Nga dừng dự án tái sản xuất siêu máy bay An-124
Chính phủ Nga sẽ loại bỏ chương trình tái sản xuất máy bay vận tải khổng lồ An-124 hợp tác với công ty Antonov của Ukraine.
Chính phủ Nga sẽ loại bỏ chương trình tái sản xuất máy bay vận tải khổng lồ An-124 hợp tác với công ty Antonov của Ukraine.
Theo hãng thông tấn Itar-Tass, Nga và Ukaraine vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với nhau trong kế hoạch sản xuất hai máy bay vận tải chở khách cỡ lớn là Antonov-148 đang ở giai đoạn hoàn thiện tại thành phố Voronezh thuộc Nga và Antonov-158 trong quá trình lắp ráp ở thủ đô Kiev, Ukraine.
Thông tin trên được các quan chức cấp cao của chính phủ Nga công bố hôm 16/8. Bên cạnh đó phía Nga còn tuyên bố sẽ chấm dứt hoàn toàn mọi chương trình khôi phục lại dây chuyền sản xuất và nâng cấp các máy bay vận tải hặng nặng An-124 Ruslan. Trước đó, cả phía Nga và Ukraine đều đã từng thông báo sẽ tạm thời ngưng hoạt động vô thời hạn đối với dây chuyền sản xuất máy bay An-124.
Mẫu máy bay vận tải hạng nặng An-124 Ruslan do công ty Antonov chế tạo.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nga – ông Yuri Slusar trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí trong diễn đàn vận tải hàng không quốc tế cho hay: “Dự án nâng cấp các máy bay vận tải hạng nặng An-124 sẽ hoàn toàn bị loại bỏ khỏi chương trình phát triển máy bay của chính phủ Nga, mặc dù đây là điều mà phía Nga không mong muốn. Nhưng với tình hình ở Ukraine hiện tại sẽ không cho phép chúng tôi tiếp tục triển khai dự án này trong tương lai”.
Video đang HOT
Ông này còn cho biết thêm rằng, ngoài chương trình nâng cấp An-124 Nga vẫn còn nhiều dự án phát triển máy bay vận tải thế hệ mới khác, hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy ngưng hoàn toàn chương trình nâng cấp An-124 nhưng các hợp đồng sản xuất các máy bay vận tải chở khách An-118 và An-158 với Ukraine vẫn sẽ tiếp tục.
An-124 là một trong những thiết kế máy bay vận tải hạng nặng tuyệt định của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô – do Cục Nghiên cứu và Thiết kế mang tên O.K. Antonov sáng chế. Sau khi Liên Xô tan rã, cục thiết kế này thuộc về Ukraine và hiện tại nó mang tên Công ty quốc gia Antonov (ASC).
Với trọng lượng cất cánh tối đa tới 405 tấn, An-124 là máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới hiện nay (sau An-225 – thiết kế “khủng” khác của Antonov), tải trọng của nó lên tới 150 tấn. Để đưa con quái vật này lên bầu trời, người ta đã trang bị cho nó 4 động cơ tuốc bin phản lực Ivchenko Progress D-18T có lực đẩy 229,5kn/chiếc cho tốc độ bay 865km/h, tầm bay hơn 5.000km.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
G7 cảnh báo trừng phạt nghiêm khắc với Nga
Các lãnh đạo G7 cảnh báo rằng rằng Nga sẽ đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm khắc hơn nếu Mátxcơva tiếp tục ủng hộ phe ly khai ở miền đông Ukraine.
Một cuộc họp của các lãnh đạo G7.
Nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới - gồm Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada - nói rằng Nga đã làm tổn hại "chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraine".
Các lãnh đạo của G7 cho hay Nga vẫn có thể "chọn giải pháp xuống thang", nhưng cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ông có thể đối mặt với sự trả giá lớn hơn về kinh tế nếu tiếp tục ủng hộ phe ly khai tại đông Ukraine.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi EU bổ sung thêm 8 người Nga vào danh sách trừng phạt của khối.
Trước đó, Nga đã miêu tả các lệnh trừng phạt mới của EU là "không mang tính xây dựng", "thiển cận", và rằng chúng có thể đẩy giá năng lượng tại châu Âu gia tăng.
Nga đã chịu sức ép ngày càng gia tăng nhằm chứng dứt sự ủng hộ đối với phe ly khai ở Ukraine mà các chính phủ phương Tây tin là đừng đằng sau vụ bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines, làm 298 người thiệt mạng.
Mátxcơva cũng bị Mỹ và EU cáo buộc cung cấp vũ khí hạng nặng cho phe ly khai Ukraine - nhưng chính phủ Nga bác bỏ điều này.
Hôm 29/7, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế mới chống lại Nga, mở rộng quy mô các lệnh trừng phạt sang 3 lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Nga là năng lượng, vũ khí và tài chính.
EU cũng mở rộng các lệnh trừng phạt, nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ, thiết bị quốc phòng và các công nghệ nhạy cảm của Nga.
Vài thành viên trong nhóm thân cận của Tổng thống Putin cũng nằm trong danh sách 8 người mà EU bổ sung vào danh sách trừng phạt hôm 30/7.
Tổng cộng 95 cá nhân và 23 thực thể của Nga đã bị đưa vào danh sách trừng phạt của EU.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Nga sắp mở cửa trở lại căn cứ tình báo sát Mỹ Chinh phu Nga đã tạm thời chấp thuận cho mở cửa hoạt động trở lại một căn cứ tình báo có từ thời Chiến Tranh Lạnh tại Cuba, vốn từng được dùng để do thám Mỹ. Một góc căn cứ Lourdes của Nga ở Cuba - Ảnh: Reuters Tờ Kommersant (Nga) hôm 16.7 dẫn một số nguồn tin từ chính phủ Nga cho...