Nga được quay lại Hội đồng châu Âu sau 5 năm bị ‘tẩy chay’
Với 118 phiếu thuận, 62 phiếu trống và 10 phiếu trắng, ngày 24/6, Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu ( Council of Europe – CoE) đã nhất trí cho phép đại diện của Nga trở lại cơ quan này.
Ủy hội châu Âu (Council of Europe – CoE) có 47 quốc gia thành viên với khoảng 830 triệu dân.
Trước đó, ngày 17/5, CoE đã thông qua tuyên bố khôi phục quyền bỏ phiếu của Nga, sau khi bãi bỏ quyền này liên quan tới việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea hồi năm 2014.
Theo kết quả mới này, Nga có thể tham gia cuộc bầu Tổng Thư ký nhiệm kỳ mới của CoE, dự kiến diễn ra trong ngày 26/6.
Nga là thành viên của CoE từ năm 1996. Quan hệ song phương trở nên căng thẳng từ năm 2014 khi CoE tước nhiều quyền của phái đoàn Nga liên quan đến vấn đề Moscow sáp nhập Crimea.
Theo đó, các đại diện của Nga không được quyền bỏ phiếu, mặc dù vẫn được được tham gia các phiên họp của hội đồng.
Cuối tháng 6/2017, Ngoại trưởng Sergei Lavrov thông báo quyết định ngừng thanh toán một phần khoản đóng góp vào ngân sách của CoE vào năm 2017.
Video đang HOT
Moscow tuyên bố cần phải tiến hành cải tổ điều lệ của CoE, trong đó loại bỏ việc giới hạn quyền của các phái đoàn, đồng thời nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga chỉ quay lại tổ chức này sau khi quyền biểu quyết của họ được khôi phục hoàn toàn.
Điều này khiến CoE gặp khó khăn tài chính khi quỹ hoạt động thiếu hụt 1,5 triệu euro. Thậm chí, giới chức Nga cảnh báo khả năng có thể rút khỏi CoE.
Vào tháng 4/2018, Tổng Thư ký CoE Turbiern Jagland tuyên bố nếu Nga không thực hiện nghĩa vụ tài chính trong vòng hai năm thì cơ quan điều lệ của tổ chức là hội đồng bộ trưởng có thể xem xét vấn đề khai trừ. Thời hạn có thể tiến hành việc này là tháng 6/2019.
Tới ngày 17/5/2019, các ngoại trưởng của ủy hội gồm 47 nước thành viên đã bỏ phiếu hoàn toàn ủng hộ việc khôi phục quyền bỏ phiếu của Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã hoan nghênh cuộc bỏ phiếu tại CoE, đồng thời tái khẳng định các cam kết của Moscow, trong đó có việc đóng phí thành viên cho hội đồng này.
Ông nhấn mạnh Nga coi trọng “đóng góp tích cực” của CoE trong việc giải quyết các vấn đề nhân đạo cũng như cải thiện hệ thống tư pháp của Moscow.
Thanh Tú
Theo VNF/TASS
Dấu ấn Việt Nam trong nhiệm kỳ đầu tiên tại cơ quan quyền lực nhất LHQ
Ngày 18.2.2008, tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bàn về Kosovo, Đại sứ Lê Lương Minh - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc tuyên bố Việt Nam ủng hộ giải quyết vấn đề Kossovo theo Nghị quyết 1244 ngày 19.6.1999 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đã nhận được sự đồng ý của các bên liên quan. Ảnh: TTXVN.
Những kết quả nổi bật mà Việt Nam đạt được khi hoàn thành trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009 đã được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và lãnh đạo nhiều nước đánh giá cao.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên tại cơ quan quyền lực nhất Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tham gia chủ động, thể hiện lập trường độc lập tự chủ, góp phần xây dựng, hợp tác và có trách nhiệm, khéo léo xử lý khi có vấn đề khác biệt giữa các thành viên, nhất là các nước lớn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng thực hiện được các mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đề ra, có nhiều sáng kiến và đóng góp vào các hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, được các nước đánh giá cao.
Trong số 4 kết quả chính mà Việt Nam đạt được, nổi bật nhất là Việt Nam không chỉ bắt nhịp nhanh, tham gia đầy đủ 1.500 cuộc họp của Hội đồng Bảo an mà đóng góp tích cực trên tất cả các vấn đề và tất cả các khâu từ phát biểu, tham gia thương lượng, đóng góp xây dựng các nghị quyết, văn kiện.
Ngoài ra, trong lần đầu đảm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Việt Nam đảm nhận Chủ tịch và Phó Chủ tịch một số tiểu ban của Hội đồng Bảo an, đặc biệt, 2 lần làm Chủ tịch tháng của Hội đồng Bảo an.
Trong 2 năm ngồi trên "ghế nóng", Việt Nam đã góp phần xây dựng Báo cáo năm về công việc của Hội đồng Bảo an. Việt Nam đã chủ trì soạn thảo, thương lượng giúp Hội đồng Bảo an thông qua 1 nghị quyết về phụ nữ và hòa bình an ninh.
Với tư cách đại diện Châu Á, các vấn đề ở khu vực như hạt nhân Iran, vấn đề Triều Tiên... đã được Việt Nam quan tâm thúc đẩy. Bên cạnh đó, các vấn đề ở các khu vực khác như Châu Phi, Trung Đông cũng được Việt Nam quan tâm thúc đẩy. Trong 2 lần làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an ở nhiệm kỳ này, Việt Nam đều thúc đẩy thảo luận mở về vấn đề hòa bình Trung Đông.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và lãnh đạo nhiều nước, đặc biệt là các nước lớn, các đối tác quan trọng và trong khu vực đều đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong thời gian này.
"10 năm trước, Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Thời điểm đó, Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong Hội đồng Bảo an, đặc biệt là việc ủng hộ Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Đây là một nghị quyết có tính chất lịch sử của Liên Hợp Quốc" - ông Kamal Malhotra - Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
"Tôi nghĩ Việt Nam là một ứng cử viên nặng ký có nhiều kinh nghiệm bởi các bạn cũng đã từng đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an cách đây 10 năm và tôi nghĩ các bạn biết cần phải làm gì. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả đều đặt kỳ vọng khá cao vào Việt Nam sẽ đóng vai trò xây dựng trong Hội đồng Bảo an" - ông Olof Skoog - Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện Thụy Điển tại Liên Hợp Quốc.
"Trong nhiệm kỳ đầu tiên năm 2008-2009, Việt Nam đã được Mỹ ca ngợi vì những đóng góp tích cực và sự hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề then chốt như không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố" - GS.Carl Thayer - Đại học New South Wales, Australia.
Theo TTXVN
HẢI ANH
Liên hợp quốc khủng hoảng ngân sách, Tổng Thư ký tính bán nhà Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres nói ông đang cân nhắc bán căn nhà ở Manhattan để có thể giúp tổ chức này giải quyết cơn khủng hoảng ngân sách hiện nay. Đề xuất này được ông Antonio Guterres đưa ra hôm 4/6 khi đề cập tới khoản thiếu hụt 1,5 tỷ USD trong ngân sách giữ gìn hòa bình của Liên...