Nga “đuổi khéo” Snowden đi Venezuela
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nga đã lên tiếng khuyên Snowden tận dụng cơ hội cuối cùng đi Venezuela, còn nếu ở lại “sẽ phải cưới Chapman”.
Ngày 6/7, ông Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nga đồng thời là một nghị sĩ có ảnh hưởng lớn đã khuyến khích “kẻ phản bội nước Mỹ” Edward Snowden chấp nhận đề nghị cho tị nạn của Venezuela.
Ông Pushkov viết trên tài khoản Twitter của mình rằng: “Venezuela đang chờ đợi câu trả lời từ Snowden. Đây có lẽ là cơ hội được tị nạn chính trị cuối cùng của anh ta.”
Ông Alexei Pushkov: Venezuela là lựa chọn cuối cùng của Snowden
Hôm 5/7, Ngoại trưởng Venezuela Elias Jaua cho biết Venezuela vẫn chưa liên lạc được với Snowden, người được cho là đang mắc kẹt tại khu quá cảnh sân bay Sheremetyevo ở Moscow mà không thể đi đâu khác vì hộ chiếu của anh đã bị Mỹ hủy bỏ.
Phát ngôn của ông Pushkov dường như cho thấy Kremlin đang rất muốn “đuổi cổ” cựu nhân viên NSA mà Mỹ đang truy lùng với tội danh gián điệp này.
Điện Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga đều không có phản ứng gì trước đề nghị cho tị nạn của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm thứ Bảy.
Về phần Snowden, để tới được Nam Mỹ, anh này phải được Venezuela cấp giấy tờ thông hành và phải tìm được cách tới được đó. Lựa chọn duy nhất mà anh này có là đường bay thẳng từ Moscow tới Havana, Cuba, chuyến bay mà trước đây anh này đã bỏ lỡ.
Video đang HOT
Nga đang rất muốn “tống khứ” Snowden
Tuy nhiên chuyến bay Moscow-Havana này lại bay qua lãnh thổ châu Âu và Mỹ, khiến cho tình hình thêm phức tạp. Tuần trước một số quốc gia châu Âu đã từ chối không cho chiếc máy bay chở Tổng thống Bolivia Evo Morales bay qua không phận vì nghi ngờ có Snowden ở trên máy bay.
Ông Pushkov còn nói đùa rằng nếu Snowden không tìm được chỗ dừng chân ở Venezuela thì “anh ta sẽ phải ở lại và cưới Anna Chapman”, nữ điệp viên Nga xinh đẹp bị trục xuất khỏi Mỹ năm 2010. Tuần trước, nữ điệp viên 31 tuổi này đã ngỏ lời cầu hôn với Snowden qua tài khoản Twitter.
Nữ điệp viên Anna Chapman
Trong khi đó, cả Tổng thống Bolivia và Nicaragua đều tuyên bố sẵn sàng đón nhận Snowden. Hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Bolivia David Choquehuanca cho biết nước này chưa nhận được đơn xin tị nạn chính thức từ Snowden. Còn Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega cho hay đại sứ quán nước này ở Moscow đã nhận được đơn xin tị nạn của Snowden và đang nghiên cứu đề nghị này.
Thượng nghị sỹ Mỹ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện nói rằng ông không ngạc nhiên khi 3 nước châu Mỹ Latin cho Snowden tị nạn.
Ông Menendez cho rằng ba nước này “muốn chọc tức Mỹ”, đồng thời đề cập đến việc sẽ xem xét lại chính sách thương mại và viện trợ của Mỹ đối với bất cứ quốc gia nào chứa chấp Snowden.
Theo Khampha
Snowden: Những bí mật đời tư kinh ngạc
Không ai nghĩ rằng, Edward Snowden, người tiết lộ những bí mật động trời của nước Mỹ lại chưa tốt nghiệp phổ thông và mãi mới kiếm được tấm bằng vi tính thường thường bậc trung.
Một căn nhà nhỏ và người bạn gái đã chia tay
Chỉ trong một thời gian ngắn, Edward Snowden đã trở thành trung tâm chú ý của giới truyền thông quốc tế. Những người ngưỡng mộ hết lời ca ngợi anh đã dám đem cuộc sống trong ngôi biệt thự xa hoa ở thiên đường Hawaii và tiền lương hậu hĩnh để đổi lấy những cuộc phiêu lưu gian khổ của một chiến sĩ đấu tranh cho tự do thông tin trên mạng Internet. Nhưng thực tế, "ngôi biệt thự xa hoa" ở Hawaii chỉ là một căn nhà rất khiêm nhường.
Anh có một bạn gái - cô vũ nữ Lindsay Mills. Họ đã sống với nhau nhiều năm. Nhưng rồi họ đã chia tay nhau. Lindsay Mills cho biết, trước khi chia tay, cách cư xử của Snowden khá lạ lùng. Rất có thể anh đã lường trước được cuộc sống gian nan đang chờ đón anh.
"Kẻ phản bội nước Mỹ" Edward Snowden
Trình độ học vấn của Snowden không thể gọi là cao. Anh chưa tốt nghiệp phổ thông. Nhưng anh say mê máy vi tính, say mê lập trình và say mê trò chơi điện tử. Mãi nhiều năm sau, anh mới nhận được giấy chứng chỉ Microsft Solutions Expert, loại giấy chứng nhận trình độ nghề nghiệp bậc trung mà vô số chuyên gia tin học trên khắp thế giới nhận được.
Con đường gập ghềnh dẫn đến "nổi loạn"
Snowden bất bình với chính sách của Mỹ ở Iraq nên đã gia nhập quân đội để được cử sang đất nước chịu nhiều đau khổ này. Sau khi trở về nước, anh làm bảo vệ tại Trung tâm Nghiên cứu ngôn ngữ thuộc trường Đại học bang Maryland. Khoa Ngoại ngữ của trường này chuyên đào tạo các nhà ngôn ngữ cho Cục An ninh Quốc gia (NSA) đầy thế lực.
Trong thời gian làm bảo vệ, Snowden tích cực tham gia các diễn đàn trên mạng, say mê những cuộc thảo luận chính trị. Nửa năm sau, anh được tuyển vào CIA. Anh được quyền tiếp xúc với thông tin mật, được cử sang Geneve làm việc.
Theo tờ New York Times, ngay từ cuối năm 2009, Snowden đã nhiều lần thú nhận anh cảm thấy cắn dứt lương tâm, cảm thấy bất bình với việc Nhà nước can thiệp vào cuộc sống riêng tư. Nhưng điều đó không ngăn cản anh được CIA cử sang Nhật Bản, đến một căn cứ quân sự bí mật.
Cô bạn gái Lindsay Mills của Snowden
Đầu năm 2010, anh cùng cô vợ chưa cưới Lindsay Mills chuyển đến Hawaii sinh sống. Anh làm việc tại một cơ sở tuyệt mật của Công ty Booz Allen Hamilton Inc. có quan hệ chặt chẽ với NSA. Doanh số hằng năm của Công ty này là hơn 2,7 tỷ USD, 97% thu nhập là từ những bản hợp đồng với các cơ quan an ninh Mỹ. Bản thân Công ty là sở hữu của Tập đoàn Đầu tư nổi tiếng Carlyle Group. Những cơ sở đặt hàng chính của Tập đoàn là Lầu Năm Góc và NSA.
Trong số những người chủ của Tập đoàn có các Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carlucci và Weinberger. Còn trong số những cố vấn của Tập đoàn vào những giai đoạn khác nhau có Cựu Tổng thống Mỹ George Bush bố, Cựu Thủ tướng Anh Major và nhiều nhân vật tầm cỡ khác. Có thể coi Tập đoàn Carlyle Group là một trong những cơ cấu hùng mạnh nhất nước Mỹ.
Tại đây, Snowden được trao một chức vụ nguy hiểm nhất xét từ góc độ an ninh mạng - chức quản trị hệ thống. Theo các số liệu thống kê quốc tế, phần lớn những vụ rò rỉ thông tin mật trong các khu vực Nhà nước và Công ty là bắt nguồn từ chức vụ này.
Cũng trong thời gian này, Snowden đặt quan hệ với giới báo chí. Nghe đồn, anh chủ động đến gặp Glenn Greenwald, người đầu tiên công bố thông tin mật bị rò rỉ trên tờ báo Anh The Guardian. Người thứ hai công bố thông tin mật trên tờ báo Mỹ Washington Post là Barton Gellman, người đã từng được giải báo chí Pulitzer. Người thứ 3 là nhà báo nữ Laura Poitris, bạn gái của Greenwald và là tác giả một loạt phim chống chiến tranh Iraq.
Hồi tháng 2 năm nay, Snowden đã đề nghị Laura giúp đỡ trong cuộc đấu tranh chống NSA và chống Tổng thống Obama bởi vì Obama đã làm anh thất vọng. Laura cũng chính là người đã kết nối Snowden với giới báo chí.
Rất có thể "bộ ba" Glenn, Barton và Laura đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong những quyết định của Snowden. Các nhà phân tích không loại trừ khả năng Snowden, cũng như "bộ ba" Glenn, Barton và Laura, chỉ là những quân tốt trong ván cờ quyền lực giữa những giới chóp bu chính trị trên thế giới, kể cả trong nội bộ nước Mỹ.
Snowden được phép tị nạn tại Venezuela, Nicaragua
Ngày 5/7, phát biểu trên truyền hình nhân dịp Quốc khánh, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết, ông đã cho phép Eward Snowden được tị nạn tại Venezuela, đất nước của người anh hùng Hugo Chavez. Tính đến ngày 5/7, Snowden được cho là đã nộp đơn xin tị nạn tới 27 quốc gia. Snowden có thể vẫn đang ẩn náu tại khu vực quá cảnh của một sân bay quốc tế ở Moscow, Nga kể từ ngày 23/6 tới nay.
Theo Khampha
Venezuela chấp nhận cho Snowden tị nạn Tổng thống Venezuela đã tuyên bố chấp nhận cho Snowden tị nạn nhân đạo, đồng thời chỉ trích Mỹ là "tên tội phạm toàn cầu". Ngày 5/7, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố ông đã quyết định cấp quy chế tị nạn cho cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden, người đang rải đơn xin tị...