New York – Thành phố đầu tiên của Mỹ thu phí tắc nghẽn giao thông
Ngày 5/1, thành phố New York của Mỹ đã chính thức trở thành địa phương đầu tiên của “ xứ cờ hoa” thực hiện kế hoạch thu phí tắc nghẽn giao thông, với khu vực áp dụng bao gồm Lower và Midtown Manhattan.
Đây được xem là một bước tiến trong nỗ lực giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện chất lượng không khí tại thành phố đông dân nhất của Mỹ.
Các phương tiện di chuyển trên phố ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Cơ quan Quản lý giao thông vận tải đô thị New York (MTA), các phương tiện vào khu vực giảm tắc nghẽn sẽ phải trả phí dựa trên loại xe, thời gian trong ngày, cách thức thanh toán và các điều khoản giảm giá hoặc miễn trừ dành cho một số trường hợp đặc biệt.
Khu vực giảm tắc nghẽn (congestion relief zone – CRZ) là khu vực trong thành phố nơi thu phí đối với các phương tiện để giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm.
Video đang HOT
Xe chở khách và xe thương mại loại nhỏ, xe tải, xe buýt và xe máy đi vào khu vực giảm ùn tắc sẽ được tính phí một lần mỗi ngày. Trong khi đó, hành khách sử dụng taxi và xe cho thuê (tự lái) sẽ được tính phí theo mỗi chuyến đi liên quan đến khu vực này.
Mức phí sẽ được điều chỉnh tăng vào năm 2028 và 2031 khi các cơ quan quản lý loại bỏ dần mức chiết khấu 40% được áp dụng ban đầu.
MTA ước tính kế hoạch định giá này sẽ giúp giảm số lượng xe đi vào khu vực giảm tắc nghẽn và giảm quãng đường di chuyển trong khu vực này lần lượt là 10% và 5%.
Dự kiến, kế hoạch này sẽ đem lại nguồn thu 1 tỷ USD mỗi năm, được dùng để đóng góp vào quỹ chi tiêu vốn của MTA trị giá 15 tỷ USD nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông.
Mặc dù đối mặt với nhiều tranh cãi và các vụ kiện từ New York và New Jersey, kế hoạch này vẫn được triển khai.
Mỹ tổ chức Quốc tang cựu Tổng thống Jimmy Carter
Ngày 4/1 theo giờ địa phương, Quốc tang dành cho cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chính thức bắt đầu khi người dân "xứ cờ hoa" tổ chức tri ân vị Tổng thống thứ 39 qua đời vào cuối tuần qua, hưởng thọ 100 tuổ.i.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter năm 2012. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, lễ Quốc tang dành cho ông Carter dự kiến kéo dài trong 6 ngày. Linh cữu của ông Carter được quàn tại Trung tâm Carter ở thành phố Atlanta, thủ phủ bang Georgia, từ 19h00 ngày 4/1 (giờ miền Đông) và công chúng được phép tới viếng bất cứ lúc nào trong ngày tới 6h sáng 7/1.
Từ buổi sáng, người dân đã tới Trung tâm Carter để tri ân vị cựu tổng thống. Bãi cỏ xung quanh bảng hiệu của trung tâm tràn ngập hoa, những mẩu giấy viết tay và vật kỷ niệm. Có người để những củ lạc ở đó nhằm tưởng nhớ những năm ông Carter sinh sống trên trang trại trồng lạc ở thị trấn Plains, bang Georgia - quê nhà của vị Tổng thống sống thọ nhất trong lịch sử Mỹ. Có người để chiếc mũ xây dựng màu xanh nhạt nhằm tưởng nhớ công lao hàng chục năm của ông với Habitat for Humanity - tổ chức phi lợi nhuận chuyên xây nhà cho người tị nạn và người vô gia cư.
Trước đó, cùng ngày, đoàn xe tang đã khởi hành từ Plains. Ba mươi chín tiếng chuông trang nghiêm - tượng trưng cho ông chủ thứ 39 của Nhà Trắng - vang lên giữa không khí yên tĩnh của buổi sáng tháng 1 lạnh giá tại căn nhà thời thơ ấu của ông Carter ở gần Plains. Trên dọc đường đi kéo dài nhiều tiếng đồng hồ tới Atlanta, người dân đổ ra hai bên đường để bày tỏ lòng tiếc thương đối với vị cựu tổng thống xuất thân là nông dân trồng lạc, vẫy quốc kỳ Mỹ tiễn biệt ông lần cuối.
Buổi trưa, đoàn xe tang dừng trước tòa nhà Nghị viện bang Georgia và mọi người dành phút mặc niệm trước khi linh cữu cựu Tổng thống Carter được đưa tới Trung tâm Carter - tổ chức phi lợi nhuận do ông và cựu đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter thành lập vào năm 1982.
Theo kế hoạch, ngày 7/1, linh cữu cựu Tổng thống Carter sẽ được đưa tới thủ đô Washington D.C. Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh treo cờ rủ trong 30 ngày tại các tòa nhà liên bang, căn cứ quân sự và các tàu của Hải quân. Tại thủ đô Washington D.C sẽ diễn ra lễ tang cấp Nhà nước vào ngày 9/1 và Tổng thống Biden sẽ đọc điếu văn theo di nguyện của ông Carter. Linh cữu ông Carter dự kiến sẽ được quàn tại Điện Capitol, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 13 được quàn tại đây sau người đầu tiên là Abraham Lincoln và người gần đây nhất là George H.W Bush.
Thành phần tham dự lễ tang gồm các cựu Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama và Donald Trump, các quan chức dân cử trên toàn quốc và các nhà lãnh đạo thế giới. Dự kiến, ông Carter sẽ được đưa về chôn cất tại quê nhà Plains.
Là người gốc Georgia và là đảng viên Dân chủ, ông Carter được bầu làm Tổng thống Mỹ vào năm 1976, đán.h bại ứng cử viên Cộng hòa là Tổng thống đương nhiệm Gerald Ford. Ông Carter phục vụ một nhiệm kỳ tổng thống trước khi thất bại trong cuộc bầu cử vào năm 1980 trước đối thủ Ronald Reagan của đảng Cộng hòa, được đán.h giá một phần do sự bất lực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng con tin Iran, sau quãng thời gian bế tắc kéo dài 444 ngày.
Khi rời Phòng Bầu Dục ở tuổ.i 56, ông Carter đã dành 4 thập kỷ tiếp theo tập trung vào các hoạt động thiện nguyện giúp ông trở thành một nhân vật được tôn trọng trên toàn thế giới. Những cống hiến này khiến ông đôi khi được gọi là cựu Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ - một sự tương phản hoàn toàn với tỷ lệ ủng hộ tương đối thấp khi ông rời Nhà Trắng vào tháng 1/1981. Trong nhiều năm, ông và vợ thường xuyên làm việc tại các công trường xây dựng để xây nhà ở cho những người yếu thế.
Trên bình diện quốc tế, ông Carter được công nhận sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống vì những nỗ lực không mệt mỏi trong việc thúc đẩy các giải pháp hòa bình thông qua Trung tâm Carter. Năm 2002, ông được trao Giải Nobel Hòa bình.
Ấn Độ: Ô nhiễm không khí và giá lạnh ảnh hưởng đến giao thông ở thủ đô Ngày 3/1, sương mù dày đặc bao phủ toàn miền Bắc Ấn Độ, trong đó có vùng thủ đô Delhi, khiến nhà chức trách phải ban hành cảnh báo nguy cơ gián đoạn các chuyến bay trong bối cảnh chất lượng không khí xấu khiến tầm nhìn giảm xuống bằng 0 tại một số khu vực. Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại...