Nga có dang rộng vòng tay đón Crimea?
Tờ “Báo Nga” cho biết tình hình bán đảo Crimea tương đối yên bình và người dân có một tâm trạng chung, được thể hiện chỉ bằng hai từ, theo tiếng Nga có nghĩa là “Trở về mái nhà Nga!” Quả thật, có thể thấy tâm lý người dân trên bán đảo dường như vẫn luôn coi mình là người Nga, là công dân Nga.
Theo kế hoạch, chủ nhật, ngày 16/3, 1,5 triệu cử tri Crimea và 300.000 người dân khu vực Sevactopol, nơi đặt căn cứ chính Hạm đội Biển Đen của Nga, sẽ đi bỏ phiếu quyết định tương lai bán đảo Crimea. Cuộc trưng cầu ý dân về Qui chế nước cộng hòa tự trị Crimea đã được đẩy sớm lên hai tuần so với dự định trước đó, xuất phát từ diễn biến phức tạp tại Ukraine. Tuy nhiên, có thể thấy rõ báo chí cũng như dư luận Nga nói chung ủng hộ mong muốn của chính quyền và người dân Crimea.
Báo Độc lập, một tờ báo trung dung ở Nga ghi nhận: Hội đồng Tối cao nước Cộng hòa tự trị Crimea hy vọng sẽ có không dưới 70% số ý kiến cử tri tán thành việc sáp nhập Crimea vào Nga. Hai câu hỏi trong cuộc trưng cầu này cũng cho thấy nguyện vọng rõ ràng của Crimea. Họ muốn sáp nhập Nga ngay lập tức trên cơ sở các quyền của một chủ thể Liên bang Nga, hoặc đòi hỏi khôi phục Hiến pháp nước Cộng hòa Crimea năm 1992, theo đó vùng đất này có quyền tự trị toàn diện hơn hẳn hiện nay, từ là có Tổng thống của Crimea như quy chế từ những năm 90 của thế kỷ trước, chứ không chỉ là “người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa tự trị Crimea” do Kiev bổ nhiệm.
Một góc bán đảo Crimea. Ảnh: Tờ Lao động (Nga)
Với bài viết “Crimea đề nghị Nga sửa chữa sai lầm của Khrushchev”, tờ báo ghi nhận tỷ lệ người gốc Nga chiếm tới 58% cư dân trên đảo, gần 20% là người Ukraine nhưng trong đó rất nhiều người có quan hệ mật thiết với văn hóa Nga, và chỉ 14% số còn lại là người Tatar Crimea, không muốn sáp nhập Nga. Với thành phần dân số như vậy, thật không khó gì có thể dự đoán 70% hoặc hơn thế nữa cư dân Crimea sẽ biểu quyết tán thành việc sáp nhập bán đảo này, như một chủ thể, vào Liên bang Nga.
Tờ “Báo Nga” cho biết tình hình bán đảo Crimea tương đối yên bình và người dân có một tâm trạng chung, được thể hiện chỉ bằng hai từ, theo tiếng Nga có nghĩa là “Trở về mái nhà Nga!” Quả thật, có thể thấy tâm lý người dân trên bán đảo dường như vẫn luôn coi mình là người Nga, là công dân nước Nga.
Tờ Lao động, một tờ báo thiên tả, cho biết Bộ Tài chính Nga đã sẵn sàng hỗ trợ Crimea hàng tỷ đôla Mỹ nếu vùng lãnh thổ này quyết định trở lại với nước Nga. Tờ báo cũng khẳng định Crimea vốn là một bán đảo tuyệt đẹp với tiềm năng du lịch nổi bật. Nếu như Crimea trở thành một chủ thể của LB Nga, Bộ Tài chính Nga còn dự kiến chi 5 tỷ đôla Mỹ phát triển cơ sở hạ tầng bán đảo, để Crimea có thể thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế, xứng tầm với một vùng đất xinh đẹp vốn có.
Video đang HOT
Lúc này đây, trong bối cảnh tình hình Crimea đang nóng lên từng ngày, mọi kế hoạch chuẩn bị tiếp nhận Crimea của nước Nga, hay các kịch bản với những biện pháp trừng phạt Nga theo từng cấp độ mà Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đề ra, cho thấy các bên đang ráo riết chạy đua với thời gian, tất cả có thể sẽ trở nên rõ ràng hơn sau cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea. Và cộng đồng quốc tế cũng đang theo dõi sát sao diễn biến tại bán đảo này, trong đó truyền thông thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Song cho dù cuộc chiến giữa các phương tiện truyền thông có nóng bỏng đến đâu, cũng không khó để nhận thấy ai là người đã châm ngòi thổi bùng ngọn lửa Mùa Xuân Crimea, đẩy mối quan hệ giữa hai cường quốc thế giới là Nga và Mỹ vào cảnh đối đầu căng thẳng nhất kể từ sau Cuộc Chiến tranh lạnh. Báo chí Nga vạch rõ thời gian qua, những bàn tay từ phía sau tác động vào câu chuyện Ukraine đã không còn là bí mật, khi mà mưu toan của Mỹ và phương Tây nhằm cô lập và tranh giành ảnh hưởng với Nga đang ngày càng lộ rõ.
Rõ ràng Washington đã phát động cuộc thập tự chinh với cái gọi là những cuộc cách mạng sắc màu tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong một nỗ lực mở rộng bờ cõi của NATO, mà Grudia và Ukraine là những mục tiêu trước tiên. Chính một nhà ngoại giao Mỹ nổi tiếng- ông George Kennan đã buộc lòng phải cảnh báo “Chính sách này sẽ là sai lầm lớn nhất dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mới”.
Còn trong câu chuyện ở Ukraine, ở Crimea, rõ ràng cuộc khủng hoảng hiện nay đã được kích hoạt bởi chính những nỗ lực của Brussels, khi “chào mời” sáu quốc gia hậu Xôviết ký một thỏa thuận hợp tác với EU trong Chương trình Đối tác phương Đông. Và lá bài “hợp tác kinh tế” đã không đủ lớn, để có thể che giấu sự thật rằng mục tiêu chính của chương trình đối tác này nhằm cô lập Nga. Và Ukraine hay Grudia chỉ như những quân bài trong một cuộc chơi tranh giành ảnh hưởng giữa những nước lớn.
Và như Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng nhiều quan chức Nga đã tuyên bố: người dân Crimea đã nói lên nguyện vọng của mình sau khi chính những diễn biến bất ổn và vi hiến thời gian qua tại Kiev đã đẩy xa Crimea ra khỏi Ukraine. Hành động của Nga tại Crimea là hoàn toàn hợp đạo lý cũng như các khuôn khổ luật pháp quốc tế. Đây cũng là lời giải đáp thỏa đáng vì sao uy tín của Tổng thống Putin lại tăng tới mức cao kỷ lục trong những năm gần đây.
Theo Quế Anh – ( P/v TTXVN tại LB Nga)
Baotintuc.vn
Ukraine: giải quyết khủng hoảng cần ưu tiên lợi ích toàn cục
Các bên cần tỉnh táo để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cuộc khủng hoảngUkraine.
Tuần này chứng kiến "nhiều diễn biến nóng lạnh" xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine, đặc biệt liên quan tới nước Cộng hòa tự trị Crimea đang muốn tách khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên bang Nga. Một loạt các cuộc tiếp xúc giữa Nga và phương Tây đã diễn ra nhưng vẫn chưa xóa nhòa được khoảng cách về lập trường giữa các bên.
Trong một bước đi nhằm xây dựng lòng tin, Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/3 đã cho phép Ukraine triển khai máy bay giám sát trên lãnh thổ Nga, khu vực sát biên giới hai nước. Phát biểu với báo chí ở Thủ đô Moscow, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã bác bỏ những cáo buộc của phía Ukraine cho rằng, Nga đang tăng cường hoạt động quân sự quy mô lớn gần biên giới hai nước.
Thượng viện Nga và Quốc hội Crimea họp tìm giải pháp cho Ukraine (Ảnh: AFP)
Ông Antonov đồng thời cho biết, phía Ukraine đã yêu cầu triển khai máy bay giám sát trên lãnh thổ Nga và Nga đã chấp nhận. Chính phủ Nga hy vọng, quyết định này sẽ giúp phía Ukraine tận mắt kiểm chứng, không có các hoạt động quân sự đe dọa họ tại khu vực biên giới. Nga và Ukraine được phép tiến hành các chuyến bay giám sát trên lãnh thổ của nhau theo một Hiệp ước được ký năm 1992.
Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục có những động thái "nóng- lạnh" với Nga khi vừa tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa hai bên lại vừa gia tăng những cảnh báo đối với Nga. Tại cuộc gặp ngày 12/3 với Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseni Iatseniouk tại Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa khẳng định lập trường phản đối cuộc trưng cầu ý dân về sáp nhập nước Cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine vào Liên bang Nga dự kiến vào ngày 16/3 tới.
Theo ông Obama, Chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine trong nỗ lực duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền. Lãnh đạo các nền kinh tế phát triển G7 cũng yêu cầu Nga ngừng những công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu ý dân và phản đối việc "thay đổi quy chế" của nước Cộng hòa tự trị thuộc Ukraine này. Nếu không Nga sẽ phải hứng chịu những biện pháp trừng phạt.
Bên cạnh những hoạt động ngoại giao này, Mỹ và các nước Tổ chức quân sự hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hồi đầu tuần này đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự rầm rộ ngay sát biên giới Ukraine.
Cuộc khủng hoảng tại Ukraine rõ ràng đang có những diễn biến ngày càng nghiêm trọng, khi dẫn tới một cuộc đối đầu Đông-Tây căng thẳng chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Song theo các nhà phân tích, việc đưa Ukraine trở thành cầu nối Đông-Tây sẽ là lựa chọn tốt nhất không những để Ukraine tạo dựng được một môi trường chính trị, kinh tế ổn định, mà còn có lợi cho cả Nga và phương Tây.
Chính vì thế, mà bên cạnh việc gia tăng các cảnh báo, Nga và phương Tây cũng tăng cường các cuộc tiếp xúc. Theo kế hoạch, ngày mai Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có cuộc gặp lần thứ 4 trong hơn 1 tuần qua với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhằm tìm cách tháo ngòi căng thẳng liên quan tới tình hình Ukraine trước thềm cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea.
Phát biểu trước một Ủy ban Hạ viện Mỹ, ông John Kerry tuyên bố, trọng trách của ông là đề xuất với phía Nga "một loạt các lựa chọn thích hợp" cho vấn đề Ukraine: "Tổng thống Obama đã yêu cầu tôi tới London để gặp Ngoại trưởng Nga. Thời gian qua Nga và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc nhằm giúp giải quyết khủng hoảng tại Ukraine. Nhiệm vụ của tôi lần này là đề xuất với phía Nga một loạt các lựa chọn thích hợp, vừa đảm bảo tôn trọng nhân dân Ukraine, tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như lợi ích của tất cả các bên liên quan".
Cùng ngày, Điện Kremli cho biết Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Pháp sẽ tới Moscow vào tuần tới sau khi có một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Francois Hollande. Thông cáo của Điện Kremli cho biết: "Hai bên đã nhất trí tiếp tục thảo luận trong một chuyến thăm tới Moscow của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, dự kiến vào ngày 18/3 tới".
Như Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Eliasson nói cuộc khủng hoảng leo thang ở Ukraine là nghiêm trọng và cần phải ưu tiên lợi ích toàn cục để giải quyết. Các bên cần tỉnh táo để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cuộc khủng hoảng, vừa đảm bảo sự ổn định kinh tế chính trị cho Ukraine, lại vừa đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Ông Eliasson nói: "Tôi đã nói với Hội đồng bảo an rằng, điều cần thiết nhất lúc này là những cái đầu tỉnh táo. Một tình hình nghiêm trọng cần phải được xử lý một cách rất nghiêm túc và tất nhiên là trên cơ sở tôn trọng hiến chương Liên Hợp Quốc: giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và các khía cạnh quan trọng khác của hiến chương".
Theo VOV
Quốc hội Crimea tuyên bố độc lập trước khi trưng cầu dân ý Quốc hội nước Cộng hòa tự trị Crimea vừa tuyên bố tách khỏi Ukraine và coi đó là bước đi cần thiết để đảm bảo tính minh bạch cho cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3. Trong văn bản chính thức mà cơ quan lập pháp Ukraina vừa thông qua nêu rõ: "Chúng tôi, các thành viên của quốc hội nước Cộng...