Nga bắt đầu chuyển ngũ cốc viện trợ đến châu Phi
Ngày 17/11, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này bắt đầu vận chuyển 200.000 tấn ngũ cốc đến 6 quốc gia châu Phi dưới hình thức viện trợ nhân đạo, như cam kết của Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hồi tháng 7.
Chuyển ngũ cốc lên tàu tại cảng Azov, vùng Rostov, Nga, ngày 22/7/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông báo trên trang mạng Telegram, Bộ trưởng Patrushev cho hay 2 tàu chở ngũ cốc đầu tiên, mỗi tàu chở 25.000 tấn ngũ cốc, đã rời các cảng của Nga để đến Burkina Faso và Somalia. Dự kiến, 2 tàu này sẽ cập cảng các quốc gia châu Phi vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau. Những chuyến tàu chở ngũ cốc tiếp theo sẽ khởi hành đến Eritrea, Zimbabwe, Mali và CH Trung Phi trước cuối năm nay.
Tháng 7 vừa qua, tại phiên họp toàn thể Diễn đàn Kinh tế và Viện trợ Nhân đạo Nga – châu Phi, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẵn sàng viện trợ nhân đạo ngũ cốc cho các nước cần nhất ở châu Phi. Một tháng sau đó, ông cho biết các cuộc đàm phán về cung cấp miễn phí 25.000 – 50.000 tấn ngũ cốc của Nga cho 6 quốc gia châu Phi, gồm Burkina Faso, Zimbabwe, Mali, Somalia, CH Trung Phi và Eritrea, đang ở giai đoạn cuối.
Năm ngoái, Nga đã xuất khẩu 11,5 triệu tấn ngũ cốc cho châu Phi và trong 6 tháng đầu năm nay đã đạt gần 10 triệu tấn.
Video đang HOT
Nga cam kết viện trợ nhân đạo ngũ cốc cho châu Phi sau khi nước này rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen trong bối cảnh xung đột. Kể từ khi Nga rút khỏi thỏa thuận này, hoạt động xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua các cảng ở Biển Đen đã bị gián đoạn.
Tháng 8 vừa qua, Ukraine đã thiết lập một “hành lang nhân đạo” dọc theo bờ biển phía Tây Biển Đen, gần Romania và Bulgaria, để mở đường cho các tàu chở hàng bị mắc kẹt tại các cảng của nước này.
Dữ liệu của Ukraine công bố ngày 17/11 cho thấy xuất khẩu hàng hóa của nước này qua hành lang mới đạt 4,4 triệu tấn, trong đó có 3,2 triệu tấn ngũ cốc.
Nhiều nước sẽ phải 'thắt lưng buộc bụng' giữa khủng hoảng nợ?
Oxfam kêu gọi IMF và World Bank tận dụng cuộc khủng hoảng để tạo ra một hệ thống công bằng hơn, thay vì tập trung vào cơ cấu nợ và cắt giảm chi tiêu.
Người dân Zimbabwe nhặt ngũ cốc rơi từ các xe tải trên đường. Ảnh AFP
Hãng Reuters ngày 9.10 dẫn báo cáo của tổ chức quốc tế Oxfam International cho rằng một số nước nghèo nhất thế giới đối diện việc cắt giảm ngân sách lên đến 220 tỉ USD trong 5 năm tới do khủng hoảng nợ đẩy hàng chục nước đến bờ vực vỡ nợ.
Báo cáo được đưa ra trong các cuộc họp đầu tiên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Ma Rốc.
Dựa trên những dự báo của IMF, báo cáo còn cho thấy rằng trong điều kiện hiện tại, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp phải đối diện gần nửa tỉ USD mỗi ngày tiền lãi và trả nợ cho đến năm 2029.
Một số lượng kỷ lục các quốc gia đang phát triển đang lâm vào cảnh nợ nần khi lãi suất toàn cầu tăng cao, lạm phát tăng vọt và một loạt cú sốc kinh tế sau đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng tài chính.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch (trụ sở chính tại Mỹ) cho biết tính đến tháng 3, đã có 14 sự kiện vỡ nợ riêng biệt trên 9 quốc gia khác nhau kể từ năm 2020.
Oxfam kêu gọi IMF và World Bank tận dụng cuộc khủng hoảng để tạo ra một hệ thống công bằng hơn, thay vì tập trung vào cơ cấu nợ và cắt giảm chi tiêu.
"Những lợi ích thực sự mà đôi bên cùng có lợi, chẳng hạn như đánh thuế công bằng vào người giàu, đang bị bỏ quên trên bàn đàm phán", theo ông Amitabh Behar, giám đốc điều hành lâm thời của Oxfam International.
Oxfam cùng các nhóm vận động và viện trợ khác trước đây kêu gọi các chủ nợ quốc tế hủy nợ cho các nước đang phát triển đang phải đối diện khủng hoảng kinh tế.
Ba Lan, Ukraine đạt đột phá đầu tiên trong giải quyết 'cuộc chiến ngũ cốc' Ngày 3/10, Ba Lan và Ukraine tuyên bố hai nước đã nhất trí đẩy nhanh quá trình quá cảnh ngũ cốc của Ukraine qua Ba Lan sang các nước thứ ba. Đây là bước đầu tiên trong giải quyết "cuộc chiến ngũ cốc" giữa hai nước. Ngũ cốc được chất tại cảng biển Izmail, vùng Odesa, Ukraine ngày 22/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng...