tin cậy từ Nga qua đường ống, hiện đang mua khối lượng kỷ lục khí đốt hóa lỏng (LNG) của Nga trong bối cảnh nguồn cung từ Mỹ và vùng Vịnh đang thiếu hụt.

Hơn nữa, các nhà sản xuất nông nghiệp lớn của phương Tây bao gồm Mỹ, Đức, Pháp và Ba Lan đã tự tạo ra những ngoại lệ đặc biệt cho mình để tiếp tục mua phân đạm đẳng cấp thế giới của Nga.

Nga hạn chế xuất khẩu vật liệu chiến lược, phương Tây hứng hậu quả ra sao? - Hình 2
Đường ống dẫn khí Nord Stream tại thị trấn Lubmin của Đức. Ảnh: Sputnik International

“Nỗi đau” của việc Nga đóng băng xuất khẩu tài nguyên chiến lược “sẽ được cả Mỹ và EU, và tất cả các quốc gia được liệt kê là ‘không thân thiện’ với Nga, cảm nhận, vì họ sẽ phải lấy các thành phần cần thiết từ các nhà cung cấp của nước thứ ba, và điều đó sẽ kéo theo mức tăng giá đáng kể cho mặt hàng này, và kéo theo chi phí chuỗi cung ứng mở rộng”, Paul Goncharoff, tổng giám đốc công ty tư vấn Goncharoff LCC, bình luận về đề xuất của Tổng thống Putin.

“Trong trường hợp này, hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các nhà cung cấp thay thế sẽ là các quốc gia được liệt kê là ‘thân thiện’ với Nga. Đây là lợi ích có giá trị gia tăng cho các quốc gia đó”, ông Goncharoff nói thêm.

Ông nhấn mạnh: “Trong mọi trường hợp, người dùng cuối phải trả hóa đơn thuế bắt buộc này dưới hình thức lạm phát thậm chí còn cao hơn”, ám chỉ rằng giá hàng hóa cao hơn sẽ làm tăng thêm nỗi đau mà các nhà sản xuất và người tiêu dùng ở nhiều nước phương Tây đang phải gánh chịu.

Mỹ và châu Âu có thể lường trước chi phí nhập khẩu tài nguyên chiến lược sẽ tăng 15-20% nếu Moskva tiếp tục áp dụng các hạn chế, đặc biệt là vì Nga đang ở vị thế độc nhất trên toàn cầu trong sản xuất niken chất lượng cao, titan cấp hàng không và urani làm giàu, theo ông Maxim Khudalov, chiến lược gia trưởng tại Vector X, một công ty đầu tư và môi giới có trụ sở tại Moskva.

Ví dụ, trong khi Nga hiện nay chỉ chiếm khoảng 8% tổng sản lượng niken toàn cầu, thì nước này lại chiếm khoảng 20% ​​sản lượng “niken cao cấp dùng để sản xuất thép không gỉ chất lượng cao và hợp kim chứa niken, vốn cần thiết cho công nghệ vũ trụ, hàng không và quốc phòng”, ông Khudalov giải thích.

Ông cho biết điều tương tự cũng đúng với titan chất lượng cao, chỉ ra rằng gã khổng lồ titan của Nga VSMPO-AVISMA ở vùng Sverdlovsk là “độc nhất trên thế giới” về khả năng sản xuất số lượng lớn titan cấp độ hàng không.

Nga hạn chế xuất khẩu vật liệu chiến lược, phương Tây hứng hậu quả ra sao? - Hình 3
Máy bay Airbus A330 của UAE cất cánh tại sân bay Manchester, Anh. Ảnh: Sputnik International

Việc tìm kiếm nhà cung cấp thay thế sẽ mất thời gian, bao gồm cả việc phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng và an toàn cũng như chứng nhận lại có thể mất nhiều năm, và trong trường hợp titan cấp hàng không, cần phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ uốn, tải áp suất và các yêu cầu khác.

Vị chuyên gia này giải thích: “Trên máy bay, bạn không thể chỉ nói ‘Ồ, tôi không thích nhà cung cấp này về một thành phần được sử dụng cho cánh, tôi sẽ lấy nó từ nơi khác’. Không có điều gì như vậy cả. Nếu bạn thay thế bộ phận được sử dụng trong cánh, bạn sẽ phải thay đổi máy bay và phải kiểm tra lại vì nó không còn an toàn cho mục đích dân sự nữa”.

Nếu châu Âu mất quyền tiếp cận titan cấp hàng không của Nga, điều đó sẽ làm tăng chi phí sản xuất của Airbus, ảnh hưởng đáng kể đến gã khổng lồ hàng không này trong cuộc cạnh tranh có rủi ro cao với Boeing.

Trong khi đó, chi phí niken cao hơn sẽ đồng nghĩa là giá cao hơn đối với hầu hết các sản phẩm công nghệ cao của châu Âu, từ thiết bị điện tử đến các sản phẩm kỹ thuật cơ khí chuyên dụng – ông Khudalov cho biết.

Nga hạn chế xuất khẩu vật liệu chiến lược, phương Tây hứng hậu quả ra sao? - Hình 4
Xe tải chở các thùng chứa urani để sử dụng làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân tại một cảng ở St. Petersburg, Nga. Ảnh: Sputnik International

Với urani làm giàu, tình hình thậm chí còn phức tạp hơn, vì đây là nguồn tài nguyên hạn chế thường được xuất khẩu cho một khách hàng cụ thể cho một mục đích sử dụng cụ thể và việc lập kế hoạch thay thế các nhà cung cấp là một quá trình dài và tỉ mỉ, vì các nhà máy điện hạt nhân không thể chỉ đơn giản là bật và tắt theo ý muốn.

Chuyên gia Khudalov nói: “Pháp là quốc gia đứng thứ hai sau Nga về làm giàu urani, nhưng công nghệ làm giàu của Nga vượt trội hơn hẳn so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới và chi phí làm giàu của chúng tôi rẻ hơn 35-40% so với bất kỳ nơi nào trên thế giới. Vì vậy, nếu một quốc gia buộc phải chuyển sang vật liệu có nguồn gốc từ Pháp, quốc gia đó sẽ phải trả thêm một khoản chi phí lớn”.

Pháp có thể đáp ứng nhu cầu gia tăng của Mỹ theo thời gian, nhưng không phải ngay lập tức, vì họ sẽ phải tăng cường năng lực làm giàu của chính mình.

Ông Khudalov lưu ý rằng, trong ngắn hạn, Nga có thể mất một chút doanh thu xuất khẩu nếu xuất khẩu tài nguyên sang phương Tây đột nhiên bị cắt giảm.

Các hạn chế về đất hiếm của Trung Quốc làm rung chuyển thị trường toàn cầu

Việc Trung Quốc hạn chế khai thác và xuất khẩu đất hiếm đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy giá lên cao.

Các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, dễ bị ảnh hưởng bởi những gián đoạn này do họ phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.

Các hạn chế về đất hiếm của Trung Quốc làm rung chuyển thị trường toàn cầu - Hình 1
Đất hiếm có vai trò đặc biệt trong các ngành sản xuất quan trọng. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo mạng tin Oilprice.com ngày 6/9, Trung Quốc, với vị thế là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, đang thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác và xuất khẩu khoáng sản quan trọng này, gây ra những gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy giá cả lên cao. Những biện pháp này không chỉ làm ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp năng lượng xanh mà còn tạo ra thách thức nghiêm trọng cho các công ty quốc phòng Mỹ vốn phụ thuộc vào đất hiếm từ Trung Quốc.

Giá đất hiếm tăng do hạn chế từ Trung Quốc

Chỉ số kim loại hàng tháng (MMI) của đất hiếm đã tăng 8,66% sau khi giảm đều đặn từ tháng 5 năm nay, với các thành phần chính như neodymium và terbium oxide đảo ngược xu hướng giá. Trung Quốc, quốc gia chiếm khoảng 90% sản lượng đất hiếm tinh chế toàn cầu, đã thắt chặt quy định về khai thác và xuất khẩu, gây ra những biến động lớn trên thị trường. Tỉnh Giang Tây, trung tâm sản xuất đất hiếm của Trung Quốc, đã tiến hành chiến dịch kéo dài bốn tháng để trấn áp các hoạt động khai thác bất hợp pháp, góp phần đẩy giá đất hiếm lên cao trong ngắn hạn.

Những hạn chế này xảy ra trong bối cảnh nhu cầu đất hiếm đang tăng mạnh nhờ xu hướng chuyển đổi sang năng lượng xanh. Các nguyên tố như neodymium, praseodymium và dysprosium là thành phần quan trọng của nam châm được sử dụng trong xe điện, tua bin gió, và nhiều thiết bị công nghệ cao khác.

Việc Trung Quốc giảm hạn ngạch sản xuất đất hiếm và các quy định nghiêm ngặt đã làm gia tăng căng thẳng cung-cầu, với dự đoán thị trường sẽ chuyển từ thặng dư sang thâm hụt vào cuối năm 2024.

Các biện pháp hạn chế đất hiếm của Trung Quốc đặc biệt ảnh hưởng đến ngành quốc phòng Mỹ, nơi các công ty như Raytheon và Lockheed Martin sử dụng đất hiếm cho máy bay chiến đấu, radar và hệ thống tên lửa. Việc phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc đã khiến các nhà thầu quốc phòng đối mặt với rủi ro chuỗi cung ứng nghiêm trọng, làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về những hậu quả tiềm ẩn của việc phụ thuộc quá nhiều vào đất hiếm từ Trung Quốc, thúc đẩy các nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung.

Để ứng phó với các hạn chế từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ có thể mở rộng mạng lưới nhà cung cấp của mình sang các quốc gia khác như Australia, Brazil và Canada, những nơi có trữ lượng đất hiếm lớn. Lynas Rare Earths, một công ty từ Australia, đã trở thành một nhà cung cấp thay thế quan trọng, giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng đang tích cực khuyến khích sản xuất đất hiếm trong nước, với MP Materials và mỏ Mountain Pass ở California đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết chuỗi cung ứng nội địa.

Ngoài ra, tái chế đất hiếm từ các sản phẩm đã hết vòng đời cũng là một chiến lược tiềm năng. Mặc dù công nghệ tái chế vẫn đang ở giai đoạn đầu, nó có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Các ngành công nghiệp như công nghệ và ô tô, nơi tiêu thụ lượng lớn đất hiếm, có thể hưởng lợi từ việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái chế để thu hồi các nguyên tố quý từ các thiết bị điện tử và phương tiện lỗi thời.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại họcCảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại học
15:33:26 14/01/2025
Chuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất muaChuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất mua
15:19:05 13/01/2025
Ứng dụng tập thể dục vô tình làm lộ bí mật tàu ngầm hạt nhân PhápỨng dụng tập thể dục vô tình làm lộ bí mật tàu ngầm hạt nhân Pháp
13:08:50 14/01/2025
UAV 'không thể gây nhiễu' của Nga gây khó cho UkraineUAV 'không thể gây nhiễu' của Nga gây khó cho Ukraine
22:32:22 14/01/2025
Los Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừngLos Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừng
21:47:43 13/01/2025
Ukraine tấn công trung tâm chỉ huy Nga ở pháo đài chiến lượcUkraine tấn công trung tâm chỉ huy Nga ở pháo đài chiến lược
10:15:09 13/01/2025
Bỏ tiền tỉ mua kênh mương bốc mùi, tưởng điên rồ mà vài năm sau kiếm lại gấp 10Bỏ tiền tỉ mua kênh mương bốc mùi, tưởng điên rồ mà vài năm sau kiếm lại gấp 10
06:21:10 14/01/2025
Giữa cháy rừng nghiêm trọng, trộm định 'ghé' nhà Phó tổng thống Mỹ?Giữa cháy rừng nghiêm trọng, trộm định 'ghé' nhà Phó tổng thống Mỹ?
22:43:54 13/01/2025

Tin đang nóng

Chân dung thiếu gia Vingroup cưới Á hậu Phương NhiChân dung thiếu gia Vingroup cưới Á hậu Phương Nhi
20:03:43 14/01/2025
Sát hại chị dâu do ghen tuông, em rể lĩnh án 20 năm tùSát hại chị dâu do ghen tuông, em rể lĩnh án 20 năm tù
19:46:39 14/01/2025
Lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi sáng 15/1 an ninh sẽ được thắt chặtLễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi sáng 15/1 an ninh sẽ được thắt chặt
21:40:56 14/01/2025
HOT: Bắt gặp Á hậu Phương Nhi lộ diện tất bật giữa rạp cưới, visual cô dâu mới gây chú ý!HOT: Bắt gặp Á hậu Phương Nhi lộ diện tất bật giữa rạp cưới, visual cô dâu mới gây chú ý!
22:22:25 14/01/2025
Tạm đình chỉ cô giáo trả trẻ cho người lạ, khiến bé 4 tuổi mất tích ở Hải PhòngTạm đình chỉ cô giáo trả trẻ cho người lạ, khiến bé 4 tuổi mất tích ở Hải Phòng
20:30:39 14/01/2025
Động thái của Á hậu Phương Nhi trước tin đồn sắp cưới con trai tỷ phúĐộng thái của Á hậu Phương Nhi trước tin đồn sắp cưới con trai tỷ phú
23:49:39 14/01/2025
Gia thế Á hậu Phương Nhi ra sao trước khi về làm dâu hào môn?Gia thế Á hậu Phương Nhi ra sao trước khi về làm dâu hào môn?
23:46:43 14/01/2025
3 lý do gây sốc khiến "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam quyết bỏ rơi thiếu gia kém 10 tuổi Ngụy Đại Huân3 lý do gây sốc khiến "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam quyết bỏ rơi thiếu gia kém 10 tuổi Ngụy Đại Huân
19:25:31 14/01/2025

Tin mới nhất

Phiên điều trần vụ luận tội tổng thống Hàn Quốc kết thúc sau 4 phút

Phiên điều trần vụ luận tội tổng thống Hàn Quốc kết thúc sau 4 phút

22:27:10 14/01/2025
Phiên điều trần đầu tiên tại Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc vụ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol đã kết thúc chỉ sau 4 phút do ông Yoon vắng mặt.
Giáo hoàng Francis nói gì về sức khỏe của mình trong tự truyện mới?

Giáo hoàng Francis nói gì về sức khỏe của mình trong tự truyện mới?

22:23:30 14/01/2025
Trong quyển tự truyện mới xuất bản hôm nay (14.1), Giáo hoàng Francis (88 tuổi) cho hay vẫn cảm thấy khỏe mạnh và chưa có kế hoạch từ chức.
Mỹ siết chặt xuất khẩu dòng chip AI

Mỹ siết chặt xuất khẩu dòng chip AI

22:20:16 14/01/2025
Chính phủ Mỹ cho biết sẽ tăng cường biện pháp hạn chế xuất khẩu chip và công nghệ sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).
Thống đốc Texas trái lệnh Nhà Trắng, thượng cờ mừng lễ nhậm chức ông Trump

Thống đốc Texas trái lệnh Nhà Trắng, thượng cờ mừng lễ nhậm chức ông Trump

22:15:04 14/01/2025
Tổng thống Joe Biden cho biết tuân theo quy định dành cho tang lễ của các cựu tổng thống, Nhà Trắng và các tòa nhà liên bang, công cộng trên toàn nước Mỹ sẽ treo cờ rủ tổng cộng 30 ngày.
Người Mỹ tìm đến 'Tiểu Hồng Thư' khi TikTok sắp bị cấm

Người Mỹ tìm đến 'Tiểu Hồng Thư' khi TikTok sắp bị cấm

22:11:20 14/01/2025
Các nhà sáng tạo nội dung sáng tạo Mỹ đã tìm đến ứng dụng mạng xã hội RedNote (Tiểu Hồng Thư) của Trung Quốc như một nền tảng thay thế cho TikTok sắp bị cấm.
Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế trở thành tân thủ tướng Li Băng

Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế trở thành tân thủ tướng Li Băng

22:08:58 14/01/2025
Tổng thống Li Băng Joseph Aoun ngày 13.1 đã chỉ định ông Nawaf Salam, Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), trở thành tân thủ tướng của Li Băng.
Ông Biden nói đã để lại di sản đối ngoại mạnh mẽ cho ông Trump

Ông Biden nói đã để lại di sản đối ngoại mạnh mẽ cho ông Trump

22:04:58 14/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi những thành tựu về đối ngoại trong 4 năm nhiệm kỳ và để lại nền tảng vững chắc cho chính quyền kế nhiệm.
Nhân dân tệ trước nguy cơ thương chiến bùng phát

Nhân dân tệ trước nguy cơ thương chiến bùng phát

21:55:52 14/01/2025
Giữa rủi ro có thể leo thang thương chiến với Mỹ ở mức độ cao hơn trong thời gian tới, Trung Quốc đang đối mặt thách thức không nhỏ để giữ ổn định cho nhân dân tệ.
Ukraine nói điều kiện trả lính Triều Tiên bị bắt

Ukraine nói điều kiện trả lính Triều Tiên bị bắt

21:53:17 14/01/2025
Ngoài những người lính đầu tiên đến từ Triều Tiên bị bắt, chắc chắn sẽ còn nhiều người nữa. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi binh sĩ của chúng tôi bắt được những người lính khác , ông Zelensky chia sẻ trên nền tảng X.
Chính trường Mỹ căng thẳng vì cháy rừng

Chính trường Mỹ căng thẳng vì cháy rừng

21:48:40 14/01/2025
Phản ứng về các cáo buộc trên, văn phòng của ông Newsom cho biết không hề có tài liệu nào về khôi phục nguồn nước như ông Trump đề cập và điều đó hoàn toàn là hư cấu .
Trước ngày đổi chủ, Nhà Trắng nỗ lực đưa đàm phán Gaza về đích

Trước ngày đổi chủ, Nhà Trắng nỗ lực đưa đàm phán Gaza về đích

21:42:39 14/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của một thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza và thả con tin, tăng cường viện trợ nhân đạo.
Nhật Bản ghi nhận sóng thần sau động đất 6,9 độ Richter

Nhật Bản ghi nhận sóng thần sau động đất 6,9 độ Richter

21:36:07 14/01/2025
Sóng thần cường độ thấp được ghi nhận tại tỉnh Miyazaki sau trận động đất mạnh 6,9 độ Richter tại khu vực Kyushu của Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm

Người mắc Hội chứng Felty nên tập luyện như thế nào?

Người mắc Hội chứng Felty nên tập luyện như thế nào?

Sức khỏe

05:24:49 15/01/2025
Ngoài ra, tập luyện còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Một kế hoạch tập luyện cân đối, an toàn sẽ giúp người bệnh mắc Hội chứng Felty duy trì sức khỏe và nâng cao khả năng kiểm soát bệnh.
Trấn Thành "nổi đóa" với Lê Dương Bảo Lâm trên thảm đỏ WeChoice Awards 2024, nói 1 câu mà được khen quá chuyên nghiệp

Trấn Thành "nổi đóa" với Lê Dương Bảo Lâm trên thảm đỏ WeChoice Awards 2024, nói 1 câu mà được khen quá chuyên nghiệp

Hậu trường phim

23:41:10 14/01/2025
Trấn Thành thời gian gần đây tiếp tục là cái tên chiếm sóng mạng xã hội bởi sự xuất hiện ở sự kiện gala trao giải WeChoice Awards 2024.
Bộ phim Trung Quốc tôn trọng phụ nữ nhất hiện tại: Được khen khắp MXH, nữ chính đã đẹp còn diễn hay

Bộ phim Trung Quốc tôn trọng phụ nữ nhất hiện tại: Được khen khắp MXH, nữ chính đã đẹp còn diễn hay

Phim châu á

23:32:12 14/01/2025
Thời điểm hiện tại, phim cổ trang Quốc Sắc Phương Hoa đang được khen khắp mạng xã hội nhờ kịch bản đề cao nữ quyền.
Cặp đôi phim giả tình thật bí mật chia tay sau 7 năm bên nhau, nhà gái không dám cãi lời 1 người quyền lực

Cặp đôi phim giả tình thật bí mật chia tay sau 7 năm bên nhau, nhà gái không dám cãi lời 1 người quyền lực

Sao châu á

23:29:22 14/01/2025
Giới thạo tin cho biết cha Quan Hiểu Đồng đã ép cô phải chia tay với Lộc Hàm vì sợ bạn trai ảnh hưởng tới sự nghiệp của con gái.
Mỹ nhân Việt đóng phim nào là hot phim đó, tái xuất quá xinh còn có cảnh nóng bất ngờ

Mỹ nhân Việt đóng phim nào là hot phim đó, tái xuất quá xinh còn có cảnh nóng bất ngờ

Phim việt

23:23:14 14/01/2025
Mới đây, phim đã tung ra trailer, chính thức tiết lộ đoạn tình cảm sâu đậm và tình cảnh tréo ngoe của Toàn (Trần Ngọc Vàng) với cô bạn thân An (Kaity Nguyễn).
Trương Quỳnh Anh khoe nhan sắc ngọt ngào trong tiệc sinh nhật tuổi 35

Trương Quỳnh Anh khoe nhan sắc ngọt ngào trong tiệc sinh nhật tuổi 35

Sao việt

23:04:58 14/01/2025
Trương Quỳnh Anh có buổi tiệc sinh nhật ấm áp bên bạn bè thân thiết, đón chào tuổi 35 với nhan sắc xinh đẹp và ngọt ngào.
Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Ador nộp đơn cấm NewJeans ký hợp đồng độc lập

Nhạc quốc tế

22:39:22 14/01/2025
Ador nhấn mạnh bản thân là công ty đại diện của NewJeans, do đó nhóm không thể tự ý ký hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng khác.
Cuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở Campuchia

Cuộc sống "địa ngục" của người Việt tại căn cứ lừa đảo ở Campuchia

Pháp luật

22:35:54 14/01/2025
Người bị lừa sang Campuchia sẽ bị nhốt vào một khu tập trung để làm công việc lừa đảo. Nếu không làm đủ doanh số, các nạn nhân sẽ bị đánh đập dã man và bị bán sang các công ty khác.
Câu chuyện "đáng sợ" đằng sau hình ảnh cần thủ câu được đầu cá mập

Câu chuyện "đáng sợ" đằng sau hình ảnh cần thủ câu được đầu cá mập

Netizen

22:26:51 14/01/2025
Hình ảnh cần thủ bên cạnh đầu cá mập cùng câu chuyện đằng sau đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng về mối hiểm nguy của đại dương.
'Người sói' Hugh Jackman tình tứ với bạn gái sau cáo buộc ngoại tình

'Người sói' Hugh Jackman tình tứ với bạn gái sau cáo buộc ngoại tình

Sao âu mỹ

22:04:48 14/01/2025
Hugh Jackman và Sutton Foster đang tận hưởng khoảng thời gian bên nhau. Cả hai từng đóng chung trong vở The Music Man trên sân khấu Broadway.
Nghệ sĩ Phương Dung: Thăng trầm từ gánh bún chả giò đến 'nữ hoàng đánh ghen'

Nghệ sĩ Phương Dung: Thăng trầm từ gánh bún chả giò đến 'nữ hoàng đánh ghen'

Tv show

21:55:35 14/01/2025
Trong chương trình Chuyện tối cùng sao tập 84, nghệ sĩ Phương Dung chia sẻ về hành trình thăng trầm trong nghề diễn xuất, đặc biệt là giai đoạn gián đoạn hơn một thập kỷ.