Nga ‘điều tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới đến Syria’
Các nguồn tình báo phương Tây loan tin Nga đã triển khai tàu ngầm Dmitry Donskoy, có thể mang 200 đầu đạn hạt nhân, đến vùng biển Syria.
Tàu ngầm Dmitry Donskoy của Nga – Ảnh: Flot.com
Với chiều dài 175 m, độ rẽ nước khi lặn lên tới 48.000 tấn, tàu Dmitry Donskoy là tàu ngầm lớn nhất thế giới hiện nay. Thuộc lớp Akula, tàu có thể mang theo 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Bulava với số đầu đạn hạt nhân tối đa lên đến 200 chiếc. Chuyên trang DEBKAfile hôm 8.9 dẫn nguồn tin quân sự và tình báo phương Tây nói tàu ngầm này đã rời căn cứ ở biển Bắc vào ngày 4.9 hướng về vùng biển Syria với thời gian hành trình dự kiến khoảng 10 ngày. Theo các nguồn tin, Mỹ đang theo dõi sát sao mọi động tĩnh của con tàu, còn Nga chưa có bình luận gì.
Về danh nghĩa, nếu thông tin trên được xác nhận thì cũng không có gì bất thường vì Nga đang duy trì một căn cứ hải quân lớn tại cảng Tartus của Syria. Tuy nhiên, theo giới quan sát, bước đi này sẽ đánh dấu một sự phát triển mới trong chiến lược tăng cường hiện diện quân sự tại Syria của Nga nhằm ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad.
Hiện nay, chính quyền của ông al-Assad đang chống lại phe nổi dậy được phương Tây ủng hộ lẫn kẻ thù chung của tất cả các bên là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ quan ngại về thông tin Nga triển khai lực lượng hiện diện trực tiếp trên chiến trường Syria. Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov ngày 5.9, ông Kerry đã đề cập khả năng Nga can thiệp vào các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm vào IS.
Video đang HOT
Đáp lại, Bộ trưởng Thông tin Syria, Omran Zohbi ngày 8.9 bác bỏ mọi thông tin nói binh sĩ Nga đang gia tăng can dự vào chiến sự ở nước này, theo AFP. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova thì tuyên bố: “Nga chưa bao giờ che giấu việc hỗ trợ nhân đạo và cung cấp quân nhu để hỗ trợ chính phủ Syria chống khủng bố”. Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin nói còn quá sớm để thảo luận việc Moscow triển khai chiến dịch quân sự chống IS tại Syria.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Pakistan sắp trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3 thế giới?
Pakistan có thể trở thành cường quốc hạt nhân thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nga, khi sở hữu 350 đầu đạn hạt nhân trong khoảng 10 năm tới, theo một báo cáo mới đây của 2 viện chiến lược tại Mỹ.
Pakistan thử tên lửa Shaheen-2 (hay Hatf-6) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân - Ảnh: Reuters
Báo cáo của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế và Trung tâm phản biện chính sách Stimson (đều của Mỹ) viết rằng trong vòng 5 đến 10 năm tới, Pakistan có thể có số đầu đạn hạt nhân không những lớn gấp 2 lần của Ấn Độ mà còn lớn hơn của Anh, Trung Quốc và Pháp, trở thành cường quốc hạt nhân thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, theo đài NPR (Mỹ) ngày 27.8.
Hơn nữa, Pakistan được cho là sử dụng plutonium cũng như uranium đã được làm giàu để chế tạo đầu đạn hạt nhân, theo báo cáo. Pakistan gần đây đã xây dựng thêm lò phản ứng sản xuất plutonium thứ tư tại khu hạt nhân Khushab.
Đài NPR dẫn nguồn từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Nga có khoảng 7.500 đầu đạn hạt nhân và Mỹ có 7.200 đầu đạn. Pháp, Trung Quốc và Anh mỗi nước có từ 200 đến 300 đầu đạn trong khi Ấn Độ được cho là sở hữu 100 đầu đạn.
Theo The Washington Post, các quan chức và nhà phân tích phương Tây đã gặp khó khăn trong nhiều năm để xác định chính xác khả năng hạt nhân của Pakistan. Các nhà phân tích ước tính Pakistan có khoảng 90 đến 120 đầu đạn hạt nhân. Báo cáo cho thấy Pakistan có thể sản xuất khoảng 20 đầu đạn hạt nhân mỗi năm.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích Pakistan tỏ ra nghi ngờ về báo cáo trên của 2 viện chính sách Mỹ, cho rằng báo cáo dựa trên một giả định sai lầm rằng Pakistan đang sử dụng tất cả nguyên liệu phân hạch hiện có trong kho dự trữ để chế tạo bom hạt nhân.
Chuyên gia hạt nhân Mansoor Ahmed thuộc Đại học Quaid-e-Azam tại thủ đô Islamabad (Pakistan) tin rằng bản báo cáo đã bị thổi phồng và Pakistan không thể chế tạo hơn 40 đến 50 đầu đạn hạt nhân trong nhiều năm tới, theo tờ The Express Tribune(Pakistan).
Tuy nhiên, ông Ahmed cũng thừa nhận rằng vũ khí hạt nhân giúp tạo niềm tin cho Pakistan và là vũ khí răn đe đáng tin cậy trước mối xâm lược từ bên ngoài. Trong khi đó, bản báo cáo nhấn mạnh con đường phát triển kho hạt nhân của Pakistan đã đi xa hơn cả việc đảm bảo khả năng răn đe.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Vũ khí siêu thanh nguy hiểm của Nga Tên lửa siêu thanh Yu-71 của Nga mang theo đầu đạn hạt nhân có thể đạt tốc độ tới 11.000 km mỗi giờ và gần như không thể đánh chặn. Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh Yu-71 ngày 26/2. Ảnh: Ibtimes Theo Ibtimes, Nga đang phát triển một tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân để xuyên thủng...