Nga chế tạo thang máy chào khách bằng giọng nói của nhà du hành vũ trụ Gagarin
Một công ty sản xuất thang máy của Nga cho biết họ sẽ chế tạo thang máy chào khách bằng giọng nói của nhà du hành vũ trụ huyền thoại Gagarin.
Giọng nói của Gagarin sẽ được cài đặt trong thang máy. Ảnh: Sputnik
Theo hãng tin RT (Nga), nhà máy chế tạo xe hơi Ust-Katav – nhà máy liên kết với Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos – sẽ bắt đầu chế tạo thang máy trang bị giọng nói của Yuri Gagarin – nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vào không gian.
Những chiếc thang máy này sẽ chào khách mỗi khi họ bước vào bằng câu nói nổi tiếng nhất của phi hành gia: “Poekhali!” (có nghĩa là “Lên đường thôi!”), trước khi phát một bản nhạc nào đó.
Nhà máy này nằm tại Ust-Katav, một thị trấn nhỏ ở vùng Chelyabinsk, cách thủ đô Moscow khoảng 1.500 km. Cuối năm 2020, nhà máy đặt mục tiêu sản xuất khoảng 50 thang máy mỗi tháng và lên tới 5.000 chiếc mỗi năm.
Tàu vũ trụ Vostok 1 bay vào không gian. Ảnh: Sputnik
Ngày 12/4/1961, nhà du hành Gagarin trở thành người đầu tiên trong lịch sử nhân loại thực hiện chuyến bay vào vũ trụ, hoàn thành quỹ đạo bay 108 phút vòng quanh Trái Đất. Khi tàu vũ trụ của ông sắp được phóng lên, Gagarin đã nói “Lên đường thôi!”.
Câu nói này sau đó đã trở thành hiện tượng phổ biến ở khắp Liên Xô và vẫn là cụm từ gắn liền với các chuyến bay vào vũ trụ ở Nga ngày nay.
Yuri Gagarin trên tàu vũ trụ Vostok-1. Ảnh: Sputnik
Trước khi trở thành phi hành gia, Gagarin là một phi công trong Không quân Liên Xô. Sau thành tựu trong không gian, ông trở thành người nổi tiếng và được người dân hết lòng ca ngợi. Tại Nga có nhiều con đường, quảng trường và thậm chí cả những thị trấn mang tên ông. Yuri Gagarin qua đời ở tuổi 34 trong một vụ tai nạn máy bay vào ngày 27/3/1968.
Video đang HOT
Điểm danh những con vật từng có đóng góp to lớn trong lịch sử nhân loại
Trong tiến trình lịch sử, con người từng nhiều lần chứng kiến trường hợp những con vật nhỏ bé nhưng lại có đóng góp lớn lao làm xoay chuyển thời cục.
Có thể kể đến cừu Dolly - con vật đặt nền móng cho kỹ thuật nhân bản vô tính; Chim bồ cầu Cher Ami - 'anh hùng' trong Thế chiến I ; Hay chú chó Laika - 'phi hành gia bốn chân' mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ cho con người.
Trong Thế chiến I, Cher Ami được biết đến là chú chim bồ câu anh hùng của Đoàn lính thông tin Mỹ tham chiến tại Pháp. Dẫu chỉ là một chú chim nhỏ bé nhưng Cher Ami từng cứu sống hàng trăm lính Mỹ, góp phần xoay chuyển cục diện chiến tranh
Cher Ami là một trong 600 chú chim bồ câu được huấn luyện và chuyển giao cho đơn vị Signal Corps của Mỹ chiến đấu ở Pháp. Trong suốt cuộc đời phục vụ quân đội của mình, Cher Ami đã 12 lần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thắng lợi của phe Hiệp Ước
Nhiệm vụ nổi tiếng nhất của Cher Ami là vào ngày 3-10-1918, khi hơn 500 binh sĩ của Tiểu đoàn 308 thuộc Sư đoàn Bộ binh 77 do Trung tá Charles W. Whittlesey chỉ đạo bị mắc kẹt trong rừng Argonne (Pháp) với bốn bề bị quân Đức bao vây
Suốt nhiều ngày cầm cự trong vòng kìm kẹp, lương thực, nước uống, đạn dược đều đã cạn khiến binh sĩ Mỹ thiệt mạng quá nửa. Trước tình trạng khẩn cấp đó, chỉ huy Charles W. Whittlesey đã thả hàng loạt chim bồ câu đưa thư để cầu cứu viện binh, trong đó có Cher Ami
Tuy nhiên, quân đội Đức đã phát hiện số chim bồ câu mà phía Mỹ thả nên đã ra lệnh bắn hạ tất cả, chỉ riêng Cher Ami may mắn thoát được. Mặc dù không bị bắn chết nhưng chú chim bồ câu này cũng bị trúng đạn
Bất chấp việc bị thương, Cher Ami vẫn gắng gượng vượt qua quãng đường 40km, về đến sở chỉ huy Sư đoàn 77 lúc 15h30p ngày 4-10 trong tình trạng bị thương ở ngực, mất một mắt và một chân, cùng một lỗ đạn trên cánh. Nhờ bức thư Cher Ami kịp thời gửi đến nên quân tiếp viện đã có mặt ngay sau đó và phá vỡ vòng vây của quân Đức, đồng thời giải cứu hàng trăm lính Mỹ bị mắc kẹt
Sau khi được cứu sống, Cher Ami đã được phong làm người hùng của Sư đoàn Bộ binh 77. Nó cũng trở thành linh vật của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho tới khi qua đời vào ngày 13-6-1919
Laika là một trong những chú chó huyền thoại của nhân loại khi là động vật sống đầu tiên của Trái đất bay vào không gian. Trước đó, Laika vốn là chó hoang, sống lang thang khắp đường phố Moskva (Nga). Sau đó, Laika đã được các nhà khoa học nhận nuôi vì có những tố chất trở thành "phi hành gia" như khả năng sinh tồn cao, thông minh, nhanh nhẹn...
Trước khi nhận nhiệm vụ bay vào vũ trụ, chó Laika đã trải qua những cuộc thử nghiệm và tập luyện nghiêm ngặt. Đến ngày 3-11-1957, tại sân bay vũ trụ Baikonur, Liên Xô đã phóng tàu Sputnik 2 chở Laika bay vào không gian
Tuy nhiên, chuyến du hành của Laika được xác định trước là "một đi không trở lại" bởi khoa học kỹ thuật ngày đấy chưa đủ phát triển để bảo toàn tính mạng cho chú chó nhỏ
Theo chính phủ Liên Xô thời đó, Laika đã hy sinh trong không gian do thiếu oxy nhưng mãi đến năm 2002, người ta mới tiết lộ Laika đã chết chỉ vài giờ sau khi tên lửa được phóng do nhiệt độ quá nóng, nguyên nhân được cho là lỗi chức năng của hệ thống kiểm soát nhiệt
Mặc dù không có cơ hội sống sót trở về, nhưng sự hy sinh của Laika không hề uổng phí, bởi nó đã giúp chứng minh một điều quan trọng, đó là: Sinh vật sống có thể tồn tại trong tình trạng không trọng lực ngoài không gian
Chuyến bay cảm tử của Laika đã giúp các nhà khoa học khắc phục được nhiều sai sót. Minh chứng là chỉ 3 năm sau, vào ngày 19-8-1960, cặp chó Strelka và Belka đã lên con tàu Sputnik 5 bay vào vũ trụ và an toàn trở về. Chuyến thám hiểm không gian của hai chú chó này đã tạo tiền đề cho chuyến bay vào vũ trụ lịch sử của Yuri Gagarin vào ngày 12-4-1961
Có thể nói, Laika chính là vị anh hùng đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử con người - kỷ nguyên chinh phục không gian. Và để tưởng nhớ Laika, nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ đã cho phát hành những bài hát, bộ tem kỷ niệm hay bưu thiếp có hình chú chó đáng yêu này
Đặc biệt, ngày 11-4-2008, 50 năm sau khi xác Laika được hỏa thiêu trong bầu khí quyển, người Nga đã dựng một tượng đài tưởng niệm gần một trạm nghiên cứu quân sự bên đại lộ Petrovsko - Razumovsky ở Moskva, nơi từng chuẩn bị cho chuyến bay lịch sử của Laika
Dolly là một chú cừu cái được sinh ra vào ngày 5-7-1996. Không giống như đồng loại của mình, Dolly được sinh ra nhờ kỹ thuật nhân bản vô tính bằng tế bào của một chú cừu trưởng thành khác
Được biết, sự kiện Dolly sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, đã đặt dấu mốc cho việc lần đầu tiên nhân bản thành công một động vật có vú. Đồng thời, đây cũng được xem là bước đột phá khoa học có thể mở đường cho những hướng điều trị mới trên nhiều loại bệnh tật của con người sau này
Tuy nhiên, sự ra đời của Dolly cũng vấp phải nhiều chỉ trích và lo ngại về mặt đạo đức đối với khả năng tạo nên bản sao con người
Dù vậy, sự ra đời của cừu Dolly vẫn là kỳ tích của nhân loại. Tuy nhiên, xét về bản chất, Dolly được tạo ra từ một tế bào đã trưởng thành, nên có thể coi như Dolly đã "có tuổi" ngay từ khi lọt lòng mẹ. Chú cừu này đã mất vào năm 2003, bởi một căn bệnh thường gặp trên cừu già
Điều gì xảy ra nếu con người xây thang máy lên vũ trụ? Thang máy vũ trụ là phương tiện giúp đưa con người lên không gian mà không cần tới tên lửa hay tàu con thoi. Hòa Nguyễn