Nga đứng thứ 3 trên thế giới về số ca dương tính với SARS-CoV-2
Với tổng số hơn 221.000 ca dương tính với SARS-CoV-2, Nga đã vượt qua Anh và Italy, đứng thứ 3 trên thế giới về số lượng mắc bệnh.
Theo Ban điều hành về ngăn ngừa và chống lây lan dịch Covid-19 của Nga, trong 24 giờ qua, tại nước này đã ghi nhận thêm 11.656 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp có mức tăng hơn 11.000 ca mắc bệnh trong một ngày.
Như vậy, đến thời điểm này, tại Nga đã có tới 221.334 người mắc Covid-19. Nga đã vượt qua Anh và Italy, chiếm vị trí thứ 3 trên thế giới về số lượng các trường hợp nhiễm bệnh.
Theo đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Nga, căn cứ vào mức tăng tỷ lệ nhiễm bệnh trong những ngày gần đây, thì nước này đã đạt đến đỉnh dịch. Mặc dù vẫn ghi nhận các ca nhiễm, nhưng mức tăng đã ổn định.
Còn theo Cơ quan kiểm soát và bảo vệ tiêu dùng Nga, hiện tại nước này còn gần 247.000 người đang được theo dõi y tế do nghi ngờ mắc Covid-19. Tính đến nay, đã có hơn 5,6 triệu xét nghiệm được tiến hành.
Trong diễn biến liên quan, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov cho biết, Tổng thống Putin sẽ tiến hành cuộc họp để thảo luận về tình hình lây lan dịch Covid-19, bao gồm khả năng kéo dài giai đoạn không làm việc sau ngày 11/5.
Trước đó, ngày 6/5, Người đứng đầu Cơ quan Kiểm soát và bảo vệ tiêu dùng Nga Anna Popova đã đưa ra các khuyến nghị về dỡ bỏ các hạn chế theo 3 giai đoạn.
Video đang HOT
Giai đoạn đầu tiên cho phép hoạt động của các công trình thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ có diện tích hạn chế, đồng thời tuân thủ giãn cách xã hội; giai đoạn 2 là mở lại các công trình thương mại và dịch vụ có diện tích lớn, nhưng hạn chế số lượng khách vục vụ cùng lúc; còn giai đoạn 3 đề nghị cho phép tất cả các doanh nghiệp hoạt động.
Tổng thống Nga Putin đã lưu ý rằng, tùy thuộc vào tình hình dịch tễ học ở các khu vực- mà ở đâu đó cần duy trì thậm chí bổ sung các biện pháp phòng ngừa, còn ở đâu đó có thể lên kế hoạch nới lỏng, nhưng cần làm việc này một cách thận trọng, dựa trên ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, có tính đến tất cả các yếu tố và các rủi ro có thể./.
Mỹ tức tối nhìn Venezuela bán dầu cho Trung Quốc
Cựu Đại sứ Mỹ lên án chính quyền Venezuela bán dầu thô Trung Quốc, mua vũ khí Nga không giải quyết được cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này.
Trang điện tử chính thức của Nhà Trắng mới đây đưa tin về cuộc gặp của ông Elliott Abrams - đại diện đặc biệt của Mỹ tại Venezuela với các phóng viên, nhấn mạnh rằng Tổng thống Nicolas Maduro đang càng khiến Venezuela tồi tệ thêm.
Elliott Abrams - đại diện đặc biệt của Mỹ tại Venezuela
Theo ông Abrams, chính quyền Venezuela đã giao khoảng 5 tỷ USD tiền dầu để trả nợ cho Trung Quốc và Cuba, đồng thời chi thêm hàng trăm triệu USD để mua vũ khí quân sự của Nga, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn và người dân thiếu thực phẩm, thuốc men.
Chính quyền Venezuela được quyền lựa chọn mua thuốc thang, thực phẩm cho người dân của mình nhưng họ đã không chọn điều đó mà trả nợ cho nước ngoài, mua thêm vũ khí, ký kết hợp tác quân đội với Nga. Tuyên bố này được cho là ám chỉ tới yêu sách của Mỹ trong việc đòi Tổng thống Nicolas Maduro từ chức và ủng hộ phe đối lập do Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido.
Ông Juan Guaido đầu năm nay đã tuyên bố sẽ nhập số thuốc cực lớn từ Mỹ về để giúp đỡ người dân Venezuela.
Số thuốc này thực chất là thực phẩm chức năng và chính quyền ông Nicolas Maduro cùng quân đội đã kiên quyết chặn lại ở trước cửa biên giới nhằm ngăn mọi kịch bản có thể xảy ra bao gồm cả trường hợp có vũ khí trong các lô hàng.
Đại diện Mỹ về Venezuela còn lên án đây là động thái cho thấy nước này đang mua "các công cụ để đàn áp chính người dân của mình".
Theo số liệu được Nhà Trắng công bố, năm ngoái Chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro đã gửi gần 3 tỷ USD tiền dầu cho Trung Quốc để trả nợ các khoản tài chính trước đó. Venezuela cũng trả khoảng 900 triệu USD cho Cuba và trả nợ cho Rosneft của Nga 1,5 tỷ USD.
Venezuela cũng ký hợp đồng quân sự với Nga trị giá 209 triệu USD máy bay phản lực, máy bay trực thăng quân sự cũng như một số vũ khí khác.
"Chính quyền ở Caracas có thể mua tất cả thực phẩm, thuốc men mà họ muốn, kể cả ở Mỹ nhưng thực tế là họ đã không mua thực phẩm ở Mỹ trong cả năm nay. Vấn đề ở Venezuela là họ đã không dù có tiền" - ông Abrams nhấn mạnh.
Ông Abrams cũng bảo lưu các lệnh trừng phạt Mỹ đang áp đặt lên chính quyền ông Nicolas Maduro, cho rằng đây là các biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy chính quyền đương nhiệm phải thúc đẩy các chương trình trong nước nhằm cải thiện cuộc sống của người dân.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt của mình và cố gắng làm cho nó hoạt động tốt hơn" - đại diện Mỹ tuyên bố.
Trong khi đó, Reuters mới đây tiếp tục dẫn các nguồn tin độc quyền thân cận với Ngân hàng Trung ương Venezuela cho thấy, những tháng gần đây, Venezuela liên tục sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán hàng hóa với Trung Quốc.
Mỹ đã ngăn cấm Venezuela được sử dụng hệ thống thanh toán tài chính Mỹ và giờ đây Venezuela đã phải lựa chọn hình thức thanh toán bằng đồng nội tệ của Trung Quốc.
5 nguồn tin bao gồm hai quan chức chính phủ và ba nguồn từ các công ty tư nhân trong lĩnh vực tài chính hoặc dầu mỏ đã khẳng định với Reuters rằng thanh toán đồng nội tệ đang được thúc đẩy ở Venezuela.
Việc thanh toán các hợp đồng kinh tế bằng nhân dân tệ sẽ cho phép Venezuela tránh được việc sử dụng hệ thống tài chính của Mỹ và bị ngăn chặn.
Song hai nguồn tin cho biết quá trình mở tài khoản tại các ngân hàng Trung Quốc đang tỏ ra phức tạp. Tập đoàn Năng lượng Venezuela (PDVSA) và Ngân hàng trung ương của Venezuela đã duy trì các tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc từ lâu, một phần nhờ vào một thỏa thuận tài chính được ký kết từ hơn một thập kỷ trước. Các nguồn tin cho Reuters biết, Trung Quốc đã cho quốc gia Nam Mỹ này vay 50 tỷ USD để đổi lấy các lô hàng dầu thô.
Theo một nguồn tin thân cận, biết rõ về hoạt động của ngân hàng trung ương Venezuela, Venezuela có ít nhất 700 triệu nhân dân tệ (gần 1 triệu USD) trong tài khoản tại Ngân hàng trung ương của Trung Quốc.
Các nhà phân tích đánh giá, Mỹ kỳ vọng các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Venezuela đối với ngành khai thác dầu của nước này có thể "trở về con số 0" nhưng thực tế thì một lượng dầu không xác định của Venezuela đã vô tư nhập cảng Trung Quốc thông qua quốc gia Malaysia.
Ngoài Trung Quốc, Nga cũng được cho là đã mua nhiều lô hàng dầu thô của Venezuela và được thanh toán thông qua cơ chế thanh toán đồng nội tệ của hai nước. Số dầu của Venezuela được Nga bán cho Trung Quốc và Ấn Độ.
Nga và Trung Quốc được cho là 2 quốc gia đã giúp đỡ Caracas thành công trong việc chặn đứng các mưu đồ của Mỹ và Colombia nhằm gây bất ổn chính trị và xã hội ở nước này. Tuy nhiên, Moscow luôn khẳng định tới Venezuela để hỗ trợ kỹ thuật quân sự theo các đơn hàng quốc phòng từ trước khi Mỹ áp đặt trừng phạt Venezuela.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
Radar S-400 Thổ Nhĩ Kỳ không thể "khóa mục tiêu" đối với tiêm kích Nga? Nga được cho là đã tích hợp vào máy bay chiến đấu của mình lớp phòng vệ trước radar của S-400 Thổ Nhĩ Kỳ. Liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia thành viên của NATO bắt đầu triển khai tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf, có ý kiến cho rằng vũ khí này có thể...