Mỹ phá vụ buôn lậu hàng hiệu giả lớn nhất lịch sử
Số hàng hiệu giả trị giá hơn 1 tỉ USD vừa bị tịch thu tại New York trong vụ án buôn lậu hàng giả lớn chưa từng thấy tại Mỹ.
Một trong những kho hàng giả vừa bị phát hiện tại New York. Ảnh BỘ TƯ PHÁP MỸ
Cơ quan chức năng bang New York vừa công bố vụ tịch thu số hàng giả lớn nhất từ trước đến nay tại Mỹ, với khoảng 219.000 túi xách, giày, quần áo và nhiều món độ hiệu giả khác.
“Các vụ tịch thu được công bố hôm nay bao gồm hàng hóa có giá trị bán lẻ ước tính hơn 1 tỉ USD, vụ bắt giữ hàng giả lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử Mỹ”, theo công tố viên liên bang Damian Williams cho biết trong một thông cáo đưa ra hôm 16.11.
Hàng giả thường có giá bán thấp hơn nhiều so với hàng thật. Theo AFP, những khách bộ hành tại khu Manhattan ở New York dễ dàng gặp những người bán hàng rong trên vỉa hè với những món đồ hiệu giả.
Video đang HOT
Những hình ảnh do Văn phòng chưởng lý quận nam New York cho thấy các phòng của nhà kho chứa vô số ví, túi xách, giày và quần áo hàng giả. Một hình ảnh cho thấy nhiều thùng chất trên các kệ kê hàng.
Hai người đàn ông đã bị bắt và bị truy tố về hành vi buôn lậu hàng giả là Adama Sow (38 tuổi) và Abdulai Jalloh (48 tuổi), đối diện mức án lên đến 10 năm tù giam.
Theo cơ quan chức năng, 2 đối tượng này điều hành một đường dây hàng giả quy mô lớn với các nhà kho ở Manhattan, hoạt động từ tháng 1 đến cuối tháng 10.
Theo sĩ quan cảnh sát New York Edward Caban, việc buôn lậu hàng giả không phải là hành vi phạm tội không có nạn nhân, vì nó làm tổn hại những doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng hợp pháp.
“Bản cáo trạng ngày hôm nay cho thấy cảnh sát thành phố New York và các cơ quan liên bang lo ngại về hành vi phạm tội này đến mức nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức để buộc bất kỳ ai tìm cách hưởng lợi bằng cách bán những mặt hàng đó trên thị trường chợ đen phải chịu trách nhiệm”, ông phát biểu.
Lý do các thành phố Mỹ cân nhắc cấm rẽ phải khi đèn đỏ
Vào một ngày tháng 6, Sophee Langerman đang trên đường tham dự tuần hành an toàn cho xe đạp ở khu Lakeview của Chicago, bang Illinois thì một chiếc ô tô rẽ phải vượt đèn đỏ tông vào cô.
Một biển cấm rẽ phải khi đèn đỏ tại Chicago (Mỹ). Ảnh: AP
Thời điểm đó, Langerman (26 tuổi) đang đi vào lối qua đường dành cho người đi bộ. Di chuyển với vận tốc chậm nên Langerman may mắn không gặp chấn thương nghiêm trọng, nhưng chiếc xe đạp cần phải sửa lại nhiều.
Vụ việc xảy ra với Langerman là một minh chứng khác cho tranh cãi về việc chấm dứt một thói quen mà hầu hết các thành phố Mỹ đã áp dụng trong nhiều thập niên qua: đặc quyền pháp lý cho người lái xe rẽ phải khi đèn đỏ.
Hội đồng thành phố Washington, D.C. năm 2022 đã thông qua lệnh cấm rẽ phải khi có đèn đỏ. Lệnh này có hiệu lực vào năm 2025. Thị trấn Ann Arbor, Michigan, hiện cấm rẽ phải khi đèn đỏ ở khu vực trung tâm.
Mỹ là một trong số ít quốc gia lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ. Điều này bắt nguồn từ lo ngại rằng động cơ ô tô vẫn hoạt động khi dừng có thể lãng phí rất nhiều năng lượng. Chính phủ Mỹ vào những năm 1970 đã cảnh báo các tiểu bang rằng họ có thể gặp rủi ro với một số nguồn tài trợ của liên bang nếu các thành phố cấm rẽ phải khi đèn đỏ, ngoại trừ các khu vực cụ thể.
Ông Bill Schultheiss tại công ty Toole Design, chuyên tư vấn cho các cơ quan giao thông công cộng, nhận định: "Nó có ý nghĩa trong bối cảnh khủng hoảng khí đốt, nhưng nó đã được thổi phồng so với những gì thực sự đạt được".
Các nhà lãnh đạo San Francisco gần đây đã bỏ phiếu để kêu gọi cơ quan giao thông địa phương cấm rẽ phải khi đèn đỏ trên toàn thành phố. Một số thành phố lớn khác như Los Angeles, Seattle và Denver cũng xem xét lệnh cấm tương tự.
Các nhà phê bình cho rằng việc cấm rẽ phải khi đèn đỏ sẽ không chỉ gây bất tiện cho người lái xe mà còn làm chậm tốc độ xe buýt và xe giao hàng.
Một biển cấm rẽ phải khi đèn đỏ tại Manhattan, New York (Mỹ). Ảnh: AP
Gần đây Mỹ không thực hiện nghiên cứu trên toàn quốc về số lượng người bị thương hoặc thiệt mạng do rẽ phải khi đèn đỏ. Nhưng Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc phát hiện rằng tỷ lệ người đi bộ thiệt mạng khi bị ô tô rẽ phải đâm cao hơn 89% khi đó là xe bán tải và cao hơn 63% khi là xe SUV, do điểm mù lớn hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
Ông Jay Beeber tại Hiệp hội người lái xe Quốc gia, gọi đó là "sai lầm" khi cho rằng những lệnh cấm chung như vậy sẽ khiến đường phố an toàn hơn. Ông trích dẫn một nghiên cứu sắp công bố của Hiệp hội người lái xe Quốc gia phân tích dữ liệu các vụ va chạm ở California từ năm 2011-2019 và phát hiện ra rằng theo chu kỳ 2 năm một, những người lái xe rẽ phải khi đèn đỏ gây ra khoảng một trường hợp tử vong cho người đi bộ và một trường hợp tử vong cho người đi xe đạp trên toàn tiểu bang.
Thượng nghị sĩ bang Washington John Lovick, người ủng hộ chính cho một dự luật trong năm nay về cấm rẽ phải khi đèn đỏ trên toàn quốc gần trường học, công viên và một số địa điểm khác, nhận định: "Một người bị thương hoặc tử vong cũng gọi là quá nhiều".
Bà Melinda Kasraie, người làm chứng cho dự luật của ông Lovick tại một phiên điều trần, đã chia sẻ câu chuyện bản thân. Một chiếc ô tô rẽ phải khi đèn đỏ đã đâm vào bà Kasraie tại Seattle. Bà phải thay khớp gối, từ bỏ công việc đã gắn bó 20 năm và chuyển đến thị trấn nhỏ hơn do nỗi sợ qua đường. Bà nói: "Người lái xe chỉ cần đợi thêm 20 giây là đến đèn xanh. 20 giây đó đã tác động rất lớn đối với tôi".
Đông bắc Mỹ mưa như trút, New York ban bố tình trạng khẩn cấp vì lũ lụt Mưa lớn, đột ngột ở đông bắc Mỹ đã gây ra lũ quét trên diện rộng ở New York, buộc Thống đốc bang và Thị trưởng thành phố phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Truyền thông Mỹ đưa tin, mưa như trút, với lượng mưa lên tới 13cm càn quét khu vực phía nam New York sáng 29/9 đã khiến nhiều đường...