Nga đưa vũ khí ác mộng vào trực chiến ở Quân khu Miền Tây
Trung đoàn tên lửa của Quân khu Miền Tây của Nga trước đây được trạng bị các hệ thống tên lửa phòng không S-300 nhưng vừa mới đây đã được đón nhận các hệ thống tên lửa phòng không tối tân hơn, mạnh hơn – S-400.
Tên lửa S-400
Các đơn vị chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không thiện chiến S-400 mới thuộc trung đoàn tên lửa phòng không của Quân khu Miền Tây đã được đưa vào trực chiến ở Khu vực Leningrad, văn phòng báo chí của Quân khu Miền Tây của Nga hôm qua (12/3) đã cho các phóng viên biết như vậy.
“Các đơn vị thuộc hệ thống tên lửa tối tân S-400 đã được đưa vào trực chiến để làm nhiệm vụ phòng không để bảo vệ các cơ sở hành chính, dân sự và quân đội”, văn phòng báo chí của Quân khu Miền Tây cho biết.
Các đơn vị phòng không của Quân khu Miền Tây được cho là đã nhận được hệ thống S-400 mới từ các đại diện của cơ sở sản xuất tên lửa ở Khu vực Kapustin Yar thuộc Vùng Astrakhan. Sau khi được bắn thử bằng đạn thật, các tên lửa này đã đi hành trình hơn 2.000km đến Khu vực Leningrad.
Trung đoàn tên lửa của Quân khu Miền Tây của Nga trước đây được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không S-300 nhưng hiện tại đã được tăng cường sức mạnh khi được đón nhận các hệ thống tên lửa phòng không tối tân hơn, mạnh hơn – S-400. Trong những tháng qua, các hệ thống mới đã được thử nghiệm trước khi được đưa vào trực chiến trong khi các binh sĩ vận hành hệ thống vũ khí mới cũng đã được đào tạo lại.
Video đang HOT
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Nhiều nước rất muốn sở hữu S-400 của Nga. Hiện giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tối tân này là khoảng 500 triệu USD.
S-400 của Nga khiến phương Tây đau đầu không chỉ vì sức mạnh hàng đầu của nó mà còn cả vì việc vũ khí đình đám này của Nga đang thu hút sự quan tâm của hàng loạt đồng minh của Mỹ và phương Tây.
Năng lực đỉnh cao của hệ thống tên lửa S-400 đang hút khách ở những thị trường vốn lâu nay được độc chiếm bởi phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Đến thời điểm này, đã có 5 quốc gia được xác nhận đang tham gia vào các giai đoạn khác nhau của qua trình đàm phán nhằm có được quyền sở hữu các tên lửa S-400 Triumf hay còn gọi là SA-21 Growler của Nga. Moscow đã ký hợp đồng bán S-400 cho hai nước là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện tại, Bắc Kinh đã nhận được các hệ thống S-400 trong khi Ankara chỉ còn đợi vài tháng nữa là được Nga chuyển giao thứ vũ khí hàng đầu thế giới này. Trong khi đó, Ấn Độ, Qatar và Ả-rập Xê-út vẫn đang đàm phán với Nga về những chi tiết cụ thể của một hợp đồng mua bán S-400.
Việc một loạt nước thân Mỹ muốn mua S-400 của Nga khiến Washington và phương Tây lo ngại. Mỹ đã tung đòn trừng phạt Trung Quốc vì mua các vũ khí, trong đó có tên lửa S-400 của Nga. Mỹ cũng đang gây sức ép dồn dập để đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy hợp đồng S-400 với Nga. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Ankara chính thức thách thức mọi lời cảnh báo, đe dọa của Mỹ để theo đuổi đến cùng mục tiêu mua được các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo XHTT
Nga "âm thầm" đưa hệ thống S-300 đến gần lực lượng của Mỹ ở Syria
Quân đội Nga được cho là đã bắt đầu di chuyển các bộ phận của hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ phía Tây Syria về tỉnh Deir Ezzor ở phía Đông, sát nơi đóng quân của liên minh do Mỹ đứng đầu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Nga. Ảnh: AMN
Tờ báo Asharq Al-Awsat có trụ sở tại Saudi Arabia dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết trong những ngày qua quân đội Ngabắt đầu di chuyển một số bộ phận của hệ thống S-300 đến tỉnh Deir Ezzor.
Theo giới quan sát, động thái thay đổi vị trí S-300 của Nga có thể gây khó khăn cho các máy bay Mỹ hoạt động ở phía đông sông Euphrates.
Hiện các lực lượng Syria và Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì liên quan đến thông tin được đưa ra ở trên.
Vào đầu tháng 10/2018, Nga đã chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Syria, đúng hai tuần sau khi một máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn hạ ở ngoài khơi bờ biển Latatkia, khiến toàn bộ 15 quân nhân Nga có mặt trên máy bay thiệt mạng.
Trước đó, Moskva đã triển khai hệ thống S-400 tại Syria để hỗ trợ chiến dịch tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng theo đề nghị của Chính phủ Syria.
Việc triển khai tổ hợp tên lửa phòng không S-300 sang phía Đông, áp sát vị trí đóng quân của lính Mỹ cũng tiềm ẩn không ít rủi ro đối với người Nga. Tác dụng đầu tiên của S-300 chính là khiến hoạt động của máy bay Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn trong các chiến dịch tấn công tại khu vực phía Đông sông Euphrates. Nhưng nếu cảm thấy hoạt động của chiến đấu cơ quân mình bị cản trở, rất nhiều khả năng Quân đội Mỹ sẽ trực tiếp tấn công và phá hủy hệ thống S-300 của Nga. Vũ khí mà Quân đội Mỹ sử dụng có thể là tên lửa hành trình tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM, nhưng viễn cảnh này bị đánh giá tương đối thấp.
Nếu quyết định hành động, người Mỹ chắc chắn sẽ không gây ồn ào mà chỉ tiến hành lặng lẽ nhằm tránh để Nga nắm được bằng chứng và có phản ứng ở mức quyết liệt. Cho nên các đơn vị đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ có lẽ sẽ là giải pháp hợp lý và mang lại hiệu quả nhiều hơn, nhất là khi S-300 đã ở rất sát vị trí của họ. Khi đưa S-300 ra ngoài vùng bảo vệ của các lực lượng mặt đất dày đặc so với lúc triển khai ở phía Tây, đặc nhiệm Mỹ sẽ có nhiều cơ hội hơn để bí mật tiếp cận với chúng. Một cuộc tập kích bất ngờ rồi rút lui là đủ để khiến tổ hợp S-300 Nga triển khai tại đây bị tê liệt, bởi vì binh lính Syria khó mà được coi là đối thủ của đặc nhiệm Mỹ, trong khi số lính Nga lại đang quá mỏng.
Quan trọng nhất, do sử dụng hoàn toàn con người với các loại vũ khí thông dụng không dễ nhận diện, Nga sẽ chẳng có lý do gì để quy tội được cho Mỹ, viễn cảnh này người Nga cần phải đặc biệt đề phòng và chuẩn bị sẵn cho tình huống xấu nhất.
Bá Di (Tổng hợp)
Theo Nguoiduatin
Nga tăng cường năng lực phòng không cho vùng Kaliningrad Ngày 15/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này triển khai thêm hai khẩu đội tên lửa phòng không S-400 Triumph tại khu vực Kaliningrad, vùng lãnh thổ nước này nhưng nằm giữa Ba Lan và Lítva. Hệ thống S-400 "Triumph" trong một cuộc diễn tập tại Elektrostal, ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, bộ trên...