New York cấp tốc áp phí lái xe vào Manhattan trước khi ông Trump nhậm chức
Từ ngày 5/1/2025, các lái xe vào khu trung tâm Manhattan sẽ phải nộp phí tắc đường 9 USD/lượt. Việc thu phí có hiệu lực ngay trước thời điểm nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, người phản đối một kế hoạch như vậy.
Kế hoạch thu phí vẫn đang đứng trước nguy cơ bị đảo ngược bởi các vụ kiện và sự phản đối của chính quyền Tổng thống Trump 2.0. Ảnh: New York Times
Cơ quan Quản lý Đường bộ Liên bang của Mỹ ngày 22/11 đã phê duyệt kế hoạch thu phí tắc đường đối với xe ô tô vào trung tâm Manhattan, chạy đua với thời điểm nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, người phản đối một kế hoạch như vậy.
Theo kế hoạch trên, từ ngày 5/1/2025, hầu hết người lái xe sẽ phải trả 9 USD để vào trung tâm Manhattan, sau khi Thành phố New York được liên bang chấp thuận kế hoạch thu phí, vốn đã được xây dựng trong nhiều thập kỷ. Đây sẽ nơi đầu tiên thực hiện thu phí tắc đường trên toàn nước Mỹ.
New York sẽ tham gia một câu lạc bộ nhỏ các thủ đô trên khắp thế giới bao gồm London, Stockholm và Singapore đã áp dụng các hạn chế thu phí tắc nghẽn tương tự tại các khu trung tâm, và chứng kiến điều kiện giao thông cũng như chất lượng không khí được cải thiện.
Nhưng ngay cả khi những người ủng hộ thu phí tắc đường ăn mừng, kế hoạch này vẫn có thể bị đảo lộn. Chương trình này đang có nguy cơ bị chặn lại bởi một loạt các vụ kiện và một vị tổng thống từng gọi đây là “loại thuế thoái lui nhất mà phụ nữ từng biết đến”.
Mục tiêu chính của chương trình là huy động 15 tỷ USD cho Cơ quan Giao thông Vận tải Đô thị (MTA) để chi trả cho việc hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố. Mạng lưới giao thông công cộng bận rộn nhất ở Bắc Mỹ vẫn phụ thuộc vào một số thiết bị từ trước Thế chiến II và cần hàng tỷ USD để lắp đặt thang máy, thang cuốn, sửa chữa đường ray xuống cấp và tăng cường dịch vụ, cùng với các cải tiến khác.
Để giúp kế hoạch không được ưa thích này trở nên dễ chấp nhận hơn, Thống đốc New York Kathy Hochul đã giảm mức phí sau khi tạm dừng kế hoạch thu phí tắc đường chỉ vài tuần trước thời điểm có hiệu lực ban đầu vào tháng 6.
Vào thời điểm đó, bà Hochul cho biết bà lo ngại kế hoạch này sẽ gây ra gánh nặng kinh tế quá lớn cho người dân New York.
Một cuộc khảo sát của trường đại học Siena được thực hiện vào tháng 4 cho thấy khoảng 2/3 cư dân bang New York cho biết họ phản đối chương trình thu phí tắc đường.
Đầu tháng này, bà Hochul đã công bố giảm 40% mức phí, cụ thể phí vào giờ cao điểm cho hầu hết tài xế sẽ giảm từ 15 USD xuống còn 9 USD. Các lái xe sẽ bị tính phí khi vào Manhattan ở Phố 60, thuộc khu vực phía nam.
Video đang HOT
Hiện tại, có nhiều câu hỏi được đặt ra về việc liệu việc thu phí tắc đường có được người dân New York ủng hộ hay không và liệu mức phí khiêm tốn hơn có cho phép MTA đạt được mục tiêu kinh phí hay không. Kế hoạch thu phí, dự kiến bắt đầu vào ngày 5/1/2025, dự kiến sẽ đem lại nguồn thu thấp hơn hàng trăm triệu USD so với đề xuất ban đầu.
Người phát ngôn của bà Hochul cho biết phí tắc đường đã giảm vẫn sẽ cho phép chính quyền hoàn thành tất cả các cải tiến được liệt kê trong kế hoạch vốn của mình.
Theo kế hoạch mới nhất, mức phí sẽ được tăng dần, từ 9 lên 12 USD sau ba năm và sau đó là 15 USD vào năm 2031. Kế hoạch ban đầu được dự kiến sẽ mang lại khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, tuy nhiên, kế hoạch sửa đổi sẽ chỉ thu về 500 triệu USD/năm trong ba năm đầu tiên.
Vào những năm 1950, ý tưởng về phí tắc đường lần đầu tiên được William Vickrey, một nhà kinh tế tại Đại học Columbia, đưa ra tại Thành phố New York như một cách để ngăn cản các phương tiện chen chúc trên những con đường ở khu trung tâm. Ngay cả khi đó, các quan chức vẫn coi đó là một ý tưởng khó thực hiện, một phần vì nhiều người đi làm không có lựa chọn nào khác hoặc họ thích lái xe vào Manhattan.
Các nhà lập pháp của Tiểu bang New York đã bỏ phiếu thông qua luật phí tắc đường vào năm 2019 sau khi Thống đốc Andrew M. Cuomo thúc đẩy luật này. .
Ở các thành phố khác trên thế giới, những chương trình thu phí tương tự ban đầu cũng bị cư dân phản đối. Tuy nhiên, sau những khó khăn đó, các chương trình này đã được coi là hiệu quả trong việc giảm tắc nghẽn và cắt giảm ô nhiễm trong khi vẫn gây quỹ cho ngân khố công.
Các chuyên gia cho biết kết quả của kế hoạch thu phí ở New York City sẽ đóng vai trò là bản thiết kế hoặc câu chuyện cảnh báo cho các thành phố khác của Mỹ có mục tiêu giao thông tương tự.
Trên thực tế, các quan chức đã chạy đua để hoàn thành việc áp dụng phí tắc đường trước khi người ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ nhất của chính sách này, ông Donald Trump, nhậm chức.
Tổng thống đắc cử phản đối kế hoạch thu phí, cho rằng chi phí tăng thêm có thể khiến khách du lịch tránh xa Manhattan và gây tổn hại đến các doanh nghiệp. Ông đã tuyên bố sẽ hủy bỏ kế hoạch này như một trong những hành động đầu tiên của mình khi nhậm chức, mặc dù các lựa chọn của ông hiện bị hạn chế sau khi chính phủ liên bang đã ký ban hành.
Ngoài ra, ít nhất 9 vụ kiện đ.e dọ.a kế hoạch này, bao gồm một số vụ do Tiểu bang New Jersey, một liên đoàn giáo viên có ảnh hưởng và một liên minh của cư dân Thành phố New York đệ trình. Một nhóm đối thủ đã leo thang nỗ lực vào tuần trước bằng cách yêu cầu một lệnh cấm chương trình này tiến triển.
Tương lai những vụ án nhằm vào ông Trump
Cuộc trở lại Nhà Trắng một cách phi thường của ông Trump chắc chắn sẽ tác động đến bốn vụ án hình sự đang nhằm vào ông.
Ông Trump ra trình diện tại tòa án quận Manhattan, bang New York vào ngày 2/10/2023. Ảnh: TTXVN phát
Chiến thắng vang dội của ứng cử viên Donald Trump, người sẽ một lần nữa đảm nhiệm chức tổng thống trong một cuộc trở lại có lẽ là phi thường nhất trong lịch sử chính trường Mỹ, với nhiều tiề.n lệ bị phá vỡ vào sáng 6/11. Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ khi một tổng thống giành lại Nhà Trắng sau một kỳ bầu cử thất bại, và chưa bao giờ một người bị kết án là có tội lại được bầu làm nhà lãnh đạo quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Chiến thắng của ông Trump cũng mang lại sự tập trung quyền lực chưa từng có trong tay ông. Đảng Cộng hòa đã giành được quyền kiểm soát Thượng viện và đang trên đường tiếp quản Hạ viện, sau khi các phiếu bầu cuối cùng được kiểm, một quá trình vẫn có thể mất vài ngày. Ngoài ra, Tòa án Tối cao hiện có đa số siêu bảo thủ với 6 thẩm phán, điều chưa từng thấy kể từ những năm 1930, trong đó có 3 thẩm phán do chính ông Trump bổ nhiệm. Sự củng cố quyền lực này trên khắp các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp vẽ nên bức tranh ấn tượng về một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng ở cả ba cơ quan quyền lực tại Washington.
Trong khi đó, sự không chắc chắn lớn đầu tiên về vị tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới liên quan đến tương lai pháp lý của ông và cách sự tập trung quyền lực như đã nói ở trên có thể ảnh hưởng đến các vụ án chống lại ông. Ngoài bản án liên quan đến các khoản chi mua sự im lặng của nữ diễn viên phi.m ngườ.i lớ.n Stormy Daniels, ông Trump còn phải đối mặt với ba phiên tòa hình sự lớn khác. Một vụ ở Florida, liên quan đến việc xử lý các tài liệu mật tại Mar-a-Lago, mà ông đã mang đi dù không được phép sau khi rời Nhà Trắng. Một vụ án khác là ở Atlanta, nơi ông đang bị xét xử vì tội phá hoại bầu cử ở bang Georgia vào năm 2020. Vụ án thứ ba là ở Washington, D.C., liên quan đến vai trò của ông trong các sự kiện dẫn đến cuộc nổi loạn ngày 6/1/2021.
Tương lai nào đang chờ đợi ông Trump ở New York?
Lịch trình đầu tiên trong phiên tòa xét xử ông Trump hậu bầu cử được ấn định vào ngày 26/11, khi tòa đọc bản án. Phiên tòa này đã bị hoãn lại hai lần, một phần là nhờ vào chiến thuật trì hoãn thông minh của nhóm luật sư bào chữa. Juan Merchan, thẩm phán giám sát vụ án, có thời hạn đến 13/11 để quyết định có hủy bỏ hoàn toàn bản án hay không, dựa trên phán quyết của Tòa án Tối cao vào đầu tháng 7, theo đó trao cho ông Trump, và bất cứ ai ở vị trí tương tự, quyền miễn trừ một phần đối với các nghĩa vụ chính thức. Nếu thẩm phán Merchan xác định rằng phán quyết này áp dụng cho vụ án hiện tại, bị cáo sẽ không phải đối mặt với bản án.
Ông Trump ngồi cùng nhóm luật sư khi trình diện tại Tòa án New York ngày 4/4/2023, trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị truy tố hình sự. Ảnh: TTXVN phát
Tuy nhiên, nếu thẩm phán quyết định khác, luật sư của ông Trump dự kiến sẽ yêu cầu hoãn phiên tòa để nộp đơn kháng cáo, mà Merchan có khả năng sẽ chấp thuận. Sau khi tất cả các đơn kháng cáo đã được giải quyết, vụ án này có thể sẽ lại nằm lại Tòa án Tối cao, với đa số thân ông Trump. Sự chậm trễ tiềm ẩn này đặt ra một thách thức độc đáo, đó là khi đó, vấn đề không còn là tuyên án một ứng cử viên nữa mà là một tổng thống đương nhiệm - một tình huống chưa từng có tiề.n lệ. Với những sự phức tạp này, thẩm phán Merchan có một lựa chọn khác: áp dụng mức án thấp hơn mức án tối đa 4 năm đối với một trường hợp như trường hợp của ông Trump, chẳng hạn như quản chế, quản thúc tại gia, phục vụ cộng đồng hoặc phạt tiề.n.
Và ba vụ án còn lại thì sao?
Không giống như vụ án hình sự ở Manhattan, ba vụ kiện khác chống lại ông Trump liên quan đến tội phạm liên bang. Hai trong số những vụ này một ở Florida và một ở Washington có một điểm chung: cả hai đều bị truy tố bởi công tố viên đặc biệt Jack Smith, đối thủ chính của ông Trump và là cái tên đứng đầu trong "danh sách kẻ thù" của ông - theo lời ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris.
Ông Trump đã thề sẽ loại bỏ Smith: "Tôi sẽ sa thải ông ta trong vòng hai giây". Một sự sa thải như vậy sẽ cho phép ông Trump, sau khi giành lại quyền kiểm soát Bộ Tư pháp (nơi công tố viên Smith phục vụ), bãi bỏ những cáo buộc đó.
Bình luận của ông Trump về việc sa thải công tố viên Smith đặt ra một câu hỏi khác: công tố viên đặc biệt - một nhân vật có truyền thống lâu đời trong lịch sử tổng thống Mỹ, từ Richard Nixon đến Bill Clinton - định xử lý như thế nào về vấn đề này? Điều đó phụ thuộc vào việc liệu địa vị của tổng thống đắc cử có được coi là tương đương với vị trí của một tổng thống đương nhiệm hay không. Nếu họ được coi là như nhau, thì ngày tại nhiệm của Smith có thể sẽ được đếm. Tuy nhiên, nếu không, ông Smith sẽ có thời gian cho đến ngày 20/1 - ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai - để tiếp tục nỗ lực của mình.
Trong khi đó, vụ án ở Washington đã thúc đẩy phán quyết của Tòa án Tối cao cấp quyền miễn trừ cho một số hành động nhất định được một vị tổng thống thực hiện khi đương chức. Câu hỏi quan trọng hiện nay là phán quyết này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vụ án của ông Trump.
Còn trong vụ án tài liệu ở Mar-a-Lago, ông Trump có một đồng minh trung thành là thẩm phán giám sát vấn đề này, Aileen Cannon. Vào tháng 7, Cannon đã bác bỏ vụ án, hai ngày sau vụ á.m sá.t đầu tiên nhằm vào ông Trump, với lý do rằng vai trò của một công tố viên đặc biệt là vi hiến. Nhưng quyết định đó đã bị kháng cáo.
Với vụ án ở Atlanta, đây là một rắc rối pháp lý khác mà đội ngũ bào chữa của ông Trump đã tìm cách trì hoãn. Kết quả có thể phụ thuộc vào việc liệu Biện lý Quận Fulton Fani Willis có bị loại do có báo cáo về mối quan hệ lãng mạn với một công tố viên đặc biệt hay không. Câu hỏi đó dự kiến sẽ không được giải quyết cho đến năm 2025. Có vẻ như nếu Willis bị loại khỏi vụ án, sẽ không ai muốn hoàn thành những gì bà đã bắt đầu, khi ông Trump đã trở lại Phòng Bầu dục.
Liệu ông Trump có thể tự ân xá cho mình không?
Ông có thể làm điều đó, ngoại trừ một trường hợp: vụ án ở New York. 34 cáo buộc mà ông bị kết án là các tội cấp tiểu bang và quyền lực liên bang của một tổng thống không mở rộng đến các vấn đề của tiểu bang.
Liệu ông Trump có thể trở thành tổng thống trong trường hợp rất khó xảy ra là ông bị đưa vào tù không?
Câu trả lời ngắn gọn là "Có". Mặc dù có vẻ như các vấn đề pháp lý của ông có thể khiến cử tri không muốn bỏ phiếu cho ông, nhưng rõ ràng là điều đó đã không xảy ra.
Hiến pháp Mỹ không chỉ cho phép ông Trump ra tranh cử - ngay cả khi ông bị kết tội trọng tội - mà còn không cấm một người bị kết tội trở thành tổng thống, ngay cả khi họ bị giam giữ!
Ngoại lệ duy nhất là đối với bản án về một tội rất cụ thể: nổi loạn. Mặc dù người ta có thể tranh luận liệu vai trò của ông Trump trong vụ tấ.n côn.g Điện Capitol vào ngày 6/1/2021 có phù hợp với định nghĩa đó hay không, nhưng điều đáng chú ý là không có cáo buộc nào trong số 91 cáo buộc mà ông phải đối mặt trong bốn vụ án chống lại ông là về tội nổi loạn.
Đại lộ số 5 của New York chuẩn bị 'lột xác' ngoạn mục Một trong những con đường danh tiếng nhất thế giới - Đại lộ số 5 (Fifth Avenue) tại quận Manhattan, ở thành phố New York (Mỹ) - sắp trải qua cuộc "đại trùng tu" nhằm mang đến cho người dân và du khách không gian rộng rãi, thân thiện hơn với người đi bộ. Người dân di chuyển tại Đại lộ số 5...