Nga bị nghi tấn công email văn phòng Thủ tướng Đức
Tình báo quân sự Nga bị nghi xâm nhập email văn phòng cử tri của Thủ tướng Đức trong vụ tấn công nhằm vào quốc hội nước này cuối năm 2015.
Tờ Der Spiegel hôm nay cho biết Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) có thể đứng sau vụ tấn công nhằm vào hệ thống của quốc hội Đức, song không tiết lộ nguồn tin.
Cảnh sát hình sự và cơ quan an ninh mạng liên bang Đức đã tái dựng một phần vụ tấn công, phát hiện hai hộp thư email thuộc văn phòng cử tri của Thủ tướng bị nhắm mục tiêu. Tin tặc được cho là đã sao chép toàn bộ email năm 2012-2015 trong hai hộp thư trên sang một máy tính khác.
Giới chức Đức và Nga chưa có bình luận về thông tin.
Hạ viện Đức hồi tháng 5/2015 phát hiện các hệ thống của mình bị đột nhập. Cơ quan này sau đó kết luận các vụ đột nhập được thực hiện từ đầu năm 2015, song không thể xác định thông tin nào đã bị đánh cắp.
Sueddeutsche tuần này đưa tin các công tố viên Đức đã ban hành lệnh bắt một cá nhân liên quan đến vụ tấn công hồi năm 2015. Tuy nhiên, cơ quan công tố Đức không bình luận về thông tin trên.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin sau khi thảo luận với thủ hiến các bang về Covid-19, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.
Tình báo quân sự Nga từng bị nghi tấn công email của Ủy ban Quốc gia Đảng dân chủ Mỹ và John Podesta, người đứng đầu chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống Hilary Clinton hồi tháng 3/2016. Chính quyền cựu tổng thống Mỹ Barrack Obama năm 2016 áp đặt lệnh trừng phạt bốn sĩ quan cao cấp của GRU với cáo buộc tham gia vụ tấn công.
GRU là cơ quan tình báo lớn nhất của quân đội Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. GRU được thành lập năm 1920 với tên gọi Cục Điều phối Các cơ quan Tình báo quân đội. Tuy nhiên, vai trò của GRU thời đó thường ít được biết đến và được cho là chịu sự quản lý của Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB).
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin, một cựu sĩ quan tình báo, được cho đóng vai trò lớn trong khôi phục vị thế của GRU. Một cựu điệp viên CIA từng hoạt động tại Nga nói Putin muốn nhiều cơ quan tình báo cạnh tranh với nhau và tạo điều kiện cho GRU “hồi sinh”.
Đức theo đuổi cuộc sống 'bình thường mới'
Thủ tướng Merkel hôm 6/5 đưa ra thông điệp đầy hy vọng cho nước Đức: những bước thử nghiệm tái mở cửa của họ đang phát huy hiệu quả.
Bà Merkel cho biết số ca nhiễm nCoV không chỉ ổn định, mà thậm chí thấp hơn so với hai tuần trước. "Chúng ta đã đạt mục tiêu giảm bớt sự lây lan của virus, bảo vệ hệ thống y tế khỏi tình trạng quá tải", Thủ tướng Đức phát biểu trong cuộc họp báo.
Theo bà, nước Đức giờ đây đủ khả năng "táo bạo một chút" để tái mở cửa hầu hết lĩnh vực kinh tế và xã hội. Sau gần hai tháng nằm trong vòng kiềm tỏa, người dân được trao lại nhiều quyền tự do như trước.
Người dân đeo khẩu trang và kính chống giọt bắn tại một cửa hàng quần áo ở Berlin, Đức. Ảnh: NY Times.
Tất cả cửa hàng sẽ được phép nối lại hoạt động. Nhà hàng và khách sạn có thể kịp mở cửa trước hai kỳ nghỉ cuối tuần dài vào cuối tháng này. Toàn bộ học sinh dự kiến trở lại lớp trước khi nghỉ hè. Trung tâm giữ trẻ cũng hoạt động từ tuần sau, tập trung vào những gia đình có nhu cầu cao nhất. Người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có thể gặp một người tới thăm.
Quyết định được cho là quan trọng đối với người dân tại quốc gia yêu bóng đá này là giải Bundesliga sẽ trở lại, mặc dù các cầu thủ phải thi đấu trong những sân vận động không khán giả. Chi tiết về thời điểm và cách thức gỡ hạn chế với mọi hoạt động phụ thuộc vào thủ hiến 16 bang của Đức.
Theo bình luận viên Katrin Bennhold và Melissa Eddy của NY Times, đây được cho là tin tốt không chỉ với Đức, mà còn với những quốc gia nuôi hy vọng rằng cuộc sống có thể tiếp diễn và song hành cùng nCoV. Liên minh châu Âu cũng bày tỏ hy vọng thành công ở Đức có thể giúp giảm bớt tổn thất kinh tế của khu vực đồng euro.
Tuy nhiên, cuộc sống như trước đây có lẽ không thể được khôi phục hoàn toàn chừng nào nCoV còn hiện diện. Khẩu trang, vật bắt buộc phải đeo trong các cửa hàng và phương tiện công cộng ở Đức, đang nhanh chóng trở thành đặc trưng của "sự bình thường mới", khi xuất hiện mọi nơi, từ những cuộc biểu tình trên đường phố tới ma nơ canh trong cửa hàng. Các quy tắc cách biệt cộng đồng nghiêm ngặt vẫn có hiệu lực.
Với phong cách điềm tĩnh đặc trưng, bà Merkel hôm 6/5 cảnh báo những thành quả của họ có thể bị phí hoài một cách nhanh chóng nếu xuất hiện hành vi vô trách nhiệm.
"Hôm nay, chúng ta có thể nói rằng giai đoạn đầu của đại dịch đã qua. Nhưng mọi người phải nhận thức được rằng dịch bệnh mới bắt đầu, chúng ta sẽ phải đối phó với virus trong thời gian dài", bà nói.
Một trong những khó khăn mà bà Merkel đối mặt là duy trì sự đoàn kết chính trị, nền tảng giúp củng cố niềm tin của người dân vào công tác đối phó đại dịch của giới chức. "Toàn bộ nền cộng hòa liên bang được xây dựng dựa trên niềm tin", Thủ tướng Đức nhấn mạnh sau cuộc họp với thủ hiến các bang.
Một số dấu hiệu xuất hiện trong tuần này cho thấy sự đoàn kết tại Đức dường như đang lung lay. Bất chấp lời kêu gọi thận trọng của bà Merkel, lãnh đạo một số bang tỏ ra nôn nóng công bố những biện pháp nới phong tỏa mà họ cho là đặc biệt quan trọng đối với địa phương ngay trước thềm cuộc họp hôm 6/5.
Mecklenburg-Vorpommern, bang ven biển phía đông bắc phụ thuộc chặt chẽ vào ngành du lịch và là một trong những nơi mức độ lây nhiễm thấp nhất, hôm 5/5 tuyên bố cho phép mở cửa lại nhà hàng ngay từ ngày 6/5, sau đó là khách sạn vào ngày 25/5.
Bavaria, bang lớn nhất cả nước và ghi nhận mật độ nhiễm nCoV cao hơn, cũng dự kiến nối lại hoạt động của các quán bia và nhà hàng ngoài trời từ ngày 18/5, đồng thời duy trì lệnh đóng cửa khách sạn tới cuối tháng. Vài ngày trước đó, bang Saxony-Anhalt quyết định tăng số người từ những gia đình khác nhau được phép tụ tập nơi công cộng từ hai lên 5.
Bà Merkel thừa nhận những khu vực khác nhau có mức độ lây nhiễm virus khác nhau và địa phương nên tự điều chỉnh phản ứng của mình với Covid-19. Tuy nhiên, bà vẫn đưa ra một "cơ chế khẩn cấp", yêu cầu bất kỳ khu vực nào ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày vượt quá 50/100.000 dân trong 7 ngày phải khôi phục các lệnh hạn chế, cho tới khi con số giảm xuống dưới 50 trong vòng 7 ngày.
"Nếu có chuyện xảy ra tại địa phương, chúng ta sẽ không chờ tới khi nó lan rộng khắp đất nước, mà hành động ngay tại chỗ", Thủ tướng Đức giải thích.
Đức hiện tiến hành khoảng 142.000 xét nghiệm nCoV mỗi ngày, đồng thời bắt đầu xét nghiệm kháng thể ngẫu nhiên trên toàn quốc. Số ca nhiễm mới hàng ngày đang trên đà giảm, tuần trước lần đầu tiên xuống dưới 1.000 sau hơn 6 tuần.
Trong khi việc ra mắt ứng dụng truy vết tiếp xúc nCoV toàn châu Âu bị trì hoãn do vấp phải những tranh cãi, hàng trăm nhân viên y tế mới được đào tạo vẫn theo dõi và thông báo qua điện thoại cho bất cứ ai bị nghi tiếp xúc với ca nhiễm mới, nhằm ngăn chặn chuỗi lây nhiễm.
Hệ số lây nhiễm cơ bản của Covid-19 tại Đức, chỉ số giúp ước tính số người bị nhiễm virus từ mỗi ca nCoV mới, dao động trong khoảng 0,7, có nghĩa là cứ 10 người lây cho 7 người. Bà Merkel nhấn mạnh chỉ số này rất quan trọng, giải thích rằng nếu hệ số này dưới 1 đồng nghĩa với việc hệ thống y tế đủ khả năng đối phó dịch bệnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu tại một trạm xét nghiệm nCoV lưu động tại Munich, Đức hôm 11/3. Ảnh: Reuters.
Theo số liệu của Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Đức, nước này hiện ghi nhận hơn 166.000 ca nhiễm nCoV và hơn 7.000 người chết, trong đó 4/5 số ca nhiễm đã bình phục. Tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng.
"Cùng nhau, chúng ta sẽ giành thắng lợi lớn. Nếu chúng ta phòng thủ tốt, các con số sẽ duy trì ở mức thấp. Giữ khoảng cách chắc chắn là thực tế mới phải thực hiện mỗi ngày", chủ tịch RKI Lothar Wieler cho biết.
Người Đức dần quen với việc giãn cách 2 mét tại nơi công cộng. Các trường học cũng phân ca cho học sinh để giảm một nửa số người trong mỗi lớp, đồng thời xếp giờ bắt đầu và hết tiết so le. Nhiều cửa hàng đặt nước rửa tay sát khuẩn ở cửa, lắp đặt tấm chắn tại quầy thu ngân và dán băng dính trên sàn để quy định vị trí xếp hàng cho khách.
Chính quyền hiện chưa có kế hoạch mở cửa trở lại những không gian tổ chức sự kiện đông người. Các buổi hòa nhạc, lễ hội và sự kiện thể thao có khán giả bị cấm ít nhất đến ngày 31/8.
Giới chuyên gia cảnh báo ngay cả Đức cũng đối mặt với nguy cơ xuất hiện làn sóng nCoV thứ hai. Thời gian ủ bệnh kéo dài hai tuần và virus có thể lây từ những người không triệu chứng khiến công tác giám sát trở nên khó khăn.
"Vấn đề khi nới lỏng các biện pháp là bạn chỉ có thể nhìn thấy hiệu quả trong vòng hai tuần. Nếu tiến hành nới lỏng quá vội vàng, virus cũng có thể nhanh chóng trỗi dậy", Thomas Hotz, nhà toán học giúp tính toán hệ số lây nhiễm cơ bản của nCoV, cho hay.
"Lợi thế của Đức là chúng tôi đã giảm được đáng kể số ca nhiễm, nên năng lực dự phòng của các bệnh viện rất lớn. Không giống như Mỹ, chúng tôi đủ khả năng để thử nghiệm nới phong tỏa", ông nói thêm.
Ca nCoV ở Đức lên gần 165.000 Đức ghi nhận thêm 947 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 164.807, trong đó gần 7.000 người tử vong. Viện Robert Koch (RKI), cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, hôm nay thông báo nước này ghi nhận thêm 947 người nhiễm và 165 người chết vì Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số...