Nga điều S-300 đến căn cứ hải quân ở Syria
Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã điều một hệ thống tên lửa S-300 đến căn cứ hải quân ở thành phố Tartus, Syria.
Hệ thống S-300. Ảnh: RIA Novosti.
“ Hệ thống phòng không S-300 đã được chuyển tới Cộng hòa Arab Syria. Động thái này nhằm đảm bảo an toàn cho căn cứ hải quân ở thành phố Tartus, Syria, và các tàu hoạt động trong khu vực”, RT dẫn lời Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, cho biết trong thông báo ngày 4/10.
Ông Konashenkov không hiểu “vì sao phương Tây lại nghiêm trọng hóa việc điều động S-300″.
“S-300 đơn thuần chỉ là hệ thống phòng thủ và không tạo ra mối đe dọa nào”. ông nói.
Bộ Quốc phòng Nga ra thông báo xác nhận sau khi Fox News đưa tin Moscow triển khai một hệ thống S-300 tại Syria. Hãng tin này dẫn lời ba quan chức Mỹ cáo buộc Nga “tiếp tục tăng cường hoạt động quân sự ở Syria”.
Video đang HOT
Vị trí thành phố Tartus, Syria. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Sau SPYDER, Việt Nam sẽ mua David's Sling để phối hợp cùng S-300?
Hệ thống phòng thủ David's Sling của Israel sẽ là trợ thủ đắc lực cho S-300 trong việc phòng chống đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào những mục tiêu trọng yếu.
Sau SPYDER, Việt Nam sẽ mua David's Sling để phối hợp cùng S-300?
Chiến tranh hiện đại thường được mở màn bằng những đòn tập kích đường không cực kỳ mãnh liệt nhằm mục đích phá hủy cơ sở hạ tầng, làm suy yếu hay thậm chí gây tê liệt khả năng phòng thủ của đối phương.
Ngoài việc huy động số lượng lớn máy bay ném bom cùng tên lửa hành trình phóng từ ngoài biển vào, nhiều nhận định còn cho rằng kẻ địch tiềm năng của Việt Nam sẽ sử dụng cả tên lửa đạn đạo chiến thuật để giáng đòn phủ đầu nhằm gia tăng thiệt hại.
Trong trang bị của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam hiện chỉ có tổ hợp S-300 đảm đương được chức năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên do số lượng đạn ít, giá thành cao (lên tới 1,5 triệu USD/quả) nên nó sẽ được ưu tiên dành cho các mục tiêu có giá trị lớn như máy bay ném bom hay AWACS...
Do vậy, bổ sung một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật chuyên dụng là yêu cầu rất cấp thiết. Trong số các ứng viên tiềm năng, David's Sling do Tập đoàn Rafael của Israel sản xuất có thể xem như sự lựa chọn tối ưu.
Một vụ thử nghiệm của hệ thống David's Sling
David's Sling (còn có tên gọi Magic Wand) là sản phẩm hợp tác giữa Israel và Mỹ, nó là mảnh ghép hoàn thiện mạng lưới phòng thủ tên lửa của quốc gia Trung Đông này bên cạnh Arrow chuyên đánh tầm xa và Iron Dome phụ trách tiêu diệt các mục tiêu tầm ngắn.
Sức mạnh của David's Sling nằm ở tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hai giai đoạn Stunner, nó có khả năng đánh chặn các loại rocket hay tên lửa đạn đạo chiến thuật trong dải cự ly 40 - 300 km ở trần bay lên tới 75 km.
Hình dáng của tên lửa Stunner rất kỳ lạ với phần mũi thiết kế khác biệt trông giống như đầu cá heo nhằm tối ưu hóa cho kiểu đánh bổ nhào từ trên cao.
Theo Rafael thiết kế này cho phép lắp đặt hai đầu dò làm việc đồng thời mà không gây nhiễu lẫn nhau, thậm chí trong các điều kiện khắc nghiệt. Mặt khác, thiết kế hai đầu dò giúp tăng độ nhạy tìm kiếm của tên lửa trong mọi hình thế thời tiết và không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp đối phó gây nhiễu.
Tên lửa đánh chặn Stunner thuộc hệ thống David's Sling
So với tên lửa 48N6 của S-300, Stunner được đánh giá cao hơn ở độ chính xác tuyệt đối nhờ cơ chế va chạm động năng, không đòi hỏi mang theo đầu đạn lớn, tầm đánh chặn tên lửa đạn đạo xa hơn rất nhiều, ngoài ra đơn giá của Stunner chỉ là 800.000 USD, bằng hơn một nửa đạn 48N6E2.
Bên cạnh tổ hợp phòng không SPYDER-SR/MR với radar EL/M-2106 ATAR và EL/M-2084 MMR, Việt Nam còn có trong trang bị radar cảnh giới tầm xa EL/M-2288 AD STAR, đây đều là những thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Israel, dễ dàng tích hợp để dẫn đường cho Stunner của David's Sling bên cạnh radar EL/M-2080 Green Pine chuyên dụng.
Với mối quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng đi vào chiều sâu cộng thêm việc Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, không có trở ngại nào ngăn cản chúng ta đặt mua David's Sling nếu thực sự có nhu cầu.
"Chiếc đũa thần" Israel hứa hẹn sẽ kết hợp với S-300 (trong tương lai là S-400) tạo ra lá chắn thép bầu trời, đánh bại mọi cuộc tập kích đường không bằng bất cứ phương tiện nào của kẻ địch.
Theo Soha News
Iran triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-300 Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan ngày 10.5 cho biết nước này đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga cung cấp tại căn cứ quân sự Khatam al-Anbia, theo đài RT. Hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuấtAFP Vị tướng Iran cũng cho biết tên lửa Bavar-373 tự chế tạo với những...