Nếu thí điểm song bằng không thành công… phụ huynh tự chịu trách nhiệm
“ Học song bằng đóng tiền thật, nhưng chất lượng cam kết chỉ dựa vào niềm tin giữa phụ huynh và thầy cô nhà trường. Vì các mô hình này ở tất cả các trường chỉ đang là thí điểm. Các con em chúng ta đang là chuột bạch cho việc “ lách luật” của các trường”
Đây là ý kiến được GS Trần Lân Dũng, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đưa ra trong hội thảo”Dịch vụ giáo dục có thu phí trong hệ thống trường công” trong ngày 2/8.
“Thí điểm” có phải lá bùa hộ mệnh để lách luật?
GS Nguyễn Lân Dũng nêu, như chúng ta đã biết, vài năm gần đây, nhiều trường công lập ở thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…bắt đầu chiêu sinh thêm số chương trình gọi là “tiên tiến”, dưới hình thức như: liên kết ngoại ngữ, song bằng, dạy kỹ năng bơi lội, thể thao, học kì quân đội, lớp học chất lượng cao…
GS Trần Lân Dũng, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực phát biểu.
Thế nhưng, chính những điều này đang mâu thuẫn với mục đích hoạt động của các trường công lập. Điều này có mang lại sự bất công bằng, sự ganh đua và bệnh thành tích giữa các em học sinh ở trường công. Đồng thời, nên có sự quản lí các chương trình “mở thêm” của các trường công lập này không ? GS Dũng băn khoăn.
GS Dũng thông tin, nhiều các trường công hiện nay đã và đang nhen nhóm mô hình song bằng, liên kết tiếng Anh, lớp học chất lượng cao…theo tên gọi “thí điểm”. Nhưng tôi xin khẳng định thí điểm đào tạo song bằng của Hà Nội và nhiều tỉnh thành là trái với quy định của Điều 6, Nghị định 86/ND-CP.
Điều 6 quy định về đối tượng liên kết giáo dục ghi rõ: “Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục”. Phải chẳng các trường sử dụng cách gọi này để lách luật?, GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.
Toàn cảnh hội thảo
Đồng thời, GS Dũng cho rằng, học song bằng đóng tiền thật, nhưng chất lượng cam kết chỉ dựa vào niềm tin giữa phụ huynh và thầy cô nhà trường. Vì các mô hình này ở tất cả các trường chỉ đang là thí điểm. Các con em chúng ta đang là chuột bạch cho việc “lách luật” của các trường.
Bên cạnh đó, GS Dũng cũng đưa ra ý kiến, các trường tư thục có thể lo việc này vì tất cả do họ có quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm với các mô hình giáo dục đề ra. Nhưng đối với trường công lập, cơ sở vật chất là của Nhà nước, là do ngân sách đầu tư. “Không phải Nhà nước đầu tư vào một đống tiền để cho một nhóm hưởng lợi. Không thể để nguồn lực vật chất đầu tư vào một nhóm như thế”.
Ông đưa ra ví dụ, bài học thí điểm đại trà mô hình VNEN vẫn còn đó. Chưa có tổng kết mô hình nhưng đã thí điểm ào ạt tại 6 tỉnh, thành phố đến giờ kết quả không biết thế nào. Trong khi, nhiều tỉnh đã bãi bỏ vì không thấy hiệu quả. Vậy sao chúng ta vẫn cố đi theo cái gọi là kết quả không rõ ràng, đánh đổi tương lai của học sinh?.
Video đang HOT
Đồng thời, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh lại: “Hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge chỉ cung cấp chương trình đào tạo và dịch vụ khảo thí chứ không làm dịch vụ đào tạo. Các trường đừng quảng cáo là học hệ song bằng sẽ có bằng Cambrige, như vậy là không đúng với ý nghĩa. Và phụ huynh cũng đừng vội lầm tưởng về giá trị tấm bằng mang “đẳng cấp quốc tế, giá cả Việt Nam” mà chen nhau đăng kí cho con theo học.
Còn nếu đã đăng kí học rồi thì hãy nghĩ rằng học bao lâu không được gì, phụ huynh và học sinh tự chịu trách nhiệm. Vì đó là hệ quả của 2 cụm từ ” thí điểm” và “tự nguyện” mang lại.
Theo ông, đây là một thí điểm đầy rủi ro. Các trường dạy cả chương trình Việt Nam và chương trình Cambridge các con có chịu nổi khi mà nhiều cháu chỉ được 9 điểm/4 môn. Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge năm 2014 đã dừng tại 33 trường ở Việt Nam nhưng không ai chịu trách nhiệm. Nỗi lo vẫn thuộc về phụ huynh và thế hệ “chuột bạch” vô tội.
Tất cả vẫn chỉ là niềm tin
Sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, phụ huynh Lê Bích Ngọc (Đống Đa, Hà Nội) có 2 đứa con chuẩn bị vào cấp 2 và cấp 3 trăn trở. Tôi thấy trường công được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên… và thực hiện sứ mệnh của trường công là đảm bảo quyền lợi cho các học sinh công bằng toàn dân. Trong khi, một số trường công tại Hà Nội được liên kết đào tạo và thu phí về chương trình đào tạo song bằng với tên gọi “thí điểm song bằng?
Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm vì con em chúng tôi mất nhiều công sức, tiền bạc mà kết quả không đạt được như mục tiêu đã đề ra”, vị phụ huynh này nhấn mạnh.
Phụ huynh Lê Bích Ngọc ( Đống Đa, Hà Nội) đưa ra ý kiến.
Cùng với đó, phụ huynh Định Ngọc Châu (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng dẫn chứng, trường THPT Chu Văn An, (Hà Nội) đã tạo dựng nên thương hiệu truyền thống chất lượng dạy và học từ lâu năm. Được sự tin tưởng của phụ huynh vậy khi nhà trường lấy uy tín đó để mở ra các dịch vụ đào tạo thu phí, tiêu biểu là chương trình “song bằng tú tài”.
Dĩ nhiên phụ huynh tin và cho con theo học, với lượng hồ sơ đăng kí và mức học phí không hề nhỏ. Vậy đâu sẽ là cán cân hay thước đo trách nhiệm của nhà trường với mô hình thí điểm này. Việc cấp song bằng sẽ diễn ra như thế nào và chữ “thí điểm” này sẽ giải quyết ra sao?
Đại diện Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội giải đáp, khi xây dựng chương trình học theo xu hướng phát triển của luật Thủ đô có quy định cụ thể. Chỉ xây dựng trường chất lượng cao, không có chuyện chương trình lớp chất lượng cao trong trường công lập. Trường đó phải đảm bảo tính tự nguyện và đầy đủ điều kiện vật chất phổ cập đủ cho các chương trình, tiêu chuẩn và chịu sự quản lí về mặt tài chính mới được thành lập.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có tất cả 16 trường chất lượng cao, gồm 11 trường công lập và 5 trường tự thục. Phụ huynh và học sinh có quyền yên tâm về chất lượng các chương trình này. Mỗi năm Sở Giáo dục- Đào tạo đều kiểm tra định kì và có khung tiêu chuẩn chung để đánh giá đạt hay không đạt.
Cho nên, phụ huynh và học sinh nên có cái nhìn khách quan và đặt niềm tin vào các chương trình thí điểm. Để mong cho các em có một cơ hôi tiếp cận gần hơn với du học nước ngoài một các dễ dàng.
Hà Cường
Theo Dân trí
Chưa có giấy phép, Trường Quốc tế IVY- League đã chiêu sinh, thu tiền
Chưa được cấp phép hoạt động, Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League đã tuyển sinh và thu tiền giữ chỗ lên đến 5 triệu đồng một cháu.
Buổi thội thảo và tuyển sinh của Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League thu hút nhiều phụ huynh tham dự. Ảnh: FB Goldmark City
Nhiều phụ huynh phản ánh Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League dù trường đang xây dựng đã tổ chức hội thảo tuyển sinh rầm rộ và thu tiền giữ chỗ lên đến 5 triệu đồng/học sinh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, buổi hội thảo của Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League diễn ra vào ngày 11/3 tại tầng 1 văn phòng tuyển sinh của trường nằm trong khuôn viên dự án Goldmark City (địa chỉ tại 136 Hồ Tùng Mậu, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội).
Theo đó, trường này tổ chức hội thảo giới thiệu về những ưu điểm vượt trội và tiến hành tuyển sinh từ cấp 1 đến cấp 2.
Những lời giới thiệu về trường này được quảng cáo trên nhiều pano, áp-phích của một ngôi trường hiện đại, tiên tiến mang đẳng cấp quốc tế.
Văn phòng tuyển sinh của Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League vẫn treo pano, biển quảng cáo tuyển sinh dù chưa được cấp phép hoạt động. Ảnh: Vũ Phương
Cụ thể, pano quảng cáo đây là ngôi trường mang tên The IVY-League School sẽ là nơi nuôi dưỡng và giáo dục những con người, đào tạo các em thành những nhân tài từ những ngày đầu tiên đến lớp bằng việc phát huy tối đa những phẩm chất riêng biệt của từng em, định hình tư duy độc lập và phản biện.
Xây dựng những kỹ năng hàn lâm và cuộc sống trên một nền tảng tri thức kết hợp truyền thống và hiện đại, để làm sao có một thế hệ trẻ Việt Nam biết yêu quê hương, am hiểu về lịch sử dân tộc, có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới.
Trường The IVY-League School sẽ không chỉ là tu viện hàn lâm mà trước hết phải là một môi trường sống, một không gian văn hóa vừa truyền thống vừa hiện đại để các con học tập và hoạt động...
Đáng chú ý, phụ huynh còn cho biết trường này đang xây và chưa được cấp phép hoạt động đã tuyển sinh và thu tiền giữ chỗ của học sinh.
Có phụ huynh đã nộp tiền giữ chỗ số tiền lên đến 5 triệu đồng đã lo ngại khi nhận phiếu thu tiền giữ chỗ lại có dấu của của Trường Tiểu học Isaac Newton cũng nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Tìm hiểu của phóng viên, đúng như phụ huynh phản ánh, tại địa chỉ 136 Hồ Tùng Mậu, tầng 1 dự án Goldmark City vẫn treo pano, biển quảng cáo chương trình tuyển sinh của trường Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League.
Hiện nhà trường này đang chiêu sinh các lớp cấp 1 và cấp 2, dự kiến đến tháng 8 năm nay trường xây xong trụ sở các cháu sẽ nhập học.
Theo thông báo tuyển sinh của trường này, phát hành và nhận hồ sơ dự tuyển, từ ngày 1/3/2018 cho đến khi hết chỉ tiêu.
Lệ phí dự tuyển (không hoàn lại); hệ chất lượng cao: 500.000 đồng; Hệ quốc tế CCS (Mỹ): 1000.000 đồng.
Điều kiện xét tuyển thẳng: Học sinh đạt giải cấp quận, huyện, Thành phố, Quốc gia, Quốc tế trong các cuộc thi các môn thuộc lĩnh vực toán, giáo dục ngôn ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Việt, Ngữ Văn), khoa học, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất và các môn thi qua Internet, Olympic Tiếng Anh, Tin học trẻ không chuyên.
Thông báo tuyển sinh của Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League dù trụ sở trường đang xây dựng và chưa được cấp phép hoạt động. Ảnh: FB Goldmark City
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hương - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm (Thành phố Hà Nội) cho biết: "Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League đã nộp hồ sơ xin cấp phép từ đầu tháng 3.
Theo quy định, thời gian cấp phép tối đa chỉ 19 ngày. Do Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League còn thiếu một số giấy tờ cần bổ sung đủ theo quy định, chúng tôi đã thông báo để nhà trường chủ động hoàn thiện sớm nhất".
Đánh giá về việc chưa được cơ quan chức năng cấp phép trường đã hoạt động tuyển sinh rầm rộ, bà Lê Thị Thu Hương nhận định: "Việc nhà trường tuyển sinh khi đang chờ cơ quan chức năng cấp phép là sai quy định.
Chúng tôi đã yêu cầu nhà trường dừng mọi hoạt động tuyển sinh và tháo gỡ tất cả các pano, biển quảng cáo giới thiệu về chương trình tuyển sinh".
Về phiếu thu giữ chỗ của Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Quốc tế IVY- League, bà Hương cho biết: "Chúng tôi đang rà soát nếu sai sẽ yêu cầu nhà trường trả lại phụ huynh theo đúng quy định pháp luật".
Theo Giaoduc.net
Tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM: Tuyệt đối không đổi nguyện vọng sau khi công bố kết quả Sở GD-ĐT TPHCM vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận học sinh trúng tuyển 10 THPT năm học 2018 - 2019. Ngày 4/7, Sở sẽ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của các trường THPT công lập trên toàn thành phố. Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý: "Tuyệt đối không đổi nguyện vọng sau khi công bố kết quả tuyển sinh. Sở GD-ĐT...