Nga chỉ trích việc Kiev điều quân trở lại chiến trường miền đông
“Kiev không thực hiện đúng cam kết trong thoả thuận ngừng bắn ở miền đông Ukraine và binh lính Ukraine đang được điều động trở lại chiến trường miền đông”, đại diện của Nga của Liên Hợp Quốc, Aleksandr Pankin phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an vào hôm 13-11.
“Trong suốt quá trình ngừng bắn, binh lính Ukraine vẫn thường xuyên được nhìn thấy tại những khu vực gần mặt trận giao tranh. Các vũ khí và thiết bị quân sự hạng nặng cũng chưa hề được rút đi”, ông Aleksandr Pankin cho biết.
Ngoài ra, đại diện của Nga tại Liên Hợp Quốc cũng khẳng định cáo buộc từ phía NATO và Kiev về sự xuất hiện của binh lính Nga ở miền đông Ukraine là hoàn toàn trái với thực tế. Ông cho rằng NATO đang chủ động tuyên truyền sai sự thật khi đưa ra lời buộc tội mà không hề cung cấp bất kì bằng chứng xác thực nào.
Quang cảnh cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào hôm 13-11
Ông Pankin nhận định rằng biên giới Nga-Ukraine đã nhận được sự chú ý đặc biệt và bất kì động thái nào xảy ra trong khu vực này đều có thể dễ dàng phát hiện từ trên không.
Đại sứ Nga cũng lên án mạnh mẽ hành động Kiev huỷ bỏ luật “thể chế đặc biệt” cho miền đông và cho rằng việc thiếu đi sự can thiệp của OSCE trong những diễn biến mới đang làm tình hình xấu đi trông thấy.
Cuộc xung đột quân sự ở miền đông Ukraine bắt đầu nổ ra từ giữa tháng 4 khi Kiev phát động chiến dịch trấn áp lực lượng đòi li khai ở Donetsk và Lugansk.
Video đang HOT
Phương Tây đã cáo buộc Moscow có dính lứu đến những công việc nội bộ của Ukraine và làm leo thang khủng hoảng, tuy nhiên, Nga phủ nhận hoàn toàn các lời buộc tội này.
Một thoả thuận ngừng bắn cũng đã được kí vào hôm 5-9, tuy nhiên, sau đó hàng trăm người vẫn tiếp tục thiệt mạng. Lệnh ngừng bắn này đang ở trong giai đoạn mong manh hơn bao giờ hết, khi phe li khai đã tự tổ chức cuộc bầu cử cho riêng mình và Kiev liên tiếp cáo buộc lính Nga xuất hiện tại miền đông Ukraine.
Theo_An ninh thủ đô
Kiev khởi công "Vạn lý trường thành" trên biên giới Nga-Ukraine
Chính phủ Ukraine đã bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống chướng ngại vật, trong kế hoạch xây dựng "Vạn lý trường thành" trên biên giới với nước Nga.
Ngày 10-9, chính phủ Ukraine đã bắt đầu xây dựng hệ thống chướng ngại vật nhân tạo, nằm trong kế hoạch đầy tham vọng "cắt đứt liên hệ" với nước Nga. Các hệ thống này nằm trong các khu vực do lực lượng an ninh kiểm soát dọc theo biên giới với Nga - trung tâm báo chí của chương trình "Stena" cho biết.
Ngày 4-9, chính phủ Ukraine đã công bố "Kế hoạch tái thiết đất nước", trong đó có công trình xây dựng biên giới Nga-Ukraine trong vòng 6 tháng. Ngày 5 tháng 9, nội các Ukraine đã thông qua dự thảo do Cơ quan biên phòng quốc gia đề xuất về dự án xây dựng một bức tường dọc biên giới với Nga với tên gọi là "Bức tường" (Stena).
Đây không phải là nghĩa bóng của nó, "đoạn tuyệt"quan hệ với Nga mà theo đúng nghĩa đen, tức là xây dựng một hàng rào được gia cố vững chắc giữa 2 nước", nhưng nó không hề nhắc đến vai trò của phe ly khai và tương lai của khu vực đông nam Ukraine - sẽ được quy hoạch trong chương trình này.
Kiev cho rằng, kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ, đường biên giới dài giữa Nga và Ukraine đã tồn tại những lỗ hổng lớn, đã giúp cho vũ khí và các tay súng Nga dễ dàng đi vào lãnh thổ Ukraine. Vì vậy, nước này cần phải triển khai dự án này nhằm xây dựng một "đường biên giới quốc gia thực sự" giữa 2 nước.
Ukraine đã triển khai kế hoạch xây dựng "vạn lý trường thành" ngăn cách biên giới với Nga
Đây thực ra là ý tưởng của Thủ tướng Yatsenyuk về kế hoạch xây dựng một bức "Vạn lý trường thành", ngăn cách 2 nước Nga và Ukraine. Ông Yatsenyuk đã đề xuất xây dựng một "biên giới thực sự với Liên bang Nga", mang tên là "Dự án bức tường", nhằm "cách ly đông nam Ukraine khỏi mối liên hệ với Nga".
"Theo chỉ thị của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bắt đầu thực hiện công việc ưu tiên xây dựng tuyến đường biên giới và lắp đặt hệ thống rào cản kỹ thuật trên các tuyến đường nhất định," - tuyên bố của trung tâm báo chí chương trình "Stena" cho biết.
Trung tâm báo chí lưu ý rằng Ban chỉ đạo chương trình này có kế hoạch tạo ra hai tuyến phòng thủ. Thông tin cho biết rằng, đại bộ phận khối lượng công việc là khoảng 500 km giao thông hào, hơn 8000 hố dành cho phương tiện quân sự, hơn 4000 hầm và khoảng 60 km hào chống tăng.
Ngoài việc xây "Bức tường", Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk còn nhấn mạnh, cần phải có một quan điểm quân sự mới phản ánh Nga là một "quốc gia xâm lược", đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Ukraine. Ông này tuyên bố: "Nga là một nhà nước khủng bố, một nhà nước xâm lược và sẽ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp quốc tế".
Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi đã đưa ra hồi tuần trước rằng: "Liên quan tới Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, tôi cho rằng quyết định đúng đắn nhất sẽ là chấp thuận để Ukraine trở thành một thành viên của NATO". Kiev cho rằng, chỉ có gia nhập Liên minh quân sự này mới khiến chủ quyền lãnh thổ của Ukraine được bảo đảm.
Binh lính Ukraine tuần tra trên biên giới giữa 2 nước
Biên bản ngừng bắn trên cơ sở Kế hoạch hòa bình 7 điểm do ông Putin đưa ra đã được ký kết ngày 3-9 vừa qua. Trong khi tình hình căng thẳng có khả năng được bình ổn tạm thời thì chính phủ và cá nhân ông Thủ tướng Yatsenyuk lại đưa ra những tuyên bố và hành động hết sức "thiếu khôn ngoan" như trên.
Tuy Nga chưa đưa ra phản ứng gì với hành động trên của Ukraine, nhưng triển khai xây dựng "Vạn lý trường thành" trên biên giới, ngăn cách Nga-Ukraine, bao trọn cả vùng đông nam, trong bối cảnh tương lai của khu vực này vẫn chưa được xác định, chắc chắn sẽ dẫn tới những hành động phản đối của lực lượng ly khai.
Ngoài những nguyên nhân về chính trị, các chuyên gia cũng cho rằng việc xây dựng biên giới với Nga theo nguyên tắc Israel áp dụng để xây dựng hàng rào ngăn cách ở dải Gaza có thể khiến Ukraine phải chi ra nguồn ngân sách lên tới 4 tỷ USD và không có khả năng hoàn thành đúng hạn mà các chính trị gia chóp bu nước này đặt ra.
Việc triển khai dự án "Stena" có thể làm trầm trọng thêm những nguy cơ khủng hoảng đối với nền kinh tế kiệt quệ của nước này. Hiện Ukraine đang có mức nợ công kinh hoàng với con số hơn 72 tỷ USD. Ngân sách thâm hụt, kiệt quệ trong khi Mỹ và EU viện trợ nhỏ giọt, không biết Kiev sẽ lấy đâu ra tiền để thực hiện kế hoạch này.
Tình hình Ukraine dự kiến trong thời gian tới có thể sẽ có những biến động mới phức tạp hơn.
Toàn Thắng
Theo_Báo Đất Việt
Thêm căn cứ quân sự của Ukraine ở Crimea bị Nga chiếm BBC đưa tin, đã xuất hiện những tiếng súng và tiếng nổ lớn khi "lính Nga", được yểm trợ bởi các xe thiết giáp, tấn công một căn cứ quân sự của Ukraine ở Crimea. Những binh sĩ được cho là lính Nga đứng canh gác tại căn cứ Belbek, phía trước là binh lính Ukraine. Tường thuật tại hiện trường cho biết...