Nga cáo buộc phương Tây âm mưu lật đổ chính quyền Mátxcơva
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 22/11 khẳng định mục tiêu cuối cùng của các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại nước mình là nhằm gây ra các cuộc biểu tình của công chúng và lật đổ chính quyền Mátxcơva.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov
Thông tin được ông Lavrov khẳng định trong một cuộc nói chuyện tại một cơ quan nghiên cứu ở Mátxcơva.
“Lãnh đạo các quốc gia phương Tây công khai tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt phải gây tổn hại kinh tế Nga và khuấy động các cuộc biểu tình của công chúng. Phương Tây không muốn Nga thay đổi chính sách. Họ muốn thay đổi chính quyền. Trên thực tế không ai phủ nhận điều đó”, ông Lavrov nói.
Vị ngoại trưởng cho rằng căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây đã âm ỉ trong nhiều năm trước cuộc khủng hoảng Ukraine, và cho rằng đến lúc này các nước châu Âu mới quyết định chơi “canh bạc tất tay” và tỏ rõ sự đối đầu với Nga. Nhưng ít nhất thì quan điểm của họ cũng đã được đưa ra ro ràng, ông Lavrov nói.
“Ý thức hệ làm mù quáng châu Âu”
Nga và EU đang trong thời khắc quyết định với EU mà trọng tâm chính là Ukraine, ông Lavrov nói tiếp trước khi nhấn mạnh Mátxcơva sẽ không phải là bên cắt đứt quan hệ với châu Âu. Dù vậy Nga sẽ không đơn giản là quay trở lại với những gì trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra.
“EU là đối tác lớn nhất của chúng tôi”, Lavrov nói. “Không ai tự bắn vào chân mình và từ chối hợp tác với châu Âu, nhưng mọi người hiểu rằng sẽ không thể có quan hệ bình thường được nữa. Nhưng chúng tôi không cần cái kiểu quan hệ trước đây. Nó giống như “Nga phải làm điều này, và phải làm điều kia”, mà chúng tôi muốn hợp tác bình đẳng”.
Video đang HOT
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Nga cho rằng sự leo thang căng thẳng này là do “một bộ phận thiểu số hiếu chiến” trong số các nước EU, những người theo đuổi việc thâu tóm quyền lực một cách ý thức hệ tại Đông Âu, bao gồm Ukraine, thay vì tập trung vào những vấn đề nghiêm túc mà châu Âu đang đối mặt do những bất ổn bên kia bờ Địa Trung Hải, tại Bắc Phi và Trung Đông.
“Việc xuất khẩu đi bất kỳ ý thức hệ nào, do dù đó là dân chủ hay cộng sản hoặc bất kỳ dạng nào khác, sẽ không đem lại gì tốt đẹp”, Lavrov cảnh báo.
Ý thức hệ khiến người châu Âu mù quáng trước một số vấn đề, mà Nga tin rằng cần phải giải quyết. Ví dụ như các quan chức châu Âu không muốn đề cập tới sự ngược đãi, hành hạ người Thiên chúa giáo bởi các phiến quân Hồi giáo tại Iraq và Syria, cũng như các nước khác, bởi họ sợ rằng, nó có thể bị hiểu như một sự lệch lạc về chính trị. Trong khi đó nỗi khiếp sợ của người Thiên chúa giáo đang tăng lên trên thế giới.
“Hầu hết các thành viên EU đều tránh thảo luận vấn đề này. Họ xấu hổ khi nói ra nó bởi họ xấu hổ khi phải đưa một cụm từ thừa nhận nguồn gốc Thiên chúa của châu Âu vào trong Hiến pháp EU”, nhà ngoại giao Nga khẳng định. “Nếu các bạn không nhớ và không tôn trọng nguồn gốc và truyền thống của mình, làm sao bạn có thể tôn trọng truyền thống của những người khác?”
“Nga không chống lại Mỹ”
Ông Lavrov cáo buộc Mỹ đã tuyên bố giữ vai trò lãnh đạo thế giới khi cả nguồn lực và kỹ năng lãnh đạo của Washington đang giảm sút. Cụ thể, Mỹ đang ngày càng thay đổi các chính sách của mình theo các chu kỳ bầu cử, khiến các mục tiêu dài hạn bị hy sinh cho những đòi hỏi ngắn hạn trong việc tăng tỉ lệ ủng hộ từ cử tri.
Nhà ngoại giao Nga cho rằng, dù một số người xem sự phản đối của Nga trước ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ như một chủ nghĩa chống Mỹ, thực chất không phải vậy.
“Đây không phải chủ nghĩa chống Mỹ hay hình thành một dạng liên minh chống Mỹ nào đó. Đó chỉ là nguyện vọng tự nhiên của ngày càng nhiều quốc gia muốn đảm bảo các lợi ích thiết yếu của mình, và làm việc đó theo cách họ thấy là đúng, không phải là theo cách họ được những thành phần bên ngoài yêu cầu làm theo”, Lavrov nói.
Nếu Mỹ theo đuổi vai trò lãnh đạo không phải vì họ có một nhận thức sai lầm rằng họ được Chúa trời trao cho nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước tất cả mọi người, mà bằng cách phát triển kỷ năng để tạo thành sự đồng thuận, Mátxcơva sẽ là người đầu tiên ủng hộ Washington, ông Lavrov tuyên bố.
Nhưng theo ông thì Mỹ vẫn đang bắt nạt các quốc gia khác để ép họ đi theo mình, và ít nước dám công khai phản đối do sợ bị trả đũa, trong khi vẫn bí mật phàn nàn.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ RT
Ngoại trưởng Lavrov: Phương Tây tham vọng thay đổi Nga, không vì Ukraine
Mục tiêu các biện pháp trừng phạt của phương Tây là thay đổi vị trí của Liên bang Nga trong các vấn đề quan trọng và cơ bản, chứ không phải để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết hôm 19/10.
Phát biểu trên kênh truyền hình NTV của Nga, ông Lavrov nhận định: "Các đối tác của chúng tôi, những người đã áp đặt các biện pháp trừng phạt, không thể che giấu được một thực tế rằng, mục tiêu của các biện pháp này không phải vì Ukraine, mà để thay đổi vị trí có tầm ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Theo ông Lavrov, hành động như vậy của phương Tây là hành vi "từ thế kỷ trước, thời đại quá khứ và là cách suy nghĩ quán tính".
"Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, với trật tự thế giới đa cực được hình thành. Một quốc gia hay một nhóm quốc gia nào đó cần phải hiểu rằng nếu không có sự trợ giúp hay hỗ trợ của các quốc gia khác, họ không thể đánh bại được các mối đe dọa như: chủ nghĩa khủng bố, các dịch bệnh kinh hoàng như Eboal... Cho dù những chính trị gia có tầm nhìn chiến lược toàn cầu, nếu không biết hành động thì cũng khó lòng mà vượt qua được", ông Lavrov kết luận.
Trao đổi với kênh NTV, Ngoại trưởng Nga nói rằng Moscow sẽ không phối hợp bất kỳ điều khoản nào của việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt mà Mỹ và phương Tây đã áp đặt.
"Phương Tây đã nói với chúng tôi: Nếu quốc gia các bạn có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, chúng tôi sẽ hủy bỏ các biện pháp trừng phạt. Nhưng Nga chỉ có một câu trả lời đơn giản: không có tiêu chuẩn của điều kiện này, chúng tôi sẽ không thực hiện và phối hợp", nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhấn mạnh.
Trước các hành động của phương Tây, ông Lavrov cho rằng Moscow đã làm những điều góp phần thúc đẩy hòa bình ở Ukraine bằng sáng kiến của Tổng thống Nga trong các hiệp định ở Geneva, Berlin và tại Minsk hồi tháng 9. Tất cả những gì mà Nga đang làm đều đảm bảo việc thực hiện các thỏa thuận đó.
Nga luôn có một lập trường cứng rắn, không thực hiện một động thái nào để xoa dịu phương Tây, nhằm dỡ bỏ trừng phạt. Moscow bày tỏ sự mong muốn hợp tác toàn cầu, nhưng thay vì các mục tiêu chính trị, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh một sự hợp tác về kinh tế dựa trên sự công bằng, bình đẳng và tính chất dân chủ trong quan hệ quốc tế.
Ông lưu ý rằng "không ai muốn bị thiệt hại, đặc biệt là thiệt hại kinh tế mà các đối tác phương Tây của chúng tôi đang cố gắng gây ra". Ông nói rằng Washington "đang đi ra khỏi con đường của mình để dạy cho tất cả các nước làm thế nào để thiết lập các quy định pháp luật và tôn trọng các nguyên tắc dân chủ. Nhưng họ đã mất đi sự nhiệt tình ngay sau khi những nguyên tắc này".
Trong suốt cuộc phỏng vấn với NTV, ông Lavrov đã bày tỏ lập trường của mình đối với cuộc khủng hoảng Ukraine và mối quan hệ xuống cấp với phương Tây trong thời gian qua.
Nói về Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, ông Lavrov cũng thừa nhận khả năng lãnh đạo và cho biết Moscow luôn công nhân sự hợp pháp quyền lực của ông, cũng như coi Ukraine là một người anh em thân thiết, sẵn sàng giúp đỡ để xây dựng và phát triển đất nước.
Theo An Ninh Thủ Đô
Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược Tổng thống Putin đề ra nhiều kế hoạch dài hơi nhằm theo đuổi giấc mơ phục hưng nước Nga hùng cường như Liên Xô, nhưng nó đang đứng trước sự phá sản Từ lâu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã theo đuổi một tham vọng với đích đến cuối cùng là phục hưng nước Nga như thời Liên Xô, và ông đã đề...