Nga coi dự thảo thỏa thuận năm 2022 có thể là cơ sở nối lại đàm phán với Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẵn sàng đối thoại với Ukraine, đồng thời cho rằng dự thảo thỏa thuận hòa bình được đưa ra năm 2022 có thể là cơ sở để nối lại đàm phán.
Tòa nhà bị phá hủy do xung đột tại Sloviansk, Ukraine, ngày 14/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới ngày 12/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, trong cuộc gặp với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm 11/4, Tổng thống Putin khẳng định Moskva ủng hộ việc nối lại đàm phán với Ukraine.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các cuộc đàm phán không được nhằm mục đích “áp đặt bất kỳ kế hoạch nào không liên quan đến tình hình thực tế”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Peskov, “các thỏa thuận Istanbul” – dự thảo hiệp ước hòa bình mà Nga và Ukraine đã thảo luận hồi tháng 3/2022 có thể đóng vai trò là cơ sở để nối lại các cuộc đàm phán, mặc dù đã có nhiều thay đổi kể từ đó. Ông cũng cho biết Điện Kremlin không cảm thấy phía Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga.
Trước đó, ngày 11/4, người phát ngôn trên tuyên bố rằng bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào về vấn đề Ukraine mà không có sự tham gia của Nga đều là “vô nghĩa”. Ông Peskov đưa ra tuyên bố này khi trả lời báo giới về sáng kiến của Thụy Sĩ tổ chức hội nghị về cái gọi là “ công thức hòa bình Ukraine” vào tháng 6 tới.
Thụy Sĩ quyết tâm thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine
Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn lời Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis ngày 11/4 tái khẳng định nước này sẽ tổ chức hội nghị quốc tế quan trọng trong tháng 6 tới nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine.
Tòa nhà bị phá hủy do xung đột tại Sloviansk, Ukraine, ngày 14/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Với lời mời được mở rộng tới hơn 100 quốc gia, Hội nghị hòa bình Ukraine tìm cách đẩy mạnh các nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt hơn 2 năm qua ở quốc gia Đông Âu.
Trong thông báo chính thức được đăng tải trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Ignazio Cassis nhấn mạnh cam kết của Thụy Sĩ đối với hòa bình. Ông chia sẻ: "Hòa bình luôn là điều chúng tôi quan tâm. Truyền thống nhân đạo của Thụy Sĩ sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ này". Ngoài ra, Ngoại trưởng Cassis nhấn mạnh cần nỗ lực hơn nữa để duy trì các giá trị và trách nhiệm trên trường thế giới.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ ra thông cáo cho biết sẽ tổ chức hội nghị cấp cao trong tháng 6 tới để thảo luận về nền hòa bình ở Ukraine. Thông cáo được đưa ra dù phía Nga nhiều lần tuyên bố không tham dự sự kiện này. Trong thông báo mới, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ nêu rõ sáng kiến tổ chức hội nghị cấp cao liên quan đến tiến trình hòa bình Ukraine đã nhận được sự ủng hộ phù hợp từ nhiều quốc gia. Theo đó, hội nghị sẽ diễn ra trong các ngày 15 và 16/6 tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock, ngoại ô thành phố Lucerne. Hội nghị nhằm mục đích thiết lập khuôn khổ thuận lợi cho tiến trình hòa bình toàn diện và lâu dài ở Ukraine, cũng như lộ trình vững chắc để đưa Nga tham gia tiến trình này.
Hội nghị được tổ chức dựa trên đề xuất 10 điểm của Tổng thống Ukraine nhằm chấm dứt xung đột. Ngoại trưởng Cassis từng cho biết mục đích của hội nghị là chuẩn bị cho các bên sẵn sàng và thông suốt để triển khai tiến trình hòa bình Ukraine với Nga vào thời điểm thích hợp. Thụy Sĩ cũng tìm cách mời Nga tham dự tiến trình này.
Tuy nhiên, phía Nga nhiều lần khẳng định sẵn sàng đối thoại nhưng phải dựa trên tình hình thực tế và có tính đến những lợi ích chính đáng của Moskva.
Trong khi đó, báo chí Thụy Sĩ đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị hòa bình Ukraine. Dù chưa có giấy mời chính thức nhưng nhật báo NZZ dẫn "các nguồn đáng tin cậy" tiết lộ ông Biden sẽ tham dự sự kiện này cùng với các đại diện cấp cao từ hàng chục quốc gia trên thế giới.
Hồi tháng 1/2024, Thụy Sĩ từng đề cập đến ý tưởng tổ chức hội nghị hòa bình theo đề nghị của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và từ đó đã chủ trì nhiều cuộc thảo luận với Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia thành viên Nhóm G7 cùng Trung Quốc và Ấn Độ để tìm kiếm sự ủng hộ từ những nước này.
Nga và Ukraine đều tin có thể giải quyết xung đột thông qua đàm phán Ngày 22/3, Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy (Li Hui) nhận định cả Nga và Ukraine đều tin rằng cuộc xung đột hiện nay có thể được giải quyết thông qua đàm phán, ngay cả khi hai bên đều giữ vững quan điểm của mình và có những khác biệt lớn khi nói đến đàm phán hòa...