Nga chuẩn bị thử nghiệm tàu phá băng nguyên tử lớn nhất thế giới
Tàu phá băng Arktika sử dụng hệ thống năng lượng hạt nhân RITM-200 mới của Nga, được thiết kế với hai lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất nhiệt 175MW.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân quốc gia Nga Rosatom đã đưa vào vận hành hai lò phản ứng hạt nhân trên tàu phá băng nguyên tử đa năng mới có công suất lớn nhất thế giới, mang tên Arktika ( Bắc cực ).
Hãng RIA Novosti đưa tin việc vận hành hai lò phản ứng trên tàu phá băng nguyên tử Arktika sẽ khởi động phản ứng hạt nhân dây chuyền có kiểm soát khi lò phản ứng đạt mức năng lượng tối thiểu.
Đại diện của Rosatom giải thích sau các thử nghiệm cần thiết, các lò phản ứng sẽ được nâng công suất năng lượng, tiến tới đưa Arktika vào vận hành thử nghiệm.
Tàu phá băng Arktika sử dụng hệ thống năng lượng hạt nhân RITM-200 mới của Nga. Tàu được thiết kế với hai lò phản ứng hạt nhân , mỗi lò có công suất nhiệt 175MW.
Video đang HOT
Ưu điểm chính của hệ thống này là nhỏ gọn và kinh tế với độ an toàn cao. Với công suất 60MW, dài 173,3m, rộng 34m và lượng giãn nước 33.500 tấn, cho tới nay đây là tàu phá băng lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Tàu có thể phá vỡ lớp băng dày tới 3m và băng này có thể mở đường cho các đoàn tàu khi tới Bắc cực.Tàu được chế tạo theo đơn đặt hàng của Rosatom tại Nhà máy đóng tàu Baltic ở St. Petersburg và dự kiến sẽ được đưa vào khai thác năm 2020.
Nhà máy này cũng đã bắt đầu đóng hai tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên Siberi và Ural trong khuôn khổ Dự án 22220.
Hồi tháng Tám vừa qua, Rosatom và nhà máy đóng tàu Baltic còn ký hợp đồng đóng thêm hai tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân khác cũng thuộc dự án kể trên./.
Theo Vietnam
Iran: Thị trường năng lượng phải mang tính phi chính trị
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh cho rằng thị trường năng lượng phải mang tính phi chính trị để ngăn chặn hành vi can thiệp.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 2/10, phát biểu trong khuôn khổ Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) ở Moskva (Nga), Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh nêu rõ "thị trường năng lượng phải mang tính phi chính trị để ngăn chặn tình trạng can thiệp đơn phương và trái phép."
Bộ trưởng Iran cho biết thêm ông sẵn sàng gặp người đồng cấp Saudi Arabia tại Moskva.
Nhấn mạnh Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng thân Abdulaziz bin Salman, là "một người bạn trong hơn 22 năm qua," ông Zanganeh bày tỏ hy vọng không bao giờ phải chứng kiến một cuộc tấn công nhằm vào Iran.
Đề cập đến các vụ tấn công nhằm vào cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia ngày 14/9 vừa qua, Bộ trưởng Zanganeh nhận định Riyadh đã cường điệu hóa chính trị về vụ việc này để cho rằng an ninh năng lượng của thế giới đang lâm nguy.
Theo ông Zanganeh, không nên giải quyết vấn đề bằng cách gia tăng sức ép đối với Tehran, do đây "không phải là giải pháp cho tình hình ổn định và môi trường hòa bình trong khu vực và thế giới, cũng như giải pháp cho an ninh nguồn cung dầu mỏ và khí đốt."
Bộ trưởng Iran còn khẳng định Tehran không tiến hành thêm bất kỳ bước đi nào làm gia tăng căng thẳng tại vùng Vịnh.
Trước đó, cùng ngày, phát biểu với báo giới, người đứng đầu Bộ Dầu mỏ Iran nhấn mạnh nước này đang nỗ lực duy trì an ninh Vịnh Persian cũng như sự ổn định và nền hòa bình trong khu vực.
Ông Zanganeh cho biết thêm thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn ở trong điều kiện bình thường sau vụ tấn công các cơ sở lọc dầu nói trên của Saudi Arabia.
Iran và Saudi Arabia liên tục thể hiện lập trường bất đồng về những chính sách liên quan sản lượng khai thác "vàng đen" tại các cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang khi Saudi Arabia cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công các cơ sở lọc dầu của nước này hôm 14/9 vừa qua.
Tuy nhiên, Tehran đã cực lực bác bỏ mọi cáo buộc, đồng thời khẳng định Iran sẵn sàng đáp trả nếu bị tấn công quân sự./.
Theo Minh Tâm (TTXVN/Vietnam )
Sáng kiến Vành đai Con đường của TQ đang "hủy hoại thế giới" như thế nào? Đa số các dự án trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng năng lượng hiệu quả thấp như than đá, tạo ra lượng khí thải khổng lồ, từ đó phá hủy môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được coi là "đặc sản" ở Trung Quốc. Đây là những nhận định của...