Nếu số phận bắt phải bị ung thư, nhiều người ước “được” mắc loại bệnh này
Đây là thể loại u ác tính phổ biến nhất của hệ thống nội tiết, nhưng được coi là bệnh ung thư “nhẹ” nhất trong các loại ung thư.
Mắc ung thư tuyến giáp khi đang mang thai, vẫn “mẹ tròn con vuông”
Khi mang thai ở tuần thứ 4, chị N.A (Hà Nội) trong lần đi khám thai đầu tiên bỗng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp.
Suy sụp, bi quan, nhưng được tư vấn kỹ càng từ bác sĩ sản và bác sĩ nội tiết, bác sĩ ung thư, thai kỳ của chị N.A vẫn phát triển bình thường. Chị sinh con “mẹ tròn con vuông”.
Giải phẫu tuyến giáp và tuyến cận giáp
BS Hoàng Hiệp, Trưởng khoa Điều trị kỹ thuật cao (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết, ung thư tuyến giáp chiếm 1% trong các loại ung thư, đây là thể loại u ác tính phổ biến nhất của hệ thống nội tiết. Ung thư tuyến giáp có hai loại, gồm thể biệt hóa và thể không không biệt hóa.
Trong đó, thể biệt hóa chiếm đa số với 80% trường hợp mắc, gồm các thể nhú, thể nang và thể hỗn hợp nhú – nang.
ThS Thân Văn Thịnh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết nếu ung thư tuyến giáp được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao. Ở thể không biệt hóa, tiên lượng xấu hơn nhưng vẫn đáp ứng điều trị tốt. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ thể kém biệt hóa dễ tái phát, di căn.
Mới đây, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tiếp nhận 1 bệnh nhân chỉ mới 16 tuổi đã bị ung thư tuyến giáp. Đây là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất bị loại ung thư này mà bác sĩ gặp. Rất may mắn bệnh nhân phát hiện sớm nên đã điều trị khỏi.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, lứa tuổi trung bình của bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp tại viện này trong khoảng từ 25-35 tuổi, trong đó có những bệnh nhân chỉ mới hơn 10 tuổi đã phát hiện ra bệnh.
Một bệnh nhân mắc u tuyến giáp đa nhân lớn khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Tỷ lệ bệnh nhân là nữ gặp nhiều hơn nam (khoảng 3 – 8 bệnh nhân nữ thì có 1 bệnh nhân nam). Đó là do sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới nhiều hơn nam giới (do chu kỳ kinh nguyệt, sinh đẻ, tuổi tác…).
Điều quan trọng là không ít người ung thư tuyến giáp sau khi điều trị thấy bệnh đỡ đã muốn dừng điều trị mà không biết rằng bệnh này thường âm thầm nên bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, nhiều người cũng có quan niệm “ung thư là chấm hết” nên từ chối điều trị.
Video đang HOT
Không phải cứ có hạch ở cổ là ung thư tuyến giáp
Theo BS Hoàng Hiệp, trong số hơn 100 bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong vài năm gần đây, có tới gần 90% bệnh nhân tự phát hiện ra bệnh. Điều đó chứng tỏ trong thời kỳ đầu, ung thư tuyến giáp phát triển âm thầm, không rõ rệt. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến việc phát hiện ra bệnh thường đã ở giai đoạn muộn.
Theo BS Hiệp, khoảng 30% bệnh nhân phát hiện ra bệnh do… tình cờ đi khám, không vì các triệu chứng đặc biệt của bệnh, bởi ung thư tuyến giáp có biểu hiện bệnh rất nghèo nàn, hoặc người bệnh không chủ động đi khám bệnh.
BS Thịnh cho hay, đại đa số người phát hiện ung thư tuyến giáp đến Bệnh viện Ung bướu khám với lý do “có cục nhỏ ở cổ”. Tuy nhiên, hiện 90% dân số đều có một hạt trong tuyến giáp, hầu hết chúng đều bình thường và chỉ khoảng 1-2% người bị ung thư.
Thông thường, đến bệnh viện khi phát hiện có một cục ở vùng cổ, bệnh nhân sẽ được siêu âm. Nếu trên hình ảnh siêu âm có gợi ý là ung thư, bệnh nhân sẽ được sinh thiết xem có tế bào ung thư không và tùy sự lớn nhỏ của chúng sẽ có cách điều trị khác nhau.
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp bán phần hay toàn bộ. Nếu có hạch, bác sĩ sẽ nạo vét hạch cổ. Tùy mức độ ăn lan của tế bào ung thư, bác sĩ quyết định có điều trị thêm i-ốt phóng xạ hay không.
Cũng theo bác sĩ Thịnh, ung thư tuyến giáp độ tuổi càng trẻ tiên lượng càng tốt và điều trị hiệu quả cao hơn. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo không giới hạn độ tuổi, nên tầm soát ung thư tuyến giáp bằng phương pháp siêu âm, vừa rẻ, dễ làm, có thể thực hiện ở tuyến cơ sở, lưu ý phải có bác sĩ chuyên khoa ung bướu khám, chẩn đoán.
Thu Nguyên
Theo giadinh.net
5 câu hỏi thường gặp nhất về bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ung thư nguy hiểm. Vì vậy trang bị cho bản thân các kiến thức về bệnh là điều cần thiết để có thể phát hiện sớm và không bỏ lỡ mất giai đoạn vàng để điều trị bệnh.
1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp là gì?
- Rối loạn hệ miễn dịch: Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp là những người có hệ miễn dịch bị rối loạn và suy yếu. Khi hệ miễn dịch suy yếu làm cho cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân tấn công gây bệnh. Từ đó làm cho tuyến giáp bị ảnh hưởng và dẫn đến ung thư.
- Nhiễm chất phóng xạ: nhiễm chất phóng xạ làm ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp là: nhiễm chất phóng xạ, rối loạn hệ miễn dịch, di truyền,.....
- Yếu tố di truyền: Ung thư không phải là bệnh di truyền, nhưng nếu gia đình có người mắc ung thư giáp thì người thân gia đình ấy có khả năng mắc cao hơn những người bình thường.
- Tuổi tác, thay đổi hooc-môn: Những người ở độ tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư từ 30- 50 tuổi. Đặc biệt, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới.
- Do mắc bệnh tuyến giáp: Người đã từng hoặc đang mắc bệnh về giáp sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
- Các nguyên nhân khác: rượu bia, thiếu iot, thuốc lá, , thừa cân, béo phì,....
Với những người nằm 1 trong các yếu tố trên cần lưu ý đến các biểu hiện khác thường của cơ thể và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.
2. Các dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
Những dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cần lưu ý đó là:
- Xuất hiện khối u, hạch ở vùng cổ.
- Bị khàn tiếng.
- Khó thở.
- Khó nuốt, đau họng.
- Da ở vùng cổ bị sạm, giảm cân, mệt mỏi,....
3. Điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?
Với mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau. Bởi khi quyết định sử dụng phương pháp nào cần phải dựa vào các yếu tố như:
- Mục đích điều trị ung thư.
- Giai đoạn phát hiện bệnh, sự phát triển của tế bào ung thư.
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ tiếp nhận phác đồ của cơ thể....
Thông thường việc điều trị cho bệnh nhân ung thư được sử dụng 3 phương pháp chính như:
- Phương pháp phẫu thuật: Phù hợp với những bệnh nhân phát hiện sớm. Khối u còn nhỏ chưa lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Ưu điểm là tiêu diệt khối u nhanh, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Nhưng một số tế bào ung thư lân cận nhỏ xung quanh tuyến giáp không được cắt bỏ và đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng di căn.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u trong tuyến giáp
- Phương pháp xạ trị: Thường được sử dụng kết hợp với phẫu thuật và hóa trị để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Hoặc được sử dụng đơn độc để trị ung thư. Tuy nhiên chúng cũng mang lại các tác dụng phụ cho người bệnh. Và khối u di căn đến nhiều cơ quan thì ít được áp dụng.
- Phương pháp hóa trị: Thường được sử dụng cho trường hợp tế bào ung thư đã di căn, không áp dụng được phẫu thuật và xạ trị. Biện pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị ung thư. Tuy nhiên một số tác dụng sẽ hết khi bệnh nhân kết thúc quá trình điều trị.
4. Bệnh ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp có tỷ lệ sống khả quan hơn những loại ung thư khác. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm tỷ lệ sống sau 5 năm khá cao khoảng 99%. Đến giai đoạn cuối tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 28% - 51%.
Tuy nhiên đây chỉ là những con số mang tính chất tham khảo bởi bệnh nhân sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tinh thần, phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt,... Do đó không có câu trả lời cụ thể nào cho từng bệnh nhân cả. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải có tinh thần thật vững để đối diện với căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư tuyến giáp nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cùng với các phương pháp hỗ trợ tốt thì bệnh nhân hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh, sống tốt thêm nhiều năm liền.
Phạm Hưng
Theo ĐSPL
Nuốt khó là triệu chứng của bệnh gì? Nếu bạn bị nuốt vướng, nuốt khó; nên đến bác sĩ để thăm khám. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh ung thư ác tính Bệnh nhân N.V.P, 49 tuổi đến bệnh viện khám vì nuốt nghẹn đã 2 tháng nay. Chị chỉ nuốt nghẹn khi nuốt nước bọt, trong khi ăn uống vẫn bình thường. Chị nghĩ là mình...