Nga chứng minh ly khai không phá Minsk: Thế khó của Kiev
Nga đã lên tiếng bênh vực ly khai Ukraine trong vấn đề bầu cử địa phương sau khi lực lượng này liên tục bị Kiev tố vi phạm thỏa thuận Minsk.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, việc nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng (DPR và LPR) tổ chức bầu cử địa phương vào ngày 18/10 và 1/11 không hề đi trái với các điều khoản của thỏa thuận Minsk, bởi trong đó không ghi rõ thời hạn cụ thể.
Theo ông này, các cuộc bầu cử cần phải được tiến hành theo đúng luật pháp Ukraine, dưới sự giám sát của các quan sát viên OSCE.
“Thỏa thuận Minsk về bầu cử đề cập tới sự thống nhất trong thể thức tiến hành giữa Kiev, Donetsk và Lugansk. Trong đó không có bất cứ thời hạn nào”.
Ông lưu ý rằng DPR và LPR trước đó đã đưa ra phương án của mình, tuy nhiên không đợi được câu trả lời từ Kiev.
Ngoại trưởng Nga chỉ ra rằng, kế hoạch tiến hành bầu cử trước khi tuyên bố ân xá cho những người tham gia các cuộc xung đột ở Donbass là “sự xuyên tạc toàn bộ bản chất của những gì đang xảy ra”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng bênh vực ly khai Ukraine trong vấn đề bầu cử địa phương sau khi lực lượng này liên tục bị Kiev tố vi phạm luật pháp, phá hoại thỏa thuận Minsk.
“Các điều khoản được viết ra trong thỏa thuận Minsk nêu rõ bầu cử cần phải được tiến hành theo các tiêu chí của OSCE. Một trong các tiêu chí đó là mọi việc được tiến hành khi đảm bảo rằng không ai bị đe dọa, quấy rối…”.
Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov được đưa ra trước khuôn khổ phiên họp của Đại hội đồng LHQ diễn ra ở New York, Mỹ.
Theo nguồn tin, đặc biệt, bên lề của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc kỳ này, ông Lavrov sẽ gặp gỡ với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, lãnh đạo ngoại giao EU Federica Mogherini, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier để bàn về những vấn đề căng thẳng tại miền Đông Ukraine.
Thực tế trong thời gian gần đây, Mỹ và Nga đang có dấu hiệu ngồi lại với nhau để đàm phán, giải quyết các tranh chấp, khủng hoảng quốc tế. Mỹ từ lên án, cáo buộc Nga gây ra căng thẳng tại những vùng chiến sự này đã dần phải nhìn nhận lại vai trò chiến lược của Moscow. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Đại Tây Dương hôm 24/9 rằng, những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn cản tầm ảnh hưởng của Nga trên thế giới là một sai lầm lớn.
Video đang HOT
“Mỹ đã mắc một lỗi căn bản khi cố gắng ngăn cản vai trò của các cường quốc khác trên thế giới. Tôi tin rằng, quốc gia như Nga và Trung Quốc là những nước quan trọng nhất trên thế giới và nên góp sức trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng”, ông Chuck Hagel nói.
Hơn hết, trong thời điểm này, trước những sa lầy tại Syria cùng những chỉ trích nặng nề của phe đối lập trong nước, chính quyền tổng thống Barack Obama cần Moscow chung tay gỡ rối.
Ngay cả Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng khẳng định, Nga có vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria. Mới đây, Ngoại trưởng Kerry tuyên bố cuộc khủng hoảng Syria chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình và nước Nga cần tham gia vào tiến trình này.
Trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine, thời gian gần đây người ta thấy động thái cứng rắn của cả Mỹ và NATO với chính quyền Kiev.
Trong khi đó, về vấn đề khủng hoảng tại Ukraine, thời gian gần đây người ta thấy động thái cứng rắn của cả Mỹ và NATO với chính quyền Kiev.
Tờ báo Tin tức kinh tế Đức hôm 23/9 cho biết Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bất ngờ yêu cầu Ukraine tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk để giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông.
Theo đó, ông Stoltenberg tuyên bố, ngày 21/9 vừa qua là ngày đầu tiên kể từ khi thỏa thuận này được ký hồi tháng 2, Ukraine trải qua một ngày hoàn toàn không tiếng súng.
Tuyên bố của vị Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO thể hiện rõ ràng giọng điệu thay đổi thái độ. Trước đó, tổ chức này đã nhiều lần chỉ trích Nga và đổ lỗi cho Nga về các thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine bị phá vỡ.
Trước đó, Ukraine cũng đã gặp khó khi Mỹ ra cảnh báo, yêu cầu giải quyết tình hình tham nhũng nếu như còn muốn nhận viện trợ từ phía Washington.
Theo Sputnik, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu Chính phủ Ukraine cần phải cải cách, đấu tranh chống tham nhũng tích cực hơn trong khi hầu hết các cuộc cải cách từ các nhà tài trợ quốc tế đối với đất nước này đều không mang lại thay đổi tích cực.
Theo_Báo Đất Việt
65.000 quân Kiev bóp nghẹt lực lượng ly khai?
Tình hình Ukraine đang căng thẳng đến nghẹt thở khi giao tranh bùng phát ác liệt một cách bất ngờ và bất thường. Có tin, Kiev hiện đang triển khai tới 65.000 quân ở miền đông Ukraine. Phải chăng chính quyền Kiev đang muốn dốc toàn lực, bao vây và bóp nghẹt lực lượng ly khai?
Ảnh minh hoạ
Dù thoả thuận ngừng bắn Minsk chính thức có hiệu lực từ hồi tháng 2, tình hình ở miền đông Ukraine (hay còn gọi là vùng Donbass) vẫn đang hết sức căng thẳng, nhất là trong những ngày gần đây khi có tin về những đợt triển khai quân rầm rộ, quy mô lớn của Kiev ở trong khu vực.
Trong một động thái rõ ràng là vi phạm thoả thuận ngừng bắn Minsk, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai vũ khí hạng nặng và một lực lượng lớn binh lính đến vùng chiến tuyến ở khu vực Donbass của Ukraine, báo chí Nga đưa tin.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh quân đội của Kiev và lực lượng ly khai đang có những cuộc đọ pháo ác liệt và dữ dội ở miền đông, trong đó có những khu vực gần thành phố Mariupol.
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai số lượng lớn binh lính dọc vùng chiến tuyến, ước tính lên tới 65.000 binh lính và sĩ quan ở các cấp khác nhau. Con số này tương đương với khoảng từ 68 đến 70 tiểu đoàn.
Quân đội Ukraine đang chuyển hướng sang việc dùng các chiến thuật đánh theo nhóm tiểu đoàn, sắp xếp lại lực lượng sau thất bại ê chề ở Debaltsevo.
Những cuộc oanh kích tăng cường gần đây của quân Kiev nhằm vào ngôi làng Sartana ở ngoại ô thành phố Mariupol có thể được xem như là một nỗ lực nhằm rèn luyện và mài sắc khả năng tương tác giữa các nhóm tiểu đoàn trong lực lượng của Kiev.
Ngay lúc này, một số lữ đoàn quân đội Ukraine vẫn đang có mặt trên chiến tuyến, bao gồm Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới số 24 và Lữ đoàn Bộ Binh Cơ giới số 92. Đây là những đơn vị quân đội được trang bị 18 bệ phóng tên lửa Graa và các bệ phóng pháo tự đẩy cùng với 6 xe tăng, 10 xe bọc thép, 6 bích kích pháo, các súng phòng không cùng với hàng loạt vũ khí hạng nhẹ và vũ khí chống tăng khác.
Lực lượng tấn công trên không của quân đội Ukraine là Sư đoàn tinh nhuệ số 80.. Tuy nhiên, đơn vị này từng phải hứng chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến gần sân bay Luhansk hồi năm ngoái.
Ở trên chiến trận còn có lữ đoàn số 122, lữ đoàn không quân di động số 95 và lữ đoàn số 25. Tất cả đều được trang bị xe bọc thép, trong đó có loại xe BTR-70.
Các nhóm chiến đấu ở Donbass còn bao gồm một loạt đơn vị cấp đại đội liên quan đến pháo binh, thuỷ quân lục chiến, xe tăng và lực lượng Bảo vệ Quốc gia cũng như các đơn vị đặc nhiệm của Bộ Nội vụ Ukraine.
Tất cả những lữ đoàn nói trên tạo thành một đội quân đông đảo lên tới 65.000 quân đang chiến đấu ở Donbass. Lực lượng này được trang bị hơn 400 xe tăng, khoảng 2.400 xe bọc thép, 132 bệ phóng tên lửa Grad và hơn 800 súng cối và súng thường.
Tình hình hiện nay ở miền đông Ukraine khiến người ta nhớ lại giai đoạn mùa thu năm ngoái khi khu vực này chứng kiến những cuộc đọ pháo vô cùng ác liệt giữa Kiev và quân ly khai với sự tập trung quân từ cả hai phía đối địch đều rất lớn.
Tuy nhiên, so với năm ngoái, tình hình ở vùng chiến tuyến Donbass vẫn còn ổn định hơn bất chấp những cuộc giao tranh bùng phát trong những ngày vừa rồi cũng như bất chấp thực tế là đang có sự dồn quân và vũ khí lớn đến khu vực.
Kiev và quân ly khai đang "đấu nhau" bằng vũ khí hạng nặng
Theo ông Alexander Hug - Phó trưởng đoàn giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), hôm qua cho biết, cả quân đội Ukraine lẫn lực lượng ly khai đều đang dồn vũ khí hạng nặng đến vùng chiến tuyến và đều đang dùng những thứ vũ khí này để giao tranh với nhau. Đây là những hành động vi phạm nghiêm trọng thoả thuận ngừng bắn Minsk.
Qua điều tra, phân tích những lỗ hổng lớn để lại ở khu vực Luhansk, các chuyên gia thấy rằng cả hai bên đối địch nhau trong cuộc chiến ở miền đông Ukraine đều đang tiếp tục bắn phá nhau bằng các khẩu pháo có cỡ nòng 122mm và 152mm cũng như tên lửa Grad, ông Hug cho biết tại cuộc họp báo ngày hôm qua.
Những vụ vi phạm thoả thuận ngừng bắn sẽ là vấn đề cấp bách nhất, đáng lo ngại nhất cần phải được giải quyết ngay lập tức trong cuộc họp của nhóm tiếp xúc ba bên diễn ra vào ngày 26/8 tới. Nếu không tìm được một giải pháp, cuộc chiến ở miền đông Ukraine có thể lan rộng và chắc chắn sẽ phá vỡ thoả thuận ngừng bắn được cộng đồng quốc tế kỳ vọng nhất.
Một khi mọi thứ đổ vỡ, tình hình Ukraine nhiều khả năng sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Đến lúc này, việc đất nước Ukraine phải đối mặt với nguy cơ tan vỡ là điều khó tránh khỏi. Đây là viễn cảnh mà không ai mong muốn.
Cuộc chiến ở miền đông Ukraine bùng lên từ hồi tháng 4 năm ngoái đã cướp đi sinh mạng của gần 7.000 người và đẩy hơn 1,4 triệu người vào cảnh sống lay lắt, không nhà không cửa. Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đây sẽ còn nghiêm trọng hơn, thảm khốc hơn nhiều nếu tình hình bạo lực không được ngăn chặn sớm.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
11 nước đưa vũ khí vào Ukraine, chiến tranh sắp bùng nổ? Ukraine đã đạt được thỏa thuận về nguồn cung cấp vũ khí sát thương từ 11 quốc gia. Thông tin gây giật mình này được tiết lộ trong một bản báo cáo phân tích dành cho bài phát biểu hàng năm của Tổng thống Petro Poroshenko trước Quốc hội. Ảnh minh họa Theo bản báo cáo được đưa ra hồi đầu tháng này,...