Nga chế tạo thuốc trị bỏng mới bằng sợi nano
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Saratov của Nga đã sử dụng chất Chitosan được lấy chủ yếu từ vỏ tôm để chế tạo thành công một nguyên liệu mới có thể chữa trị nhanh chóng những tổn thương ngoài da.
Bác sỹ hàng đầu của trường này – ông Nikolai Ostrovsky ngày 31/5 đã tiết lộ với giới báo chí rằng, loại nguyên liệu mới này được tạo thành từ sợi nano, nó có thể được sử dụng để chế tạo thành những dải cực mỏng như dải băng, sau đó dùng để bôi lên da điều trị những tổn thương ngoài da như tổn thương do bỏng và tổn thương do bị lạnh.
Các nhà khoa học còn bổ sung thêm thuốc vào trong sợi nano giúp thúc đẩy tế bào tái sinh nhanh hơn. Thí nghiệm cho thấy, loại nguyên liệu mới này có thể làm lành vết thương nhanh gấp ba lần so với bình thường mà không để lại sẹo.
Ngoài ra, sau khi dùng dải băng được chế tạo bởi nguyên liệu này để đắp bên ngoài, người ta sẽ không cần phải gỡ bỏ, bởi nó có thể tự tiêu biến trên bề mặt da.
Hiện phát minh này đã có được quyền sáng chế có liên quan của Nga và sẽ nhanh chóng được đưa vào sản xuất với số lượng lớn.
Không thể phủ nhận rằng nghiên cứu trên đã mở ra một cánh cửa lớn cho việc sử dụng rộng rãi loại nguyên liệu này trong giới y học.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Trẻ bị bỏng chủ yếu tại người lớn!
"Tai nạn bỏng thường xảy ra ở trẻ 6 tháng - 3 tuổi, khi mà trẻ chưa có nhận thức đầy đủ về các đồ vật mà chúng tiếp xúc" là khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Như Lâm, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Viện bỏng Quốc gia Hà Nội.
"Con ơi, mẹ có lỗi với con quá"
Mẹ mải nấu ăn dưới bếp, bé Duy Tuấn nghịch ca nước sôi trên kệ ti vi khiến em bị bỏng toàn thân, nặng nhất phần mặt
Cách đây không lâu, chúng tôi không khỏi xót xa khi thăm bé Trịnh Duy Tuấn, 15 tháng tuổi (quê ở thôn Minh Thái, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa), bị bỏng nửa khuôn mặt vì mẹ em mải nấu cơm dưới bếp, vô ý để em nghịch ca nước sôi đặt trên kệ ti vi. Và Trịnh Duy Tuấn chỉ là một trong rất nhiều cô bé, cậu bé non nớt, yếu ớt đang phải nằm điều trị tại Viện bỏng Quốc gia.
Ngày 23/5, đến khoa Hồi sức cấp cứu, đi lướt qua một vòng chúng tôi gặp không ít những bệnh nhi đang phải chiến đấu với tử thần và nếu có qua khỏi đi chăng nữa thì những di chứng do bỏng để lại trên cơ thể của các em cũng hết sức nặng nề.
Ngã vào nồi canh trong lúc nô đùa, bé Phạm Vân Anh bị bỏng 60% cơ thể và sẽ gặp nhiều di chứng sau này
Tại khoa Hồi sức cấp cứu, chị Ngô Thị Sợi (30 tuổi), quê ở xã An Hồng, huyện An Dương, tỉnh Hải Phòng khóc ngất khi ngồi chứng kiến những đau đớn vật vã mà con gái mình đang phải chịu đựng. Con gái của chị Sợi là bé Phạm Vân Anh, chỉ mới 3 tuổi. Hai vợ chồng chị Sợi đi làm ăn xa mải tận Nam Định, gửi con lại cho bà ngoại ở Hải Phòng trông coi.
Chị Sợi kể lại, ngày 30/4 vừa rồi, 2 vợ chồng chị do nhớ con nên về Hải Phòng đón con lên cơ quan ở Nam Định chơi, và đó cũng là kỳ nghỉ định mệnh khiến cô bé bị bỏng hơn 60% cơ thể. "Tôi làm ở bộ phận nấu ăn của công ty. Buổi trưa đó, con gái tôi trong một lúc nô đùa nghịch ngợm không may lại ngã đúng vào nồi canh hơn 50 lít đang sôi vốn dùng để nấu ăn cho công nhân của công ty, khiến cháu bị bỏng toàn bộ phần mông, lưng và chân. Chỉ một sơ sểnh của tôi mà giờ con gái tôi ra nông nỗi này. Con ơi, mẹ có lỗi với con quá", chị Sợi vừa kể vừa hai hàng nước mắt tuôn rơi.
Mới 6 tháng tuổi, bé Lương Thị Đào đã bị bỏng nước sôi và nặng nhất phần mặt, lưng, bụng
Cũng như bé Vân Anh, cậu bé Nguyễn Văn Tân Nghĩa, mới 9 tháng tuổi ở phòng bên cạnh của Khoa Hồi sức cấp cứu cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi em bị ca nước sôi đổ nguyên vào người.
Nhưng nhỏ tuổi nhất và cũng đáng thương nhất đang phải nằm điều trị tại đây là bé Lương Thị Đào, 6 tháng tuổi, quê ở Bắc Giang bị ca nước sôi đổ từ trên đầu xuống, làm một nửa khuôn mặt của em trở nên biến dạng.
Trẻ ở nông thôn có nguy cơ bị bỏng cao hơn trẻ thành phố
Bác sĩ Nguyễn Như Lâm cho biết, ngày nào ở Viện bỏng Quốc gia cũng tiếp nhận ít nhất 1 đến 2 cháu bé bị bỏng với rất nhiều nguyên nhân khác nhau: bỏng do ngã vào hố vôi, bỏng xăng, bỏng điện, nhưng nhiều nhất là bỏng do nước sôi. Điều dễ nhận thấy là, trẻ em ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có nguy cơ bị bỏng nhiều hơn, do sự quan tâm của bố mẹ ít hơn hẳn với trẻ em thành phố.
"Đối với trẻ em, các loại bỏng gây nguy cơ tử vong rất cao, do cơ thể của các em còn non nớt, sức đề kháng kém. Da của các em rất dễ bị hoại tử dẫn đến nhiễm trùng máu, cho dù các em chỉ bị bỏng nước sôi độ 1, độ 2, nhưng chỉ cần khoảng 25% cơ thể đã nguy hiểm đến tính mạng", bác sĩ Lâm khuyến cáo.
Bé Nguyễn Văn Tân Nghĩa, 9 tháng tuổi cũng bị bỏng nước sôi do sơ suất của bố mẹ trong lúc trông coi
Cũng theo bác sĩ Lâm, so với người lớn, trẻ em bị bỏng cho dù không nguy hiểm đến tính mạng thì cũng gặp những di chứng nặng nề như sẹo lồi, sẹo xấu. "Cơ thể của các bé liên tục phát triển trong khi phần da trên cơ thể bị bỏng lại không phát triển nữa nên để lại rất nhiều sẹo xấu, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển sinh lý lẫn tâm lý của đứa trẻ. Điều thấy rõ nhất là những đứa trẻ bị bỏng nặng sau này sẽ trở nên tự ti, mặc cảm trước bạn bè dẫn đến cuộc sống của các em cũng thua thiệt hơn rất nhiều", bác sĩ Lâm cho hay.
Một điều đáng nói nữa, trẻ em bị bỏng đa phần ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nên điều kiện kinh tế cũng khó khăn hơn rất nhiều trong việc theo đuổi chạy chữa do bỏng gây ra. Nếu bị bỏng nặng 25% cơ thể trở lên, ít nhất cũng phải mất hơn 2 tháng điều trị tại viện và sau đó là hàng chục năm nữa. Số tiền điều trị cũng lên tới hàng trăm triệu đồng để giữ được mạng sống cũng như phẫu thuật thẩm mỹ.
"Trẻ em bị bỏng, lỗi chung quy vẫn do người lớn sơ suất, lơ là trông coi. Đừng để một phút chểnh mảng trong việc chăm sóc làm thay đổi một cuộc đời, một số phận của đứa trẻ. Đã vào khoa của chúng tôi rồi, chung quy cũng chỉ cố gắng giữ được tính mạng còn tương lai của đứa trẻ thì không gì cứu vãn được", bác sĩ Lâm khẳng định.
Thế Nam
Theo Dân trí
Khô miệng, đau họng bởi tổn thương dây thần kinh Một số nguyên nhân chính khiến bạn mắc chứng khô miệng bao gồm mất nước, thuốc men, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng, và bởi lối sống hàng ngày của mỗi người. Chứng khô miệng, y học gọi là Xerostomia, có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Khô miệng và các triệu chứng đau họng thường có liên quan...