Tác động của thỏa thuận trao đổi tù nhân Nga – phương Tây với xung đột Ukraine
Cuộc trao đổi 24 tù nhân mang tính lịch sử ngày 1/8 giữa Nga và các quốc gia phương Tây đặt ra câu hỏi về những tác động có thể xảy ra đối với xung đột Ukraine.
Cuộc trao đổi tù nhân lịch sử
Tổng thống Mỹ Joe Biden đón tù nhân trở về từ Nga. Ảnh: X
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nhà báo của tờ Wall Street Journal là Evan Gershkovich (32 t.uổi) và cựu lính thủy đ.ánh bộ Mỹ Paul Whelan (54 t.uổi) nằm trong số những tù nhân được Nga thả.
Kênh CNN (Mỹ) đưa tin, máy bay chở các tù nhân trao đổi với Nga đã hạ cánh tại Đức, Mỹ, Ba Lan và Na Uy, Slovenia.
Trong khi đó, Ria Novosti (Nga) đưa tin, máy bay chở theo các công dân nước này đã từ Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) hạ cánh tại Moskva tối 1/8.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Tổ chức Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (MIT) đã thiết lập các kênh đối thoại cho cuộc trao đổi tù nhân lịch sử này. Đây được coi một trong những cuộc trao đổi tù nhân Đông-Tây lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Video đang HOT
Có 3 công dân Mỹ và một thường trú nhân được trở về từ Nga bao gồm: nhà báo Evan Gershkovich, cựu lính thủy đ.ánh bộ Paul Whelan, nhà báo Alsu Kurmasheva và công dân Mỹ Vladimir Kara-Murza.
Đức cũng nhận về 12 trường hợp bao gồm: Dieter Voronin, Kevin Lick, Rico Krieger, Patrick Schoebel, Herman Moyzhes, Ilya Yashin, Liliya Chanysheva, Kseniya Fadeyeva, Vadim Ostanin, Andrey Pivovarov, Oleg Orlov, Sasha Skochilenko.
Những công dân Nga được thả bao gồm Vadim Krasikov từ Đức, Artem Viktorovich Dultsev và Anna Valerevna Dultseva từ Slovenia, Mikhail Valeryevich Mikushin và Pavel Alekseyevich Rubtsov từ Na Uy cùng Roman Seleznev, Vladislav Klyushin, Vadim Konoshchenock trở về từ Mỹ.
Nhà phân tích Lukas Aubin tại Viện Chiến lược và Các vấn đề Quốc tế Pháp (IRIS) nhận định thỏa thuận trao đổi tù nhân này cho thấy Washington và Moskva vẫn giữ một kênh liên lạc mở, tương tự thời Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Vladimir Putin vào tháng 12 năm ngoái cho biết ông muốn Moskva và Washington đạt được giải pháp để đảm bảo trả tự do cho phóng viên Gershkovich của Wall Street Journal, nhưng các cuộc đàm phán đó không hề đơn giản.
Phóng viên Mỹ Gershkovich bị giam giữ ở Nga từ tháng 3/2023 và bị kết án vào tháng 7 cùng năm về tội gián điệp.
Tác động với xung đột Ukraine
Bà Liana Fix thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) nhận định rằng cuộc trao đổi tù binh là nỗ lực của Nga để chứng minh rằng quốc gia khác có thể thực hiện thỏa thuận với Moskva một cách thiện chí, đặc biệt là trước cuộc bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, bà cho rằng nó không liên quan trực tiếp và rõ ràng đến một thỏa thuận hòa bình cho Ukraine.
Bà lập luận: “Mỹ và Đức sẽ đảm bảo rằng những vấn đề này không liên quan đến nhau vì họ tuân thủ nguyên tắc không thể có đàm phán nếu thiếu Ukraine trên bàn đàm phán”.
Tuy nhiên, bà bổ sung rằng Nga có thể muốn thể hiện thiện chí để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia các cuộc đàm phán mà họ sẽ cố gắng tiến hành theo các điều kiện riêng.
Trong khi đó, nhà phân tích Aubin cho rằng việc trao đổi tù nhân không mở đường cho các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine.
Nhưng theo ông, cuộc trao đổi đã đến vào thời điểm mà Ukraine trong những tuần gần đây mở cửa ngoại giao với Nga. Ông Zelensky tuần này nói rằng “cả thế giới” muốn Nga tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Đạn pháo Nga sản xuất giá rẻ hơn 1/4 so với các quốc gia NATO
Theo một nghiên cứu mới, Nga có thể sản xuất đạn pháo nhanh hơn và rẻ hơn so với các quốc gia vốn ủng hộ Ukraine ở Mỹ và châu Âu.
Một quân nhân Nga vác đạn pháo trên vai. Ảnh: Sputnik
Sky News ngày 26/5 dẫn nghiên cứu của công ty tư vấn Bain & Company dựa trên dữ liệu có sẵn công khai. Theo đó, các nhà máy của Nga dự kiến sản xuất hoặc tân trang khoảng 4,5 triệu quả đạn trong năm nay, so với tổng sản lượng của phương Tây là khoảng 1,3 triệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc Moskva hiện sản xuất số lượng đạn pháo nhiều hơn ba lần so với các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Số liệu do Bain & Company đưa ra cho thấy chi phí sản xuất trung bình một quả đạn pháo cỡ nòng 152mm của Nga là 1.000 USD, bằng 1/4 giá đạn 155mm mà NATO sử dụng có giá 4.000 USD.
Sky News nhấn mạnh tình trạng sản lượng đạn pháo của Mỹ và EU tụt hậu so với Nga đặt ra thách thức lớn cho quân đội Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga. Theo Sky News, quân đội Ukraine phàn nàn rằng họ chỉ có thể b.ắn một phát đáp trả cho mỗi 5 quả đạn pháo được phóng từ phía Nga.
Vào mùa thu năm 2023, Lầu Năm Góc xác nhận có kế hoạch tăng sản lượng đạn cỡ nòng 155mm từ 28.000 lên 100.000 quả mỗi tháng vào cuối năm 2025. Tháng 3 vừa qua, EU công bố rằng mục tiêu của khối là tăng công suất, sản xuất được 2 triệu quả đạn mỗi năm trong cùng khoảng thời gian với Mỹ.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga hôm 25/5, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sản lượng đạn dược sản xuất nội địa đã tăng gấp 14 lần, sản xuất thiết bị bay không người lái tăng gấp 4 lần và việc lắp ráp xe tăng cùng xe bọc thép cũng tăng gấp 3,5 lần kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát tháng 2/2022.
Moskva đã nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ và đồng minh chuyển vũ khí và đạn dược cho Kiev sẽ không ngăn Nga đạt được các mục tiêu quân sự của mình. Moskva đồng thời dự đoán điều này sẽ chỉ kéo dài cuộc giao tranh và có thể làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO. Theo các quan chức Nga, việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện quân đội Ukraine cho thấy các quốc gia phương Tây trên thực tế đã trở thành bên tham gia cuộc xung đột.
Canada cho phép Airbus sử dụng titan của Nga Ngày 23/4, Chính phủ Canada đã cho phép hãng chế tạo máy bay Airbus của châu Âu sử dụng titan của Nga trong hoạt động sản xuất, mặc dù lệnh cấm của Ottawa đối với mặt hàng kim loại chiến lược này trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt Moskva liên quan xung đột ở Ukraine vẫn đang có hiệu lực từ...