Nga giành lại quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc cho một loài cá nổi tiếng, cá tra Việt có bị cạnh tranh?
Các nhà xuất khẩu cá minh thái của Nga đã giành lại quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc gần như đã bị đóng cửa từ cuối năm 2020 do kiểm soát dịch Covid-19.
Liệu cá tra Việt Nam có bị cạnh tranh với cá minh thái Nga tại thị trường này?
Nga giành lại quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc cho sản phẩm cá minh thái
Theo thông tin từ Seafoodsource, các nhà xuất khẩu cá minh thái của Nga đã giành lại quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc, gần như đã bị đóng cửa từ cuối năm 2020 do các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19.
Theo đó, trong một thông cáo báo chí, Cơ quan Thủy sản Liên bang Nga cho biết, cảng Đại Liên và Thanh Đảo của Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế áp đặt trước đây đối với số lượng lớn thủy sản nhập khẩu từ Nga.
Cụ thể, vào giữa tháng 1/2022, chiếc tàu thủy đầu tiên của Nga đã đến cảng Đại Liên (Trung Quốc) kể từ khi lệnh cấm được dỡ bỏ, 7.000 tấn cá minh thái Nga đã được thông quan thành công.
Nga giành lại quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc cho sản phẩm cá minh thái. Ảnh: VASEP.
Được biết, các công ty thủy sản Nga đã gặp khó trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc khi vào tháng 1/2021, Cơ quan Hải quan Trung Quốc thông báo họ đã tìm thấy chủng Covid-19 sống trên bao bì thủy sản nhập khẩu từ Nga.
Chính vì vậy, Trung Quốc đã tăng tần suất và mức độ kiểm tra kỹ lưỡng đối với thủy sản nhập khẩu của Nga, đồng thời lặng lẽ đưa ra lệnh cấm trên thực tế đối với các tàu vận chuyển hàng hóa Nga ghé cảng ở Trung Quốc, chỉ cho phép nhập khẩu được vận chuyển bằng tàu lạnh và container lạnh.
Sự thắt chặt này là một đòn đau đối với nghề cá của Nga, đặc biệt trong mùa đánh bắt cá minh thái của Nga, vì trước đây 60% sản lượng cá minh thái xuất khẩu của Nga phục vụ thị trường Trung Quốc.
Trong khi các công ty đánh cá của Nga phản ứng với cuộc khủng hoảng bằng cách đánh bắt ít cá hơn, với mức giảm 6% sản lượng khai thác của nước này xuống còn 1,67 triệu tấn thì tình trạng thừa cá minh thái đã phát triển và gây ra căng thẳng nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng.
Bất chấp nỗ lực của Chính phủ Nga nhằm khuyến khích tiêu thụ ở thị trường nội địa và thúc đẩy mở ra thị trường mới, các công ty cá minh thái của Nga không thể bù đắp được khối lượng đã vận chuyển sang Trung Quốc trước đó.
Video đang HOT
Họ đã cố gắng thích nghi bằng cách chuyển thẳng các chuyến hàng cá minh thái qua cảng Busan của Hàn Quốc, nơi nó được lưu lại và khử trùng.
Nhưng vào tháng 5/2021, Trung Quốc đã ngừng chấp nhận giấy chứng thư vệ sinh do Nga cấp cho các sản phẩm quá cảnh qua Busan, buộc các công ty phải đăng ký tại Hàn Quốc dưới dạng sản phẩm nhập khẩu và sau đó đăng ký lại dưới dạng xuất khẩu, phát sinh thêm chi phí.
Dù đã được xuất khẩu cá minh thái sang Trung Quốc trở lại, tuy nhiên theo ông Alexei Buglak, Chủ tịch Hiệp hội những người bắt cá minh thái của Nga, việc xuất khẩu cá minh thái sang Trung Quốc có thể gặp khó khăn với việc Trung Quốc đưa ra các yêu cầu nâng cao về nhãn mác vào năm 2022, bao gồm cả việc dán nhãn bên trong các gói cá minh thái đông lạnh.
Trung Quốc là nước nhập khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam
Không chỉ nhập khẩu đến 60% lượng cá minh thái xuất khẩu của Nga, Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam.
Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là nước nhập khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam. Trong ảnh: Nông dân ĐBSCL thu hoạch cá tra. Ảnh: VASEP.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1/2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã phục hồi ngoạn mục với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 213,6 triệu USD, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu ở hầu hết các thị trường lớn đều tăng trưởng dương.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc liên tục sụt giảm 12,6% so với trước, nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là nước nhập khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam với kim ngạch 450 triệu USD trong năm 2021.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là 1 trong 3 thị trường cung cấp sản phẩm cá thịt trắng hàng đầu cho Trung Quốc – Hồng Kông.
Theo bà Tạ Hà – chuyên gia thị trường cá tra của VASEP, thị trường Trung Quốc đang thiếu cá tra và dự báo sẽ tăng nhập khẩu trong thời gian tới.
Thị trường Trung Quốc đang thiếu cá tra và dự báo sẽ tăng nhập khẩu trong thời gian tới. Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang thị trường trên 1,4 tỉ dân này.
Hiện, Việt Nam đang là nhà cung cấp cá tra đông lạnh duy nhất cho Trung Quốc, tuy nhiên, thị trường 1,4 tỷ dân này cũng sắp mở cửa cho con cá tra của Campuchia.
Do vậy, ngoài cá minh thái Nga, con cá tra Việt có thêm một đối thủ cạnh tranh là cá tra Campuchia ở thị trường Trung Quốc.
Gặp khó ở Trung Quốc, nông sản Việt vẫn lập kỷ lục đầu năm nhờ Mỹ, Nhật Bản tăng mua
Dù thị trường Trung Quốc đang kiểm soát chặt nhập khẩu do kiểm soát dịch Covid-19 nhưng trong tháng đầu tiên của năm 2022, nhiều nhóm nông sản chủ lực đã báo tin lập kỷ lục xuất khẩu mới nhờ sức mua tăng từ Mỹ, Nhật Bản.
Liên tiếp báo tin vui dù gặp khó ở thị trường Trung Quốc
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, ngay trong tháng 1/2022, nhiều mặt hàng nông sản đã lập kỷ lục xuất khẩu mới dù việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn.
Trong đó, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt gần 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là lần thứ 3 ghi nhận thế mạnh này của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu vượt 1,5 tỷ USD/tháng.
Với kim ngạch đạt 1,55 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đã nằm trong 7 nhóm hàng xuất khẩu của cả nước đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD trong tháng đầu năm 2022 và nằm trong top 3 nhóm hàng tăng trưởng ở mức 2 con số.
Được biết, Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quan trọng nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục lập kỷ lục. Chế biến gỗ tại Công ty Hoàng Thông (Bình Dương). Ảnh: K.N
Tháng 1/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗđạt gần 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái;
Xuất khẩu thủy sản cũng đạt 872 triệu USD, tăng tới 43,3% so với cùng kỳ năm 2021;
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng 1/2022 đạt khoảng 301 triệu USD, tăng 0,3% với tháng 12/2021.
Tương tự, trong tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu thủy sản cũng đạt 872 triệu USD, tăng tới 43,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngay trong tháng đầu tiên của năm mới đã ghi nhận con số xuất khẩu cao kỷ lục.
Đáng chú ý, nhiều thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU đang nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam trở lại, hầu hết các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2022, đạt 199,8 triệu USD, tăng 81,9% so với tháng 1/2021, tăng 130,5% so với tháng 1/2020 và tăng 70,4% so với tháng 1/2019.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, đạt 133,9 triệu USD, tăng 19,2% so với tháng 1/2021, tăng 50,9% so với tháng 1/2020.
Trong khi đó, dù ùn tắc khá nghiêm trọng ở các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc nhưng xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng 1/2022 vẫn đạt khoảng 301 triệu USD, tăng 0,3% với tháng 12/2021 (tháng cao điểm xuất khẩu của năm) và tăng tới 16% so với con số 260 triệu USD của cùng kỳ năm 2021.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua nhiều, cơ hội lập kỷ lục mới
Theo Bộ NNPTNT, sở dĩ xuất khẩu rau quả đạt con số tăng trưởng cao trong tháng đầu năm nay là nhờ Việt Nam nỗ lực mở cửa những thị trường mới. Cơ cấu hàng rau quả XK sang các thị trường trong năm 2021 có sự chuyển dịch rõ rệt.
Trong khi tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường EU, Mỹ tăng, thì tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại giảm dần.
Năm 2022, hoạt động xúc tiến mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới tiếp tục được đẩy mạnh, xuất khẩu rau quả tự tin với mục tiêu XK 4 tỷ USD trong năm nay.
Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam được đánh giá là có nhiều cơ hội tại thị trường EU.
Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm nay có thể đạt tới con số 17,5-18 tỷ USD.
Đối với xuất khẩu thủy sản, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, năm 2022, Bộ sẽ đẩy mạnh ở tất cả các lát cắt, kể cả nuôi biển, nuôi nội đồng, khai thác để đạt mục tiêu xuất khẩu vượt 9 tỷ USD.
Giá cà phê hôm nay 20/2: Cầu vượt quá cung, giới đầu cơ tạm lánh ngóng thêm tin tức; Thị trường Trung Quốc phát triển nhanh nhất thế giới Giá cà phê hôm nay 20/2, các đại lý cho biết họ đang theo dõi sát tốc độ sụt giảm cà phê lưu kho tại các sàn giao dịch quốc tế và cho biết thêm rằng lúc này có rất ít hợp đồng giao dịch cà phê ở Brazil - nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, bởi các nhà rang...