Nga có tính toán chiến lược gì khi xây dựng quân sự ở Viễn Đông?
Nga đang tích cực chủ động xây dựng quân sự ở khu vực Viễn Đông để ứng phó với các thách thức chiến lược trong tương lai.
Tàu săn ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương, Nga.
Tân Hoa xã vừa có bài viết cho rằng, hiện nay, Nga mạnh mẽ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân mới nhất Yuri Dolgoruky trang bị tên lửa Brava sẽ trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương trong năm nay. Đây là một động thái mới nhất của Nga trong việc tăng cường xây dựng lực lượng quân sự Viễn Đông.
Trước đó, quân Nga còn tuyên bố sẽ triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở bán đảo Kamchatka, hệ thống này cùng với 4 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral hợp tác chế tạo với Pháp sẽ triển khai một bộ phận ở khu vực Viễn Đông.
Nga, nước vắt ngang đại lục Âu-Á tuy được mệnh danh là “chim ưng hai đầu”, nhưng hướng châu Âu luôn là phương hướng chiến lược chủ yếu, Viễn Đông lại là hậu phương chiến lược lớn.
Từ lâu, sự phát triển sức mạnh quân sự của Viễn Đông luôn phục vụ cho nhu cầu chiến lược của hướng châu Âu.
Đặc biệt là sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, do bị dồn nén chiến lược của NATO và sự chi phối của vấn đề Chechnya, trong xây dựng quân đội, nguồn lực có hạn của quân Nga càng coi trọng bảo đảm cho hướng phía tây và phía nam, còn kế hoạch tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự Viễn Đông thì phần lớn dừng lại trên giấy. Lúc này, Nga bất ngờ tăng tốc các bước xây dựng quân sự Viễn Đông là có sự tính toán chiến lược sâu sắc.
Video đang HOT
Trước hết, phục vụ cho sự phát triển của Viễn Đông, mở rộng ảnh hưởng thực tế ở khu vực. Từ lâu, trình độ phát triển kinh tế khu vực Viễn Đông luôn khá lạc hậu ở Nga.
Sau khi Putin quay trở lại Điện Kremlin, đã thành lập riêng Bộ Phát triển Viễn Đông, nhằm tận dụng cơ hội phát triển của châu Á-Thái Bình Dương để tăng cường sự phát triển toàn diện của khu vực Viễn Đông. Khu vực Viễn Đông có tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật biển phong phú, tiềm năng khai thác, sử dụng rất lớn.
Trong khi đó, căn cứ vào “Chiến lược An ninh Quốc gia Liên bang Nga trước năm 2020″, Nga cũng mở rộng phạm vi sử dụng vũ lực tới lĩnh vực tranh giành nguồn năng lượng.
Nga tăng cường sức mạnh quân sự Viễn Đông cũng có sự tính toán sử dụng vũ lực khi cần thiết để bảo đảm quyền kiểm soát đối với nguồn năng lượng.
Nga sẽ triển khai tàu tấn công đổ bộ Mistral mua của Pháp ở khu vực Thái Bình Dương.
Ngoài ra, cùng với việc Mỹ mạnh mẽ “quay trở lại châu Á”, không ngừng tăng cường triển khai lực lượng ở khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là việc tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật, sự tăng cường hợp tác giữa Mỹ và ASEAN, đều làm tăng biến số cho tình hình chiến lược của khu vực.
Trong khi đó biển Okhotsk và quần đảo Nam Kuril (Nhật gọi là Bốn hòn đảo phương Bắc) trên hướng Hạm đội Thái Bình Dương có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trận địa lý tưởng để Nga theo dõi hoạt động quân sự hải, không quân của Nhật-Mỹ và thu thập tin tức tình báo có liên quan.
Là một nước lớn của Âu-Á, Nga tăng cường triển khai lực lượng trên hướng này, lo trước tính sau trong xây dựng quân sự, cũng là một phương diện quan trọng để tăng cường vai trò ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ hai, đặt chân bố trí lâu dài, ứng phó với các thách thức chiến lược trong tương lai. Sự co cụm chiến lược của Mỹ dưới sự tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, về khách quan đã cải thiện hoàn cảnh chiến lược của Nga, quan hệ giữa Nga với NATO và EU cũng từng bước được cải thiện, nâng cấp, vai trò ảnh hưởng ở khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS, hay SNG) tăng lên rõ rệt.
Nhưng, ý đồ chiến lược làm suy yếu Nga của Mỹ hoàn toàn không giảm đi, tâm lý đề phòng Mỹ của Nga cũng không giảm đi, nắm chắc thời cơ có lợi hiện nay, tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự Viễn Đông cũng là sự bố trí trước ứng phó với các thách thức chiến lược tương lai.
Cùng với việc thực hiện chương trình “phòng thủ tên lửa Đông Âu” và “Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu” (Prompt Global Strike, PGS), Nga đặc biệt nhấn mạnh phải tăng cường xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược có độ tin cậy, hơn nữa sẽ di chuyển nhiều căn cứ phóng tên lửa hơn tới Viễn Đông, tăng cường xây dựng khả năng cảnh báo sớm tên lửa và giám sát vũ trụ trên hướng này, điều này đã trở thành một sự lựa chọn tự nhiên
Nga tổ chức cuộc diễn tập chiến lược, chiến dịch “Phương Đông-2010″ ở khu vực Viễn Đông có quy mô lớn nhất từ khi Liên Xô tan rã đến nay, xây dựng bãi phóng hàng không vũ trụ ở hướng Đông, bắt đầu sử dụng hệ thống radar Voronezh-M mới, đều có tính toán đến việc tăng cường xây dựng sức mạnh có chiều sâu, ứng phó với các thách thức chiến lược tương lai.
Radar cảnh báo tên lửa Voronezh của Nga.
Hệ thống tên lửa S-400 Nga
Theo GDVN
Nga cảnh báo ảnh hưởng của Trung Quốc ở Viễn Đông
Sự gia tăng mạnh mẽ dòng người nhập cư từ Trung Quốc tới Siberia và Viễn Đông đang khiến Moskva lo ngại khi cho rằng có thể gây ra mối đe dọa với các vùng lãnh thổ xa xôi và thưa thớt dân cư này.
Hãng tin Itar Tass hôm 9/8 dẫn lời TTg Nga Dmitry Medvedev ngầm cảnh báo về ảnh hưởng đang tăng lên của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông giàu tài nguyên khi nói rằng Moskva cần phải bảo vệ khu vực này trước "sự bành trướng quá mức của các quốc gia láng giềng".
"Điều quan trọng là không cho phép xảy ra các tác động tiêu cực, trong đó có việc hình thành những khu vực gồm toàn các công dân nước ngoài sinh sống", ông Medvedev nhấn mạnh, "Nga phải duy trì nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ Viễn Đông khỏi sự mở rộng quá đáng của các quốc gia láng giềng" và "cần phải ngăn chặn việc hình thành các khu vực toàn người nước ngoài trên lãnh thổ của chúng ta".
Nga lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Viễn Đông. (eeo.com)
Phát biểu của ông Medvedev được xem là mạnh mẽ nhất cho tới nay, thể hiện nghi ngờ của Moskva rằng dòng người Trung Quốc nhập cư có thể trở thành mối đe dọa đối với quyền kiểm soát của Nga tại các vùng lãnh thổ hẻo lánh và dân cư thưa thớt ở Siberia và Viễn Đông. Nga đã cố gắng củng cố và tăng cường đối phó ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc tại vùng Viễn Đông, nơi các tên đường thường được ghi bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng Trung, bằng cách thúc đẩy sự hiện diện quân sự chính trị trong khu vực.
Trong động thái mới nhất, ngay sau khi thành lập chính phủ mới, ông Medvedev lần đầu tiên chỉ định một bộ trưỏng phụ trách vùng Viễn Đông để thúc đẩy các chính sách mà Moskva đang được thực thi ở đây. Một trong những giải pháp cụ thể mà Moskva đưa ra là đưa 400 gia đình từ các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ tới khu vực này để tăng lượng dân số nói tiếng Nga.
Nước Nga giàu tài nguyên là nước có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, nhưng dân số 143 triệu dân đã giảm trong những năm gần đây, trong khi đó, Trung Quốc đói tài nguyên lại nằm ngay phía nam và đang có một dân số đang tăng lên với 1,3 tỷ người. Nga hiện đang chuẩn bị tiến hành cải tổ mạnh mẽ chính sách nhập cư, tập trung và thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân và giáo viên nhưng chưa có thời gian cụ thể.
Hồi tháng 6, TT Nga Putin mới thông qua định hướng mới về chính sách nhập cư tới năm 2025. Theo số liệu của Cơ quan nhập cư liên bang, Nga hiện có khoảng 10 triệu người nước ngoài đang sinh sống, trong đó có 17% nhập cư hợp pháp và khoảng 21% công nhân bất hợp pháp.
Theo báo Izvestia (Nga), số lượng công dân Trung Quốc nhiều năm qua đang tăng nhanh ở khu vực Viễn Đông, Nga mặc dù khu vực này có chung biên giới với cả Nhật Bản và Triều Tiên. Khu vực Siberia và Viễn Đông của Nga có dân số ước tính khoảng 25 triệu người, trong khi các tỉnh giáp giới của Trung Quốc có dân số khoảng 110 triệu người.
Theo Báo Đất việt
Thủ tướng Nga Medvedev: Trung Quốc đe doạ vùng Viễn Đông Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua đã đưa ra cảnh báo về sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại vùng Viễn Đông giàu tài nguyên, nói rằng Mátxcơva cần bảo vệ khu vực khỏi "sự mở rộng quá đáng của các quốc gia láng giềng". Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ông Medvedev, người từng làm Tổng thống từ...