Nga dự tính tăng cường tấn công, Mỹ cân nhắc điều thêm cố vấn quân sự tới Ukraine
Mỹ đang xem xét gửi thêm cố vấn quân sự tới đại sứ quán nước này ở Kiev trong bối cảnh Nga dường như có ý định tăng cường các hoạt động tấn công ở Ukraine.
Binh sĩ Ukraine phóng hoả lực tới các vị trí của quân đội Nga ở Avdiivka. Ảnh: Anadoulu
Dẫn lời 4 quan chức Mỹ giấu tên quen thuộc với vấn đề này, báo Politico đưa tin lực lượng bổ sung sẽ chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần và giám sát vũ khí mà Mỹ gửi đến Ukraine. Họ cũng sẽ hỗ trợ quân đội Ukraine bảo trì vũ khí.
Hiện chưa có xác nhận về việc Mỹ sẽ gửi thêm bao nhiêu cố vấn tới Ukraine song hai quan chức tiết lộ con số có thể lên tới 60.
Trong một tuyên bố với trang tin Business Insider, Thiếu tướng Patrick Ryder, Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc, cho biết: “Trong cuộc xung đột này, Bộ Quốc phòng Mỹ luôn xem xét và điều chỉnh sự hiện diện của binh sĩ tại Ukraine dựa trên diễn biến của các điều kiện an ninh. Chúng tôi đang xem xét gửi một số cố vấn bổ sung để tăng cường cho Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (ODC) tại Đại sứ quán. ODC thực hiện nhiều nhiệm vụ cố vấn và hỗ trợ phi chiến đấu. Đơn vị này được đặt trong Đại sứ quán Mỹ”.
Về phần mình, Nga luôn cảnh báo phương Tây không đưa quân tới Ukraine.
Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 2 nói rằng không loại trừ khả năng việc gửi lực lượng mặt đất của NATO tới Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ quan điểm của mình, nói rằng hậu quả có thể bi thảm.
Thông tin về việc cân nhắc bổ sung lực lượng quân sự tới Ukraine được công bố trong bối cảnh Hạ viện Mỹ ngày 20/4 đã thông qua dự luật gửi hơn 60 tỷ USD viện trợ bổ sung cho Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết trong một bản báo cáo cập nhật về cuộc xung đột rằng Nga giờ đây có thể sẽ tăng cường các cuộc tấn công vào Ukraine nhằm tận dụng tối đa điều kiện thời tiết khô hạn bất thường vào mùa xuân và tình trạng thiếu hụt vũ khí kéo dài của Ukraine.
Báo cáo nêu rõ: “Bộ chỉ huy quân sự Nga có thể sẽ tăng cường các hoạt động tấn công cũng như các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái để tạo ra những tác động đáng kể lên tiền tuyến mà chắc chắn sẽ khó đạt được hơn khi Ukraine có vũ khí đầy đủ”.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh chỉ ra Nga có thể sẽ nhắm mục tiêu vào các khu vực mà hệ thống phòng thủ của Ukraine có vẻ tương đối bất ổn, như phía Tây Avdiivka hoặc gần Chasiv Yar thuộc khu vực Donetsk.
Mỹ sắp gửi thêm cố vấn quân sự tới Ukraine
Mỹ đang cân nhắc gửi thêm cố vấn quân sự đến đại sứ quán ở Kyiv, được cho là động thái mới nhất thể hiện cam kết của Mỹ với Ukraine.
Theo Politico ngày 20.4 dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc, thiếu tướng Pat Ryder nói rằng các cố vấn sẽ phục vụ trong các vai trò phi chiến đấu, chủ yếu hỗ trợ hậu cần, giám sát việc cung cấp vũ khí của Mỹ và hỗ trợ bảo trì vũ khí.
"Trong suốt chiến sự ở Ukraine, Mỹ xem xét và điều chỉnh sự hiện diện tại Ukraine khi các điều kiện an ninh phát triển. Hiện tại, chúng tôi đang xem xét cử thêm một số cố vấn để tăng cường Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (ODC) tại Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine. Đồng thời, các nhân viên phải chịu các hạn chế đi lại giống như tất cả nhân viên đại sứ quán", ông Ryder cho biết.
Ông Ryder từ chối thảo luận về số lượng nhân sự cụ thể "vì lý do hoạt động an ninh và bảo vệ lực lượng", song 2 quan chức Mỹ giấu tên cho biết con số này có thể lên tới 60.
Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ Ukraine, Israel trị giá 95 tỉ USD
Ông Ryder giải thích, các cố vấn quân sự bổ sung có thể làm việc tại Văn phòng Hợp tác Quốc phòng tại Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine. Theo Politico, các cố vấn Mỹ sẽ được giao nhiệm vụ giúp đỡ Ukraine với các thiết bị mới được chuyển giao vì tình hình chiến sự dự kiến sẽ gia tăng trong mùa hè tới.
Nga hiện chưa bình luận về thông tin nêu trên.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật viện trợ trị giá 61 tỉ USD, bao gồm "những thứ như khả năng phòng không và pháo binh". Bên cạnh đó, Giám đốc CIA Bill Burns cho rằng Ukraine có thể thua trong cuộc chiến năm nay nếu Quốc hội Mỹ không thông qua gói hỗ trợ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng (Mỹ) ngày 21.9.2023. Ảnh REUTERS
Ukraine đang nỗ lực giành lại thế chủ động trên chiến trường sau cuộc phản công thất bại vào mùa hè năm ngoái. Đồng thời, những tổn thất gần đây của Ukraine càng trầm trọng hơn do nguồn cung đạn dược nước ngoài cạn kiệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thừa nhận rằng "mọi thứ trên chiến trường bắt đầu thay đổi một chút theo hướng có lợi cho Nga", trong khi lực lượng của Ukraine lâm vào khó khăn "trong việc giữ phòng tuyến".
Việc gửi cố vấn quân sự tới Ukraine, ngay cả với vai trò không tham chiến, cũng sẽ mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này, theo Politico. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết rằng quân đội Mỹ sẽ không được gửi đến để chiến đấu trên chiến trường Ukraine vì nguy cơ gia tăng đối đầu trực tiếp giữa lực lượng Mỹ và Nga.
Trong khi đó, Nga thường cảnh báo rằng họ coi Mỹ và các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác trên thực tế là những bên tham gia vào chiến sự ở Ukraine. Nga khẳng định rằng không có khoản viện trợ nước ngoài nào sẽ thay đổi tiến trình xung đột hoặc cứu Ukraine khỏi thất bại.
Ukraine biết ơn về gói viện trợ Mỹ
Reuters ngày 21.4 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 20.4 bày tỏ lòng biết ơn về việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ quân sự cho đất nước của ông. Đồng thời, ông Zelensky nhấn mạnh dự luật "sẽ giữ cho chiến sự không lan rộng, cứu sống hàng nghìn sinh mạng và giúp cả 2 quốc gia Mỹ và Ukraine trở nên mạnh mẽ hơn".
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal viết trên Telegram, cho biết việc thông qua dự luật là bằng chứng cho thấy Mỹ thể hiện "sự lãnh đạo và quyết tâm" trong cuộc đấu tranh vì hòa bình và an ninh.
Nga nói Mỹ duyệt thêm viện trợ cũng không cứu nổi Ukraine Một loạt quan chức Nga lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt gói viện trợ 95 tỉ USD, trong đó 2/3 ngân sách dành cho Ukraine. Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ ngày 20.4 thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỉ USD, trong đó gần 61 tỉ USD được quy hoạch vào các hạng mục...