New Zealand sẽ tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam
Ngày 6/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Toàn quyền New Zealand Jerry Mateparae đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Toàn quyền New Zealand Jerry Mateparae – Ảnh: Đức Tám/TTXVN
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng ngài Jerry Mateparae sang thăm Việt Nam; cho rằng chuyến thăm là đóng góp quan trọng, đưa quan hệ Việt Nam-New Zealand lên một bước phát triển mới, vì lợi ích thiết thực cho sự phát triển của cả hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện với New Zealand, nhất là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với với các bộ, ngành của New Zealand triển khai thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác mà hai bên đã thống nhất trong chuyến thăm Việt Nam lần này của ngài Jerry Mateparae.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị với cơ chế hiện có, hai bên nỗ lực thực hiện Chương trình Hành động Việt Nam-New Zealand giai đoạn 2013-2016.
Video đang HOT
Về chính trị, ngoại giao, hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; tăng cường trao đổi đoàn các cấp, qua đó thống nhất, thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực. Đồng thời, hai bên thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại bởi tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực này còn rất lớn; đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt con số ấn tượng hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn New Zealand tiếp tục duy trì ODA ở mức cao cho Việt Nam; khẳng định Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả nguồn vốn này để phục vụ các mục tiêu phát triển của mình; đồng thời mong muốn New Zealand tăng thêm chỉ tiêu học bổng để ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên sang học tại New Zealand.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên hợp tác chặt chẽ với nhau trong đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bày tỏ vui mừng được sang thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp, chứng kiến những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, ngài Toàn quyền Jerry Mateparae cho biết mục đích chuyến thăm là thắt chặt và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và New Zealand trên các lĩnh vực; đặc biệt tăng cường kết nối hợp tác giữa hai bên về kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục, hàng không, công nghệ sạch, du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Khẳng định New Zealand luôn sẵn sàng thúc đẩy hợp tác về giáo dục với Việt Nam, ngài Jerry Mateparae nhấn mạnh New Zealand sẽ tạo điều kiện, xem xét cấp thêm các chỉ tiêu học bổng cho học sinh, sinh viên sang học tại New Zealand, cũng như thúc đẩy hợp tác, mở các cơ sở giáo dục của New Zealand tại Việt Nam; coi các học sinh, sinh viên của Việt Nam học tập tại New Zealand như những cầu nối hữu nghị thúc đẩy quan hệ hợp tác, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc.
Bên cạnh đó, ngài Jerry Mateparae mong muốn Việt Nam ủng hộ New Zealand mở rộng hợp tác, giao thương với các nước trong ASEAN.
Ngài Jerry Mateparae cũng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp lập trường, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới; khẳng định New Zealand sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo Thanhnien
Tăng học phí, sinh viên bức xúc
Sinh viên trường ĐH Công nghiêp TPHCM bức xúc rằng năm học trước đã tăng học phí, năm học sắp tới lại tiêp tục tăng. Đáng nói, học phí môn thực hành tăng gâp đôi mức học phí bình thường trong khi các năm thực hành và lý thuyêt chỉ cùng môt mức phí.
Theo phản ánh của các sinh viên trường ĐH Công nghiêp TPHCM, ngày 6/5, trường có thông báo trên website của trường viêc đăng ký học phần , thời gian đống học phí nhưng không thông báo tăng học phí. Khi sinh viên liên hê với phòng Tài chính- kê toán thì bât ngờ với mức học phí mới được chia thành hai phân lý thuyêt và thực hành. Sinh viên tên H. cho biêt trong khi năm học 2012-2013 học phí tăng từ 110.000đ lên 147.000đ/tín chỉ. Năm học 2013 - 2014 lại tiêp tục tăng môn lý thuyết lên 190.000đ/tín chỉ và Thực hành từ 147.000đ tăng lên tới 285.000đ/tín chỉ. Nhiêu sinh viên trường này bức xúc cho rằng nhà trường đôt ngôt tăng học phí cao mà không báo trước.
Lãnh đạo trường ĐH Công nghiêp TPHCM cho biêt chưa công bô chính thức nhưng do sơ suât của phòng Tài chính kê toán sinh viên đã xem được phân học phí mới.
ThS Nguyên Thiên Tuê, phó hiêu trưởng ĐH Công nghiêp TPHCM cho biêt: "Không phải vô cớ mà trường tăng học phí. Căn cứ theo nghị định 49 của chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hàng năm trường xây dựng lại mức học phí theo lô trình đên năm 2015. Trường tô chức đào tạo theo học chê tín chỉ nên cuôi năm học trường cho sinh viên đăng ký học phân. Tuy nhiên vừa rôi ở bô phân kê toán đã sơ xuât nên đã cung câp nhâm bảng học phí cho sinh viên. Thực tê, trường chưa chính thức thông báo mức học phí mới trong năm học 2013-2014 vì thời gian bắt đâu đóng học phí đên ngày 24/6 mới có hiêu lực".
Khi thắc mắc vì sao học phí năm học 2012-2013, môn thực hành và môn lý thuyêt cùng có mức 147.000đ/chỉ nhưng năm nay lại tăng lên mức 190.000đ/tín chỉ môn thực hành, đặc biêt môn thực hành là 285.000đ/tín chỉ. Ông Tuê trân tình rằng: Theo quy định, mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức Học phí tín chỉ= Tông học phí toàn khóa chia Tông sô tín chỉ toàn khóa. Trong đó đó, Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học. Ở môn lý thuyêt chỉ có 15 tiêt, còn môn Thực hành có tới 30 tiêt, học phí môt tín chỉ môn thực hành được xác định mức chênh lệch từ 1,5-2 tín chỉ lý thuyết.
"Đó là chưa kê khi học môn thực hành thì chia nhỏ thành nhiêu ca với môi nhóm 25 sinh viên. Thời lượng tăng gâp đôi thì tương ứng với đó là tăng sô giảng viên giảng dạy. Các năm trước chưa thu theo cách này nhưng nhà trường phải đâu tư cơ sở vât chât, nguyên vât liêu thí nghiêm và cả đảm bảo đời sông giảng viên nên trường đã gặp nhiêu khó khăn", ông Tuê nói.
Đại diên trường này cũng đính chính thêm, ở các hê đào tạo khác như: vừa học vừa làm, liên thông... môt tín chỉ sẽ có mức chênh lệch 1,5 lần so với hệ chính quy. Ngoài ra, các hệ đào tạo không chính quy trên phải học vào buổi tối và chủ nhật, nên kéo theo lương trả cho giáo viên cũng phải tính ở mức là làm việc ngoài giờ. Học phí vì vây cũng đôi lên gâp đôi. Cũng theo ông Tuê, "phòng tài chính kê toán đã tính nhâm, thực tê không có ngành nào phải đóng tiên cao hơn mức 285.000đ/tín chỉ".
Phó hiêu trưởng nhà trường cũng cho biêt ĐH Công nghiêp TPHCM là môt trong những trường công lập nhưng được tự chủ tài chính. Khác với các trường công lâp được hưởng ngân sách nhà nước, hàng năm trường chỉ được ngân sách câp 3%, còn lại là hoàn toàn dựa vào nguôn thu học phí. Mặc dù là tự chủ tài chính nhưng nhà trường chỉ được tự chủ chi, còn thu vẫn bị khống chế theo quy định. Theo ông Tuê, ở khôi ngành kinh tê nhưng trường cũng đâu tư xây dựng các phòng thực hành mô phỏng cho sinh viên học giá trị hàng tỷ đông. Đó cũng là lý do trường đào tạo đa ngành nhưng chỉ áp dụng một mức thu học phí chung cho tât cả các ngành kê cả kỹ thuât và kinh tê. Ông Tuế cho rằng so với môt sô trường tự chủ khác, học phí của trường đã thâp hơn nhiêu.
Mặc dù vây, ông Tuê cũng thừa nhân nhà trường đã châm trê giải thích cho sinh viên hiêu rõ. "Lãnh đạo trường đang bàn cách thông báo, giải thích cho sinh viên biêt lí do tăng học phí", ông Tuê nói.
Lê Phương
Theo dân trí
Khuyến khích mở cơ sở giáo dục ĐH trong các doanh nghiệp lớn Đó là một trong những nội dung chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 -2020. Theo đó, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn. Cụ thể, trong giai đoạn 2013 - 2015, Bộ GD-ĐT đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội....