Nga bằng lòng với ngôi vị số 2
Hãng Sputnik dẫn phân tích của chuyên gia Ruslan Pukhov cho rằng, Nga khá hài lòng về ngôi vị số 2 về xuất khẩu quốc phòng khi đứng sau Mỹ.
Thông tin này được hãng tin Sputnik (Nga), dẫn lời người đứng đầu Trung tâm phân tích quân sự Nga Ruslan Pukhov cho biết. Theo đó, mặc dù phải đối đầu với nhiều thách thức mới nhưng Moscow vẫn có nhiều lợi thế trong ngành công nghiệp quốc phòng. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Được biết, ông Ruslan Pukhov là thành viên Hội đồng tư vấn thuộc Bộ Quốc phòng Nga và là một trong những người sáng lập Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) ở Moscow, người đã theo dõi sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Theo ông này, Nga đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và đã tiến hành một chương trình hiện đại hóa quân sự khổng lồ, với chi phí hơn 350 tỷ USD. Ông Pukhov cho rằng, đây có thể coi là một thành tựu lớn của Nga. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Ông Pukhov phân tích, Nga có nhiều lợi thế đáng kể trong ngành công nghiệp quốc phòng khi so với Mỹ. Chẳng hạn, Moscow có nhiều công nghệ quân sự độc quyền. Ngoài ra, thiết bị của Nga không đắt đỏ như của Mỹ. Quy trình sản xuất bớt phức tạp hơn nên chi phí sản xuất rẻ hơn. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Một lợi thế khác là vũ khí Nga “rất dễ sử dụng”, cho phép những người chưa có kỹ năng hay được đào tạo cụ thể vẫn có thể vận hành chúng. Ông Pukhov ví von: “Máy bay chiến đấu Mỹ giống những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ, còn chiến đấu cơ Nga lại giống như những chiếc xe tăng. Vậy bạn muốn dùng xe tăng hay đồng hồ Thụy Sĩ để chiến đấu?”. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Video đang HOT
Ông Ruslan Pukhov dẫn tuyên bố của Tổng thống Nga Putin hồi tháng 1/2015 cho biết nước này đã bán được lượng vũ khí trị giá hơn 15 tỷ USD trong năm 2014 và các đơn hàng mới mà Moscow đã ký kết ở mức gần 14 tỷ USD. Trong ảnh: Trực thăng Mi-35M.
Phát biểu tại một cuộc họp ở Điện Kremlin, ông Putin nói: “Nga sẽ mở rộng sự hiện diện tại những thị trường có triển vọng và các khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ Latinh và Caribbean. Việc xuất khẩu các sản phẩm quân sự công nghệ cao đóng vai trò quan trọng đối với Nga, đặc biệt trong bối cảnh địa chính trị phức tạp như hiện nay. Điều quan trọng là hiện đại hóa hoạt động sản xuất của khu vực quốc phòng và giải quyết nhiều vấn đề xã hội”. Trong ảnh: Trực thăng Mi-35M.
Ông Putin cho biết thêm trong năm 2014, Nga đã xuất khẩu các thiết bị quân sự tới hơn 60 quốc gia, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây đã xuống mức thấp nhất do cuộc xung đột ở Ukraine. Hiện Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu quốc phòng của Mỹ năm 2014 đạt 34,2 tỷ USD, thông tin này được Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) Mỹ cho biết. Theo đó, trong khuôn khổ Chương trình Bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) do DSCA quản lý, Mỹ cung cấp cho quốc gia đồng minh, “đối tác thân thiện” các hợp đồng vũ khí trị giá 31,2 tỷ USD. Trong ảnh: Trực thăng tấn công Apache.
Số tiền còn lại là các hợp đồng cung cấp vũ khí được khách hàng nước ngoài ký trực tiếp với các hãng chế tạo Mỹ không thông qua FMS. Đứng đầu trong danh sách các thỏa thuận này là thương vụ bán vũ khí trị giá 11 tỷ USD hồi tháng 7/2014 với Qatar, bao gồm 10 khẩu đội tên lửa Patriot, 24 máy bay trực thăng Apache và 500 tên lửa chống tăng Javelin. Trong ảnh: Trực thăng tấn công Apache.
Trong tháng 8/2014, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công bố một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD với các Tiểu Vương quốc Arap Thống nhất (UAE) về việc cung cấp 4.500 xe bọc thép chống mìn, chống phục kích MRAP, do tập đoàn quốc phòng Navistar chế tạo, và một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD khác với Arap Saudi về việc nâng cấp phi đội kiểm soát và cảnh báo sớm trên không do tập đoàn Boeing của Mỹ chế tạo. Trong ảnh: Trực thăng tấn công Apache.
Hồi đầu năm 2014, Singapore và Mỹ cũng đạt được thoả thuận nâng cấp máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon trị giá 2,4 tỷ USD. Arap Saudi trong năm 2014 cũng quyết định chi hơn 2 tỷ USD hợp tác với Mỹ nâng cấp các đơn vị máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3A. Trong ảnh: Tiêm kích F-16.
Ngoài những bản hợp đồng trên, Mỹ còn ký một số hợp đồng với chính phủ Iraq trong năm 2014, trong đó có thỏa thuận bán máy bay AT-6C Texan II trị giá 790 triệu USD, cùng với các thỏa thuận riêng rẽ khác trị giá hàng trăm triệu USD bán đạn xe tăng Abram và tên lửa Hellfire cho quân đội nước này chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong ảnh: Tiêm kích F-16.
Dù có bước tăng nhẹ so với năm 2013 (khoảng 30 tỷ USD), nhưng các thỏa thuận năm 2014 còn kém xa so với con số kỷ lục trị giá 69,1 tỷ USD trong năm 2012 của các thỏa thuận FMS, trong đó có một thỏa thuận khổng lồ trị giá lên đến 29 tỷ USD bán 84 chiếc máy bay chiến đấu F-15 của Boeing cho Arap Saudi. Trong ảnh: Tiêm kích F-35.
Với những bản hợp đồng ấn tượng của Mỹ thì việc Nga hài lòng với việc đứng ở ngôi vị số 2 là hoàn toàn dễ hiểu. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35 bên trên và F-35.
(heo Đất Việt
'Vũ khí Nga ăn đứt Mỹ về giá cả và tính hữu dụng'
Người đứng đầu Trung tâm Phân tích Quân sự Nga cho rằng bất chấp những thách thức đối với lịch sử quân sự quốc gia, Nga vẫn có vô số lợi thế trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Nga đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu vũ khí.
Ruslan Pukhov, thành viên Hội đồng Tư vấn thuộc Bộ Quốc phòng Nga và là một trong những người sáng lập Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) có trụ sở tại Moscow, đã theo sát sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Ông đưa ra những phân tích về thách thức quân sự chính đối với lĩnh vực này.
Theo ông, hiện Nga đã trở thành quốc gia cung cấp vũ khí lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Pukhov khẳng định Nga có rất nhiều lợi thế đáng kể trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Nga đang ở giai đoạn khó khăn nhất kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Nước Nga hiện đại không còn là Liên Xô cũ nữa vì vậy Washington cần giảm bớt thái độ thù địch đối với Nga. Ví dụ, Moscow sở hữu một số công nghệ quân sự độc quyền và có thị trường rộng lớn khắp thế giới.
Thêm vào đó, các trang thiết bị của Nga không quá đắt đỏ như Mỹ. Các loại vũ khí của Nga có thể được sản xuất bởi những loại máy móc không quá phức tạp, chính vì thế giá thành cũng rẻ hơn.
Một lợi thế khác là các vũ khí của Nga rất "thân thiện" với người sử dụng, cho phép mọi người không cần phải có kỹ năng hay đào tạo đặc biệt mới có thể làm chủ được chúng...
"Các máy bay chiến đấu của Mỹ giống như những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ vậy nhưng các chiến đấu cơ của Nga thì giống như xe tăng. Liệu mọi người muốn chiến đấu với một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ hay một chiếc xe tăng đây?" ông Pukhov ví von.
Tóm lại, ông Pukhov khẳng định nền công nghiệp quốc phòng của Nga đã có một thâm niên lâu đời, bắt nguồn từ thế kỷ thứ 15. Ông cũng trích dẫn câu nói nổi tiếng của Otto von Bismarck, cho rằng: "Nước Nga đều sở hữu cả những điểm mạnh và điểm yếu". Hay như Tổng thống Nga Putin từng phát biểu: "Nước Nga chưa phát huy hết sức mạnh và Moscow cũng không hề yếu thế như mọi người nghĩ".
Việc hợp tác với phương Tây gián đoạn khiến Nga phải tiến hành một chương trình thay thế. Kế hoạch nhập khẩu vũ khí và trang thiết bị quân đội đã được chốt từ tháng 12/2014. Nga đang tiến hành một chương trình hiện đại hóa vũ khí trị giá 325 tỷ USD, trong đó 70% được dùng để đổi mới các loại vũ khí cho quân đội đến năm 2020.
Theo Tri Thức
Nga thừa sức khoan thủng NMD Mỹ hay đang cố lên gồng? Các quan chức Moscow vừa tuyên bố, nước này thừa khả năng đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa được Mỹ triển khai xung quanh Nga. Mỹ nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Channel News Asia của Singapore ngày 6/8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết,...