NFT được chọn là Từ của năm
Vượt qua nhiều từ đang là trào lưu, NFT được từ điển Collins chọn là Từ của năm 2021.
NFT, viết tắt của “non-fungible token” hay token không thể thay thế, đã được nhà xuất bản từ điển Collins chọn là Từ của năm. NFT đã vượt qua nhiều từ khóa khác cũng đang là trào lưu, như “crypto” (mã hóa) và “metaverse” (từ để chỉ thế giới ảo).
Theo bài đăng trên blog vào ngày 24/11, NFT được Collins định nghĩa là “một chứng chỉ kỹ thuật số duy nhất được đăng ký trong một blockchain, được sử dụng để ghi lại quyền sở hữu một tài sản như tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ sưu tầm”.
Everydays: The First 5000 days là một trong những NFT đắt giá được mang ra đấu giá
Hoạt động như một chữ ký ảo, NFT chứng minh tính xác thực của tác phẩm nghệ thuật, trong đó blockchain đóng vai trò là minh chứng cho quyền sở hữu không thể xóa bỏ. Điều này xác nhận tính nguyên bản của tác phẩm nghệ thuật và chủ nhân, ngay cả khi hình ảnh hoặc video được sao chép rộng rãi.
Vào tháng 3, tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số “Everydays: The First 5000 days” đã được bán với giá 69,3 triệu USD qua Christies. Sự kiện này khiến tác giả, nhà thiết kế đồ họa Mike Winkelmann, còn biết đến với cái tên Beeple, trở thành một trong những nghệ sĩ còn sống có giá trị nhất trên thị trường nghệ thuật.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số cũng được ghi nhận với một ứng cử viên khác là “crypto”, thường được biết đến trong từ “cryptocurrency” (tiền mã hóa). Theo Collins, những đồng tiền mã hóa này đang thách thức các hình thức tiền truyền thống đã tồn tại từ lâu.
Bên cạnh đó, danh sách rút gọn của Collins cũng cân nhắc ứng viên như “metaverse”, đặc biệt sau sự kiện đổi tên của Facebook thành Meta; những từ khóa phản ánh hiện thực của đại dịch như “double-vaxxed” (được tiêm 2 mũi vaccine) và “hybrid working” (làm việc linh động).
“Climate anxiety” (nỗi lo về khí hậu) cũng phản ánh mối quan tâm ngày một lớn về thiệt hại mà con người đang gây ra cho hành tinh, trong khi “neopronoun” (đại từ nhân xưng kiểu mới) là một cách để chỉ một người mà không sử dụng tên hoặc dấu hiệu giới tính truyền thống, chẳng hạn như “he” và “she”. Collins đưa “ xe”, “ze” và “ve” làm ví dụ về neopronoun.
Video đang HOT
Trước NFT, Collins đã lựa chọn “lockdown” (phong tỏa) là Từ của năm 2020.
Những cái tên cuối cùng được xét đến là “Regencycore”, được định nghĩa là gu thẩm mỹ thời trang lấy cảm hứng từ trang phục thời Georgia trong phim truyền hình Bridgerton và “cheugy”, danh từ để chỉ một thứ gì đó đã lỗi thời hoặc thô kệch .
Vào đầu tháng này, từ điển tiếng Anh Oxford cũng đã trao danh hiệu tương tự cho “vax”. Được định nghĩa là “một cách nói thân mật mang ý nghĩa vaccine hoặc tiêm chủng như một danh từ và tiêm chủng như một động từ”, “vax” trở nên phổ biến hơn từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Tất tần tật về NFT, trào lưu mới dựa trên blockchain (Phần 2)
Tại sao người ta lại mua NFT?
Câu trả lời còn tùy thuộc vào việc bạn có trân trọng độ hiếm của một sản phẩm không. Sở hữu bản gốc bức họa Mona Lisa đối với bạn có giá trị hơn có một bản sao treo trên tường hay không? Với một số người thì có.
Giá trị thật sự của NFT nằm ở niềm tin vào khả năng xác thực. Cuốn sổ cái chung dễ dàng truy cập blockchain khiến cho việc lừa đảo gian lận trong mua bán trở nên bất khả thi. Mọi thay đổi đều được ghi lại trong cơ sở dữ liệu được duy trì bởi hàng ngàn máy tính khắp thế giới và hoàn toàn có thể được truy cập bởi bất kì ai.
Điểm chính ở đây là các sản phẩm kỹ thuật số vẫn luôn dễ sao chép, làm nhái hay bị ăn cắp bản quyền. Phần lớn nhà sáng tạo ít khi kiếm ra tiền từ những thứ họ tạo ra. NFT là một cuộc cách mạng đối với vấn đề này. Tuy việc sao chép một tệp hình ảnh hay video trên máy tính vẫn rất dễ dàng, đoạn mã NFT được gán vào tệp gốc là duy nhất.
Ngày nay những mặt hàng NFT bán chạy nhất được lưu thông trên mạng lưới Etherum, một trong những hệ thống tiền mã hóa phổ biến nhất trên thế giới.
NFT trong thị trường nghệ thuật
NFT được dùng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với các tác phẩm nghệ thuật số. Thông qua NFT và hợp đồng thông minh của blockchain, các tác giả giờ có thể nhúng thông tin nhân dạng của mình vào các tác phẩm.
Ngoài công dụng tạo ra bằng chứng xác thực và quyền sở hữu với tác phẩm nghệ thuật, NFT cũng có thể cho phép người mua truy cập các thông tin và dịch vụ liên quan tới sản phẩm một cách dễ dàng.
NFT cũng cho phép trao đổi và lưu hành các tác phẩm số, những sản phẩm trước đây vốn không có giá trị bỗng dưng có giá hàng triệu đô nhờ NFT. Nghệ sĩ có thể dễ dàng bán các tác phẩm của mình dưới dạng một bản duy nhất hay số lượng giới hạn để thu hút nhà sưu tầm hay nhà đầu tư hợp lý.
NFT là giải pháp giúp các nghệ sĩ có được khả năng tài chính linh hoạt đối với các sản phẩm của mình. Một nhóm nhạc có thể bán các tác phẩm bằng cách gán các sản phẩm vào NFT, hay nhận hoa hồng khi sản phẩm được bán mà không cần phải tốn tiền cho các hãng phát hành, công ty đại diện.
Có nhiều cơ hội kinh doanh mở ra: không chỉ giúp ngăn chặn vi phạm quyền sở hữu, cơ chế hoạt động của NFT còn có thể ứng dụng vào nhiều ngành khác.
Không chỉ dành cho thị trường xa xỉ, đối với nhiều công ty, NFT là một lối thử nghiệm mới để kết nối với cảm xúc người tiêu dùng. Hãng snack Pringles đã phát hành những NFT "hương vị ảo" CryptoCrisp giới hạn với chỉ 50 phiên bản được bán với giá 0,0013 Ether.
Giao dịch NFT
Giao dịch NFT gây sốt nhất đó là giao dịch bán file ảnh JPEG "Everydays - The First 5000 Days" có chứa 5 ngàn hình ảnh được thu thập hàng ngày trong 5000 ngày từ năm 2007 của nghệ sĩ Beeple (Mike Winkelmann) với giá 69,3 triệu USD.
Giao dịch này được môi giới bởi nhà đấu giá Christie's. Đối thủ cạnh tranh Sotheby's cũng đã nhanh chóng theo chân trong lĩnh vực đấu giá NFT.
Nữ ca sĩ Canada Grimes đã thu về khoảng 6 triệu USD trong một sự kiện bán những tác phẩm nghệ thuật NFT do cô tạo ra.
Nhóm nhạc Kings of Leon là nhóm nhạc đầu tiên đăng ký phát hành album dưới dạng NFT. Bài hát When You See Yourself đã được phát hành giới hạn một số phiên bản NFT đi kèm với các bức ảnh độc quyền cũng như vé vào cửa trọn đời tại các show của nhóm.
Trong một cuộc đấu giá tháng 2 năm 2021, một đôi giầy 'ảo' được thiết kế bởi Studio RTFKT cùng nghệ sĩ Fewo đã thu về hơn 3 triệu đô chỉ trong 7 phút. 600 đôi giầy đã được bán ra và những người mua cũng nhận được một phiên bản vật lý của đôi giầy này như quà tặng. Phiên bản số của đôi giầy này có thể sử dụng trên các nền tảng như Snapchat hay trên video game.
CEO Twitter Jack Dorsey đã bán NFT tweet đầu tiên của anh với giá 2,9 triệu USD. Số tiền này đã được quyên góp cho tổ chức Africa Ressponse để giúp đẩy lùi đại dịch.
NFT của meme mèo Nyan Cat cũng được bán với giá gần 600.000 USD. Phong trào tài sản hóa meme này đã tạo ra một nền kinh tế có 'Memeconomy'. Ngay cả các nhà báo cũng bắt sóng thị trường: tháng 3 năm 2021, Kevin Roose, một tác giả của tạp chí NY Times đã bán một bài báo (về NFT!) của anh với giá 563 nghìn USD.
Ảnh hưởng môi trường thật đến từ thế giới ảo
Điểm trừ lớn của NFT đó là sử dụng quá nhiều năng lượng cho các giao dịch Blockchain. Do tính phi tập trung, công nghệ này sử dụng một lượng lớn máy tính và hy sinh nhiều tài nguyên xử lý để chạy các giao thức và phép toán đằng sau các giao dịch NFT.
Theo dữ liệu thị trường, sự kiện bán NFT của ca sĩ Grimes đã ngốn 122.416 số điện - đủ để duy trì năng lượng sinh hoạt một gia đình suốt 34 năm. Số liệu này được cung cấp bởi Cryptoart.wtf, một trang web giúp tính toán ảnh hưởng môi trường bởi nghệ thuật crypto.
Hầu hết NFT được phát hành trên mạng Etherum, tiêu tốn một lượng điện không nhỏ. Vì lí do này, Enjin đã đề xuất tạo ra JumpNet, một mạng blockchain thân thiện môi trường hơn. tuy nhiên mạng Etherum cũng sắp sửa trải qua đợt nâng cấp mới giúp chuyển đổi cơ chế vận hành để tiết kiệm năng lượng hơn cũng như đạt khả năng xử lý giao dịch cao hơn.
Liệu NFT có phải là một khoản đầu tư thông minh?
Trào lưu NFT có lẽ sẽ còn kéo dài lâu. Những tên tuổi lớn như UFC và Shawn Mendez đã kí hợp đồng phát hành NFT trong thời gian tới. Ngày càng có nhiều nhãn hiệu và biểu tượng lựa chọn đến với NFT để tạo ra các sản phẩm cho mình. Ngày càng có nhiều blockchain cạnh tranh để tạo ra các dịch vụ NFT tốt hơn cũng như xuất hiện nhiều nền tảng trao đổi NFT.
Tất tần tật về NFT, trào lưu mới dựa trên công nghệ blockchain (Phần 1) NFT (non-fungible token - hay dịch ra là "bằng chứng không thể thay thế về mặt pháp lý") là một loại bằng chứng xác thực quyền sở hữu của một người đối với một tài sản kỹ thuật số (tranh ảnh, video, âm thanh kỹ thuật số...). NFT là gì? "Non-fungible token" là một tài sản kinh tế mã hóa (crypto economy) kỹ...