Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông

Theo dõi VGT trên

Căng thẳng với Ukraine đang thúc đẩy Moskva kinh doanh dầu khí nhiều hơn với Trung Quốc và có thể sẽ giảm bớt với châu Âu.

Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông - Hình 1
Dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Triều Tiên đến Hàn Quốc vẫn đang thi công. Ảnh: iStock

Một cuộc xung đột quy mô lớn tiềm tàng ở Ukraine, hoặc thậm chí chỉ là mối đe dọa dai dẳng của một cuộc xung đột, có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong dòng chảy thương mại năng lượng toàn cầu. Trong khi Moskva tăng cường quan hệ kinh tế và năng lượng với Trung Quốc, châu Âu lại đang tìm cách giảm sự phụ thuộc mạnh mẽ vào khí đốt tự nhiên và nhập khẩu dầu của Nga.

Nga đã chuyển khí đốt đến Trung Quốc thông qua đường ống “Power of Siberia” (Sức mạnh Siberia) được khai trương vào năm 2019. Hai đồng minh láng giềng cũng gần đạt được thỏa thuận về một đường ống thứ hai – Power of Siberia 2 – sẽ cung cấp nhiên liệu cho Trung Quốc qua ngả Mông Cổ.

Vào ngày 4/2 vừa qua, tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã xác nhận hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) về việc mua bán khí đốt thiên nhiên dọc theo tuyến đường Viễn Đông. Cùng ngày, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga đã ký thỏa thuận trị giá 80 tỷ USD với CNPC để cung cấp 100 triệu tấn dầu cho Trung Quốc thông qua Kazakhstan trong hơn 10 năm, nhân chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Bắc Kinh.

Thỏa thuận thứ hai là một sự sửa đổi đối với thỏa thuận năm 2013, khi đó Rosneft đồng ý giao 325 triệu tấn dầu cho CNPC trong khoảng thời gian 25 năm thông qua Kazakhstan. Theo truyền thông nhà nước Nga, kể từ năm 2005 tới nay, Rosneft đã giao 425 triệu tấn dầu cho Trung Quốc.

Các dòng năng lượng của Nga đang di chuyển về phía Đông, mặc dù quốc gia lớn nhất thế giới về mặt địa lý vẫn đóng vai trò là nhà xuất khẩu năng lượng lớn cho Liên minh châu Âu (EU).

Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông - Hình 2
Sơ đồ đường ống Sức mạnh Siberia và Sức mạnh Siberia 2, dẫn khí đốt Nga đến Trung Quốc.

Hiện không thể biết chắc liệu Trung Quốc có thể thay thế cho thị trường chính của Nga là châu Âu hay không. Tuy nhiên, nếu một cuộc chiến nổ ra với Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề với Moskva – bao gồm cả việc cấm Moskva tham gia Hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT – thì Điện Kremlin có thể sẽ bị đẩy mạnh hơn về phía Trung Quốc.

Một cuộc chiến tiềm tàng chắc chắn sẽ khiến Moskva phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh và do đó tạo cho Trung Quốc đòn bẩy lớn hơn trong quan hệ song phương. Trong trường hợp đó, Moskva có thể lựa chọn tham gia Hệ thống thanh toán Liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) – một phiên bản SWIFT của Trung Quốc được thành lập vào năm 2015 nhưng vẫn chưa đạt sức hút toàn cầu – ít nhất là trong hoạt động thương mại năng lượng với Trung Quốc.

Theo thỏa thuận đó, Bắc Kinh được cho là chỉ phải trả 148 USD cho 1.000 mét khối khí đốt tự nhiên của Nga, thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện tại là 1.100 USD / 1.000 mét khối.

Video đang HOT

Thoả thuận mới có thời hạn 30 năm – cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống mới – dự kiến sẽ giải quyết việc bán khí đốt trong tương lai bằng đồng euro, thay vì bằng USD. Đây dường như là một phần của nỗ lực phi đô la hóa đã được các nhà lãnh đạo Nga công bố vài năm trước.

Theo hợp đồng trên, Trung Quốc sẽ nhận khí đốt của Nga từ đảo Sakhalin thông qua đường ống xuyên Biển Nhật Bản đến tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc nước này. Với thực tế là Sakhalin không được kết nối với mạng lưới đường ống châu Âu của Nga, các nhà phân tích tin rằng thỏa thuận mới sẽ không ảnh hưởng đến người tiêu dùng châu Âu.

Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông - Hình 3
Công nhân kiểm tra thiết bị giám sát tại trạm máy nén Slavyanskaya, điểm đầu đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga. Ảnh: TASS

Tuy nhiên, nếu Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT, như Mỹ đã đe dọa, các nước châu Âu sẽ không thể trả tiền nhập khẩu khí đốt, điều này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng của “lục địa già”.

Về phần mình, có những dấu hiệu cho thấy EU đang chuẩn bị cho tình huống không có năng lượng của Nga. Nhập khẩu khí đốt của EU từ Nga đã ở mức thấp lịch sử trong tháng 1 vừa qua và EU tuyên bố sẽ trừng phạt dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 nếu Nga “xâm lược Ukraine” – một nghi ngờ mà Moskva đã nhiều lần bác bỏ. Đồng thời, EU được cho là đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí đốt Nga, trong đó có một lựa chọn là từ Mỹ.

Tuy nhiên, vấn đề là các nhà sản xuất khí đốt khác không thể nhanh chóng thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu, trong đó có trở ngại về cơ sở hạ tầng. Na Uy, nhà cung cấp năng lượng lớn thứ hai châu Âu, đã nói rõ rằng họ đang cung cấp khí đốt tự nhiên ở công suất tối đa và không thể thay thế bất kỳ nguồn cung cấp nào bị thiếu từ Nga.

Qatar – một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai sau Australia – cũng có nguồn cung dự phòng hạn chế do hầu hết sản lượng hiện tại của họ đã dành phục vụ các hợp đồng dài hạn.

Hơn nữa, Nga hiện có kế hoạch tham gia xây dựng đường ống Dòng chảy Pakistan – một dự án được cho là sẽ làm tăng nhu cầu về khí đốt ở Pakistan – mà một số ý kiến cho rằng có thể thúc đẩy Qatar quyết định phân phối lại dòng khí đốt cho quốc gia Nam Á và giảm nguồn cung đến Châu Âu.

Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông - Hình 4
Một tàu chở LNG mang cờ Qatar đi qua Kênh đào Suez. Ảnh: Agencies

Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, cuối cùng có thể thay thế châu Âu trở thành thị trường chính cho dầu, khí đốt và thậm chí cả năng lượng hạt nhân của Nga.

Rosatom – Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước của Nga, đã tham gia xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc, và được cho là đang đàm phán với một số quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi để khám phá hướng phát triển năng lượng hạt nhân, bao gồm cả nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân.

Rosatom hiện đang xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iran và Ấn Độ. Công ty cũng quan tâm đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh ở Trung và Đông Nam Á.

Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể thúc đẩy sự tái phân phối lớn các nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu và dòng chảy từ phía Tây sang phía Đông.

EU lên kế hoạch dự phòng cho kịch bản Nga cắt nguồn cung khí đốt

Châu Âu đang rà soát cách thức bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng tiềm tàng đến từ bước leo thang quân sự ở Ukraine.

EU lên kế hoạch dự phòng cho kịch bản Nga cắt nguồn cung khí đốt - Hình 1
Nga là nhà cung ứng khí đốt lớn nhất cho EU. Ảnh: Bloomberg

Trao đổi với tờ Financial Times (FT), giới chức ngoại giao cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận về các biện pháp dự phòng để ứng phó với nguy cơ giá khí đốt tăng vọt, nguy cơ khủng hoảng di cư và tấn công mạng có thể nổ ra nếu Nga đẩy mạnh can dự ở Ukraine.

Ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch khẩn cấp của EU là xử lý điểm nghẽn liên quan đến khả năng Moskva giảm cung ứng khí đốt, trong bối cảnh Nga hiện là nhà cung cấp lớn nhất của EU, chiếm đến 43% lượng khí đốt nhập khẩu của khối.

Trả lời phỏng vấn tờ FT cuối tuần trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết EU cần sẵn sàng cho bất cứ kịch bản nào của Nga ở Ukraine, mà một phần quan trọng phải tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế.

EC đang rà soát cách thức có thể can thiệp tạm thời để làm suy yếu mối liên hệ cùng pha giữa giá khí đốt cao kỉ lục với giá bán buôn điện trong EU trong trường hợp nổ ra một cuộc khủng hoảng khí đốt - một giải pháp mà giới chức EU mới chỉ vài tháng trước đây đã lên tiếng bác bỏ giữa thời điểm giá bán điện tăng vọt.

Giá năng lượng tại châu Âu đã tăng lên ngưỡng kỉ lục từ thời điểm cuối năm 2021, chủ yếu xuất phát từ lo sợ Nga sẽ hạn chế, đóng nguồn cung ứng khí đốt trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột quy mô ở Ukaine. Kế hoạch hành động khẩn cấp về năng lượng dự kiến được đệ trình tới lãnh đạo các nước EU trong tháng tới. Nhưng nếu tình hình diễn biến phức tạp, EU có thể sẽ triệu tập kỳ hội nghị thượng đỉnh đặc biệt để thảo luận, thông qua biện pháp ứng phó.

Giới chức EU cho biết biện pháp ngắn hạn mà khối có thể triển khai là tìm kiếm bảo đảm nguồn cung khí hóa lỏng (LNG) từ các nước xuất khẩu lớn. EU gần đây đã mở các chiến dịch ngoại giao nhằm tiếp cận các nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới như Mỹ, Azerbaijan hay Qatar nhằm có được nguồn cung năng lượng bổ sung. Ưu tiên của EU hiện nay là tìm ra cách thức thiết lập thị trường năng lượng theo hướng bền vững, hoạt động theo cách tối ưu nhất.

Ủy viên cấp cao phụ trách vấn đề năng lượng của EU, bà Kadri Simson, ngày 4/2 đã có chuyến thăm tới Baku. Trong thảo luận, giới lãnh đạo Azerbaijan khẳng định sẵn sàng ủng hộ, hỗ trợ EU trong trường hợp xảy ra đứt gãy nguồn cung khí đốt. Bà Simson ngày 7/2 cũng có các cuộc trao đổi trong tuần này với giới chức hữu quan của Mỹ về khả năng cung cấp LNG cho EU.

Cuộc chiến giữa EU với Gazprom

Gazprom là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU. Thực tế này xuất phát từ việc luật pháp Nga quy định chỉ Gazprom là đầu mối được phép vận hành các tuyến đường ống xuất khẩu khí đốt. Tập đoàn này đã duy trì địa vị nhà cung ứng khí số một tại EU trong nhiều thập kỉ qua, chiếm 43% lượng khí đốt nhập khẩu của khối.

Nhưng trong nội bộ EU, thị phần khí đốt Nga lại có sự khác biệt giữa từng quốc gia thành viên. Trong 10 năm qua, EU rất nỗ lực trong thiết lập một thị trường khí đốt tương đối thống nhất trong khối, khi đề ra những quy định luật mà theo đó buộc Gazprom chỉ cấp khí đốt tới các khu vực biên giới ngoài và từ đây các thành viên trong EU có thể trao đổi với nhau.

Đơn cử, Đức là khách hàng lớn nhất của Nga, với 55% lượng khí đốt nhập khẩu là từ Gazprom. Đức có thể mua khí của Nga, rồi sau đó bán lại cho Ba Lan hoặc Ukraine. Nhưng với Gazprom, ông lớn khí đốt của Nga lại ưu tiên ký kết các hợp đồng trực tiếp với người mua, để qua đó tăng tính lệ thuộc của nước nhập khẩu.

EU lên kế hoạch dự phòng cho kịch bản Nga cắt nguồn cung khí đốt - Hình 2
Cơ sở cất trữ khí đốt của Gazprom đặt tại Rehden thuộc bang Hạ Saxony, Đức. Ảnh: DW

"Xuất hiện một hình thức cạnh tranh giữa các nhà làm luật của châu Âu, những người đang tìm cách tạo dựng một thị trường khí đốt có mức giá thống nhất, với Gazprom, một đơn vị muốn tìm cách thiết lập mức giá xuất khẩu khác nhau với từng nước châu Âu", Georg Zachmann, chuyên gia của hãng tư vấn Bruegel có trụ sở ở Brussels, Bỉ, nhận định.

Gazprom khẳng định rằng họ đã tôn trọng tất cả các cam kết cung cấp dài hạn. Nhưng Zachmann cho rằng công ty thực sự đang cung cấp ít khí đốt hơn cho thị trường với các hợp đồng ngắn hạn. Theo chuyên gia này, thị trường ngắn hạn ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây vì có nỗ lực để trở nên ít phụ thuộc hơn vào Gazprom về lâu dài.

Gazprom có ​​cổ phần trong các nhà cung cấp năng lượng địa phương và khu vực ở hầu hết các quốc gia EU. Ví dụ, ở Đức, công ty con Astora sở hữu cơ sở dự trữ khí đốt dưới lòng đất lớn nhất ở Tây Âu. Tọa lạc tại Rehden ở bang Hạ Saxony, cơ sở này hoạt động như một vùng đệm khi có những biến động về cung và cầu.

Chủ tịch EC Von der Leyen cho rằng Gazprom đang hành xử theo cách kỳ lạ, khi không tăng lượng cung khí đốt cho châu Âu giữa thời điểm được giá vì nhu cầu nhập khẩu cao. Việc Gazprom là công ty thuộc sở hữu nhà nước tại Nga cũng gây ra một số quan ngại về mức độ tin cậy trong tách bạch giữa hoạt động kinh tế và những tính toán chính trị.

EU hiện đang xem xét việc xây dựng các nguồn dự trữ như vậy và đóng vai trò là một bên mua chung khí đốt thay vì đơn lẻ như trước đây. Nhưng đây cũng là chiến lược mà Gazprom đang tìm cách ngăn chặn, thông qua việc thu hút các nước thành viên riêng lẻ trong EU. Hungary vừa ký hợp đồng độc quyền với Gazprom và sẽ nhận được những ưu đãi về giá.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024
Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'
22:01:39 16/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Kỳ Duyên có chia sẻ đầu tiên sau Chung kết Miss Universe, 1 chi tiết nhầm lẫn gây chú ý
20:21:20 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024

Tin mới nhất

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Iran bình luận về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân

20:06:37 17/11/2024
Theo ông, kể từ khi cố Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền, các cuộc đàm phán Iran Mỹ đã được tổ chức thông qua trung gian Oman, nhưng quá trình này đã bị đình chỉ kể từ tháng 5.

Tanzania: 5 người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà ở Dar es Salaam

20:06:14 17/11/2024
Hàng trăm nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không, khoan và búa để cố gắng giải cứu những người sống sót. Máy xúc cũng được điều động tới hiện trường.

Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm

20:02:52 17/11/2024
Trong bối cảnh năng lực sản xuất trong ngành nội địa Trung Quốc dư thừa, nhiều ý kiến cho rằng động thái này là nhằm thúc đẩy xuất khẩu, kích thích sản xuất trong nước phục hồi, đồng thời khuyến khích sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm...

Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập

19:58:17 17/11/2024
Về phía CH Séc có Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil, Phó Chủ tịch Hạ viện Karel Havlicek cùng lãnh đạo các bộ ban ngành của CH Séc.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Vụ tấn công bằng dao ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt được hung thủ ngay tại hiện trường

18:43:24 17/11/2024
Vụ tấn công kinh hoàng này đã làm 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương. Hiện các nhân viên y tế đang nỗ lực cứu chữa những người bị thương trong khi cảnh sát tiếp tục điều tra vụ án.

Australia: Máy bay cỡ nhỏ lao xuống bãi chăn thả gia súc làm 3 người tử vong

18:07:58 17/11/2024
Cả ba người trên máy bay gồm phi công và hai hành khách đã tử vong ngay tại hiện trường. Các nạn nhân chưa được xác định danh tính chính thức.

Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á

17:35:21 17/11/2024
Bất kỳ động thái nào hướng tới sự tách rời đều có thể có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế châu Á, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.

Hang động Lascaux tại Pháp, nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sử

17:33:31 17/11/2024
Hang nhân tạo này chỉ cách hang gốc hơn 200 m. Mọi chi tiết được tái tạo lại y hệt như nguyên bản và người Pháp đã phải mất mất 11 năm để tạo ra phiên bản II này. Thật là tuyệt vời!

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

16:38:47 17/11/2024
Tuy nhiên, với đa số người dân châu Âu, lợi ích mà hiệp ước Schengen đem lại lớn hơn nhiều so với những phiền toái. Hiệp ước đã tác động đến đời sống hàng ngày của tất cả các quốc gia thành viên khối Schengen với tổng dân số khoảng 400 ...

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Có thể bạn quan tâm

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.

Hòa Minzy vướng nghi vấn mang bầu lần 2

Sao việt

21:24:46 17/11/2024
Hòa Minzy liên tục xuất hiện ở các sự kiện thời gian qua cũng là câu trả lời rõ ràng nhất cho việc nữ ca sĩ khó có thể bí mật mang thai lần 2 được.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.