Nga cân nhắc luật chỉ làm việc 4 ngày/tuần
Ủy ban lao động Hạ viện Nga hiện đang thảo luận đề xuất của Tổ chức lao động quốc tế về việc chuyển sang làm việc tuần 4 ngày mà không giảm lương của công nhân, chủ tịch ủy ban trên khẳng định với báo giới.
(Ảnh minh họa)
Thông tin được nhật báo Kommersant đăng tải ngày 7/10, dẫn lời nghị sỹ Andrey Isayev đảng nước Nga thống nhất. Theo đó Hạ viện Nga sẽ tổ chức một cuộc hội thảo bàn tròn để thảo luận đề xuất của lãnh đạo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), người đã nêu lên những lợi ích của việc giảm thời gian làm việc trong tuần.
Theo ILO, việc chỉ phải đi làm 4 ngày mỗi tuần sẽ giúp con người khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, tạo ra thêm nhiều công việc và tăng năng suất cho mỗi công nhân. Ngoài ra việc rút ngắn tuần làm việc cũng giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Đầu năm nay, ông chủ tập đoàn Virgin, tỷ phú Richard Branson, giám đốc điều hành của Google Larry Page cùng một số doanh nhân tên tuổi khác đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc rút ngắn số ngày làm việc mỗi tuần.
Video đang HOT
Bình luận về đề xuất này, Isayev khẳng định Nga hoàn toàn có khả năng áp dụng tuần làm việc 36 giờ, thay vì 40 giờ như hiện nay, bởi nó sẽ giúp quản lý tốt hơn và ngăn chủ sử dụng lao động không thể buộc nhân viên làm việc lâu hơn, sau khi số ngày làm việc trong tuần bị cắt giảm.
Dù vậy, cũng trong ngày 7/10, phó thủ tướng Nga Olga Golodets phụ trách lao động, y tế và các vấn đề xã hội lại khẳng định với hãng tin RIA Novosti rằng bà không cho rằng có thể áp dụng tuần làm việc 4 ngày tại Nga.
“Hiện tại chúng ta chưa thể thực hiện việc này. Một tuần làm việc 4 ngày vẫn còn là một giấc mơ với chúng ta”, bà Golodets nói. Bà cho biết thêm rằng luật lao động của Nga đã cập nhật và được xếp hạng khá cao trên thế giới liên quan tới các kỳ nghỉ phép hay nghỉ thai sản.
Theo Dân Tri
Nỗi xót xa của Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng!
"Đặt mình vào vị trí người lao động yếu thế, mới thấy xót xa!". Đó là lời sẻ chia, thấu hiểu và nhân văn của Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng xung quanh phương án tăng tuổi nghỉ hưu của Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)...
(Minh họa: Ngọc Diệp).
Trên báo Lao động ngày 29/5, vị Chủ tịch đại diện cho hàng triệu đoàn viên công đoàn cả nước đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm không đồng tình: "Tuyệt đại đa số công nhân mà tôi tiếp xúc họ đều không đồng tình về việc nâng tuổi nghỉ hưu, nhất là lao động nữ". Ông nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về lý do không tăng tuổi nghỉ hưu sẽ dẫn đến "vỡ quỹ" như lập luận của Bảo hiểm Xã hội, ông Tùng khẳng định:"...nếu quản lý tốt tiền của người lao động, hãy tiết kiệm và quản lý quỹ như một ngân hàng thì chắc chắn sẽ không vỡ quỹ! Tôi khẳng định sẽ không vỡ quỹ BHXH. Tôi sẵn sàng gặp gỡ để trao đổi, tranh luận và chứng minh lập trường của mình với những ai nói rằng sẽ vỡ quỹ!".
Không dừng ở đó, ông Tùng còn cho biết: "Trước đây, khi tổ chức công đoàn còn quản lý quỹ BHXH chi cho 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu còn kết dư thì chi cho sự nghiệp nghỉ ngơi, dưỡng sức tái tạo sức lao động cho người lao động, hoặc bồi dưỡng tại chỗ, hoặc chi cho chăm sóc con em công nhân lao động, hoặc chi cho bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động".
Câu này nói trắng ra là hiện nay quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý kém, rất kém và tất nhiên, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng có đủ dẫn chứng chứng minh cho nhận định này.
Trên Dân trí, đã có nhiều bạn đọc bày tỏ sự đồng tình với chủ tịch Tùng. "Lo Quỹ Hưu trí bị vỡ, tại sao những người làm công chức, viên chức của ngành BHXH lương cao như vậy? Lấy tiền đâu ra để xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan BHXH từ huyện trở lên to như thế, diện tích quá dư thừa mà huyện nào cũng xây cơ quan rất nhiều lần?" - Trần Văn Chương ở địa chỉ chuongtandx@yahoo.com viết.
"Vỡ quỹ BHXH một phần do quản lý yếu kém của ngành BHXH: Bộ máy quá cồng kềnh không hiệu quả, đầu tư Quỹ BHXH hiệu quả thấp, nợ BHXH quá lớn... Bên cạnh đó, CBVC BHXH là công chức nhưng theo tôi biết thu nhập lại gấp đôi mức trung bình của các cán bộ Nhà nước khác. Thử hỏi vì sao không vỡ quỹ?" - Trương Quang Dũng: tqdung72@yahoo.com
Và ông Tùng còn đặt câu hởi: "Tại sao chúng ta lại tiếp tục để người lao động thiệt thòi thêm 3 năm nữa? Tại sao không áp dụng Điều 90 của Bộ luật Lao động? Đáng lẽ Luật BHXH là luật nhánh của Bộ luật Lao động nên phải tuân thủ các điều của Bộ luật Lao động chứ?
Sao các nhà làm luật chỉ "xót" cho người sử dụng lao động không đóng nổi BHXH, mà không nghĩ đến những thiệt thòi của người lao động yếu thế khi phải tiếp tục đóng BHXH trên lương tối thiểu thêm 3 năm nữa? Các nhà làm luật hãy đặt mình vào vị trí của người lao động yếu thế sẽ thấy mà xót xa!".
Quá đúng!
Hãy đặt mình vào vị trí của người lao động yếu thế sẽ thấy mà xót xa chứ đừng ngồi phòng máy lạnh, hưởng lương lậu, bổng lộc để rồi nghĩ ra, tìm ra, kiếm ra muôn vàn mưu cách để "quản", để "xiết" người lao động chân chính.
Xin đừng "xót" cho các ông chủ, bà chủ mà để người lao động phải "xót xa" như lời Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng.
Theo Dân Trí
Phải có lộ trình Ngày 26-5, bên lề Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai đã trao đổi với phóng viên về những vấn đề dư luận đang rất quan tâm như kéo dài tuổi nghỉ hưu, điều chỉnh cách tính lương hưu... - Bà đánh giá thế nào về nguy cơ Quỹ bảo hiểm xã hội có...