Nga ‘bồi thường’ Iran bằng siêu hệ thống phòng không S-400
Hệ thống phòng không S-400 hiện đang được Nga xem xét như là phương án dự phòng cung cấp vũ khí cho Iran, nếu Tehran không đồng ý với việc tiếp nhận hệ thống Antey-2500 thay vì S-300 theo hợp đồng đã kỹ giữa hai nước hồi năm 2007.
Hệ thống phòng không S-400
Tờ Kommersant ngày 23/2 dẫn một nguồn tin trong Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga về hợp tác quân sự-kỹ thuật, cho biết, Moscow đã đề nghị chuyển giao hệ thống phòng Antey-2500 cho Iran thay vì S-300 như hợp đồng đã ký 8 năm trước.
Theo ông Sergei Chemezov, người đứng đầu ập đoàn Quốc phòng Nga Rostec, hiện Nga đã ngừng việc sản xuất S-300, do đó, Moscow đã đề nghị Tehran nhận hệ thống phòng không phức hợp Antey-2500 có sức mạnh tương đương với S-300.
Tuy nhiên, ông Sergei Chemezov thừa nhận, rất có thể Iran không đồng ý tiếp nhận Antey-2500.
“Việc cung cấp cho Tehran các hệ thống phòng không S-400 đã được lên phương án”, ông Sergei Chemezov cho biết thêm.
Video đang HOT
Trước đó, một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Iran xác nhận, vấn đề này đã được thảo luận tại Tehran hôm 20/1 trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Iran Hossein.
“Phía Nga cho biết họ sẵn sàng xem xét khả năng để cung cấp cho Iran hệ thống S-400 thay vì phá vỡ hợp đồng với S-300″, tờ Kommersant dẫn nguồn tin ngoại giao Iran cho biết.
Những chuyện rắc rối nảy sinh quanh thương vụ tên lửa S-300 bắt đầu từ khi Nga và Iran ký hợp đồng mua bán 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 năm 2005. Tổng giá trị hợp đồng là gần 800 triệu USD, trong đó Iran đã chuyển 167 triệu USD tạm ứng trước.
Đến năm 2007, chính quyền Nga mới công bố chính thức về thoả thuận này, song vì nhiều lý do khác nhau họ đã không vội thực hiện hợp đồng, lấy lý do có vấn đề kỹ thuật.
Iran đã nhiều năm chờ đợi việc cung cấp các tổ hợp này, dù trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng 300-400 triệu USD.
Đến tháng 6/2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết số 1929 cấm bán cho Iran “mọi loại xe tăng chiến đấu, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống pháo cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hoặc hệ thống tên lửa như chúng được xác định cho mục tiêu của Đăng kiểm vũ khí thông thường của Liên Hợp Quốc”.
Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo Iran sau đó đã đệ đơn lên tòa án trọng tài ở Geneva (Thụy Sĩ) kiện Tập đoàn Rosoboronexport của Nga vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên, sau đó Nga cho biết sẽ cung cấp cho Iran hệ thống phòng không Antey-2500, thay vì S-300.
Việc nối lại các cuộc đàm phán chuyển giao S-300 được Moscow và Tehran thống nhất nhân chuyến thăm Iran của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi cuối tháng 1 vừa qua.
Theo NTD
Ngân sách quốc phòng của Nga có thể sẽ giảm 10%
Đây là thông tin do ông Sergei Chemezov, CEO của Rostectập đoàn quốc phòng hàng đầu của Ngađưa ra ngày 23/2.
Theo Reuters, trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov công bố, chi tiêu ngân sách của Nga sẽ giảm 10% đối với toàn bộ các bộ, ngành của nước này ngoại trừ Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, ông Chemezov, một người thân cận với Tổng thống Nga Putin và cũng nằm trong danh sách chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, lên tiếng cho rằng, việc cắt giảm chi tiêu ngân sách cũng có thể ảnh hưởng đến quân đội Nga.
Bộ trưởng Công thương Nga Denis Manturov thử một khẩu AK tại Hội chợ Quốc phòng Quốc tế ở Abu Dhabi (Ảnh Reuters)
"Chi tiêu quốc phòng của Nga sẽ giảm đi khoảng 10%, tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc này", ông Chemezov phát biểu tại một cuộc họp báo bên lề một hội nghị quốc phòng tại Abu Dhabi, thủ phủ của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Dù trước đó từng khẳng định rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ không gây ảnh hưởng gì đến ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, ông Chemezov giờ cũng phải thừa nhận ngành công nghiệp này đang phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới.
"Các lệnh trừng phạt này đã trở thành động lực để chúng tôi tự sản xuất các loại vũ khí của mình. Trước khi chịu lệnh trừng phạt, chúng tôi thường mua vũ khí từ Ukraine, nơi có rất nhiều nhà máy chế tạo vũ khí. Tuy nhiên, đến năm 2017, chúng tôi dự định sẽ tự sản xuất mọi loại vũ khí mà chúng tôi từng phải nhập khẩu", ông Chemezov.
Ông Chemezov khẳng định, việc xuất khẩu vũ khí của Nga đang được hưởng lợi từ việc đồng USD của Mỹ đang tăng so với đồng Ruble của Nga.
Theo CEO của Rostec, hiện Nga đã nhận được đơn đặt hàng các loại vũ khí trị giá tới 40 tỷ USD cho 3- 4 năm tới. Trong đó, các nước đặt hàng nhiều nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và Mỹ Latin./.
Theo NTD
S-400: Con bài mang lại sự bình yên cho nước Nga Gần như tất cả những khu vực chiến lược của Nga đều đã được triển khai hệ thống phòng không S-400. Vậy đó là những địa điểm nào trên đất Nga? Nga sẽ đưa S-400 đến Bắc Cực? Theo hãng TASS đưa tin, Nga sẽ thành lập một trung đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumph vào năm 2015, đóng tại quần đảo...