Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
Chính phủ Nga ngày 6/7 cho biết nước này đã kéo dài lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch hiện tại thêm 6 tháng nữa cho đến ngày 31/12 năm nay.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng tại Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo giải thích của Điện Kremlin, quyết định trên được đưa ra nhằm duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa. Lệnh cấm sẽ không ảnh hưởng đến các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia. Theo tuyên bố, gạo và yến mạch từ Nga cũng có thể được chuyển ra nước ngoài dưới dạng viện trợ nhân đạo.
Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo từ ngày 29/7/2023 với thời hạn ban đầu đến ngày 31/12/2023.
Nga vốn nổi tiếng với lúa mỳ nhưng vẫn trồng gạo, chủ yếu ở các vùng phía Tây Nam nước này, gần biên giới với Azerbaijan, Gruzia và Kazakhstan.
Ngoài ra, có một phần sản lượng nhỏ ở miền Đông nước Nga dọc biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên. Khoảng 73% sản lượng gạo của Nga được trồng ở vùng Krasnodar.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo của chính phủ Nga nhằm bảo vệ thị trường nội địa sau khi tổ hợp thủy điện Fedorovsky ở vùng Krasnodar gặp sự cố vào tháng 4/2022. Chính sự cố này đã khiến sản lượng gạo của Nga năm 2022 giảm xuống còn 797,6 nghìn tấn so với mức 1,076 triệu tấn được ghi nhận của năm 2021. Đây cũng là lần đầu tiên Nga ghi nhận sản lượng gạo dưới 1 triệu tấn trong những năm gần đây.
EU sẽ đánh thuế đối với ngũ cốc nhập khẩu từ Nga, Belarus
Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ đánh thuế đối với ngũ cốc nhập khẩu từ Nga và Belarus, động thái nhằm xoa dịu nông dân trong khối và một số quốc gia thành viên.
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Stavropol, Nga. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ngày 19/3, tờ Financial Times dẫn những nguồn thạo tin cho biết Ủy ban châu Âu dự kiến trong những ngày tới sẽ triển khai sẽ áp thuế suất 95 euro (103,26 USD)/tấn đối với ngũ cốc từ Nga và Belarus, trong khi thuế 50% cũng sẽ được áp đặt đối với hạt có dầu và các sản phẩm từ chúng.
Gần đây, các nông dân trong khối EU đang kêu gọi thay đổi các hạn chế trong khuôn khổ Thỏa thuận xanh về ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như kiến nghị các chính phủ áp thuế đối với nông sản nhập khẩu từ Ukraine, vốn được miễn thuế sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine năm 2022. Nông dân ở Ba Lan, Hungary và Slovakia cho rằng biện pháp hỗ trợ Kiev khiến nông sản của các nước này mất giá.
Những tuần qua, tại Ba Lan đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối liên quan đến các vấn đề này. Đối mặt với tình trạng này, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng kêu gọi EU cấm nhập khẩu nông sản của Nga và Belarus.
Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết tháng 6/2024 Chính phủ Nga ngày 30/12 đã thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo và lệnh cấm sẽ có hiệu lực đến ngày 30/6/2024. Nga gia hạn cấm xuất khẩu gạo. Ảnh: Getty Images Chính phủ Nga cho biết quyết định được đưa ra nhằm duy trì sự ổn định ở thị trường nội địa. Lệnh cấm sẽ không ảnh hưởng đến...