Nếu rà soát công trình khoa học, số giáo sư bị loại có thể cao hơn
Bộ Giáo dục cần rà soát chất lượng công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế, trình độ ngoại ngữ của tất cả ứng viên thay vì chỉ 95 người.
TS Lê Dương Hà, giảng viên một trường đại học tại Hà Nội, chia sẻ quan điểm về đợt rà soát công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
Lần đầu tiên trong lịch sử, sau khi công bố chức danh giáo sư, phó giáo sư, Thủ tướng yêu cầu rà soát. Ngày 2/4, sau gần 2 tháng rầm rộ thẩm tra, 41 hồ sơ bị loại khỏi danh sách công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Lý do là “không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút”.
Tuy nhiên phải hiểu rằng, 41 người này được lọc từ 95 hồ sơ có dấu hiệu không đảm bảo tiêu chuẩn hoặc có đơn khiếu kiện. Nếu rà soát cả 1.226 hồ sơ được xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư như danh sách Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố ban đầu, con số bị loại có thể cao hơn.
Việc rà soát hồ sơ giáo sư, phó giáo sư lần này mới dừng ở hình thức. Đúng ra, Bộ Giáo dục phải tập trung rà soát chất lượng công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế, trình độ ngoại ngữ của tất cả 1.226 ứng viên đã đúng tiêu chẩn chưa. Việc này tốn công sức, thời gian và đòi hỏi có tổ thẩm tra chuyên môn chất lượng. Có lẽ do Thanh tra Bộ Giáo dục không đủ chuyên môn để làm nên chọn khâu dễ nhất là thẩm tra thủ tục hành chính trong hồ sơ ứng viên.
Quyết định 174 của Thủ tướng không yêu cầu ứng viên phải nộp đầy đủ chứng từ chi tiết như hợp đồng thanh lý môn, kế hoạch giảng dạy… nên thực tế nhiều giảng viên thỉnh giảng không lưu trữ giấy tờ gốc. “Cái sảy nảy cái ung”, một số người vì không còn giấy tờ nên dù có giảng dạy thật vẫn đành chọn cách xin rút hồ sơ và chấp nhận bị “trượt oan”.
Video đang HOT
Giáo sư, phó giáo sư sau khi được công nhận đạt chuẩn sẽ được các đại học bổ nhiệm.
Tuy nhiên một số ứng viên vì đối phó với thanh tra đã đưa ra những minh chứng giả, dựng lại hồ sơ. Đây là điều không thể chấp nhận của nhà khoa học. Quyết định 174 đặt “trung thực” lên hàng đầu trong danh sách 7 tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư. Như vậy, ngay từ bước làm hồ sơ, những người khai gian đã tự loại mình ra khỏi danh sách xứng đáng được công nhận cho chức danh cao quý giáo sư, phó giáo sư.
Một số người đặt câu hỏi rằng các thầy cô làm thế nào để dạy được học trò về tính trung thực khi bản thân gian dối?
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công khai danh sách 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn. Xã hội từ đó có thể lọc ra chi tiết 41 người bị loại là ai, công tác tại đâu… Những xì xèo, nghi kỵ của người xung quanh là cái giá đắt đỏ hơn việc thuần túy bị hội đồng loại hồ sơ mà ứng viên làm dối giấy tờ phải chịu.
31 đơn vị xác nhận không chính xác cho ứng viên giáo sư, phó giáo sư cũng đang phải trả giá khi bị công khai danh tính và Bộ Giáo dục yêu cầu kiểm điểm, xử lý.
Câu chuyện về xét phong giáo sư, phó giáo sư năm 2017 có lẽ chỉ đi đến hồi kết khi quy định tiêu chuẩn mới về chức danh giáo sư, phó giáo sư với nội dung phù hợp, được ban hành. Hệ quy chiếu 174 được soạn thảo cách đây 10 năm đã quá lạc hậu, quá thấp để đánh giá về một giảng viên cao cấp với chức danh mà xã hội đề cao là giáo sư, phó giáo sư. Với hơn 1.000 người được công nhận năm nay, nếu áp theo hệ quy chiếu mới với các tiêu chuẩn được nâng cao (dự thảo công bố năm 2017), có lẽ quá nửa sẽ bị loại.
Mong rằng sẽ không còn lần nào nữa việc xét công nhận giáo sư, phó giáo sư gây nghi ngờ cho người dân.
Lê Dương Hà
Theo vnexpress.net
ĐH Quốc gia TP.HCM yêu cầu sinh viên đạt 4 kỹ năng ngoại ngữ
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa ban hành quy chế chuẩn trình độ ngoại ngữ áp dụng với người học tại ĐH này.
ảnh minh họa
Theo đó, chuẩn trình độ ngoại ngữ tốt nghiệp với người học ĐH đạt tối thiểu bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ VN (tương đương B1 theo khung tham chiếu châu Âu). Trình độ ngoại ngữ đầu vào với bậc thạc sĩ tối thiểu 3/6, tiến sĩ tối thiểu 4/6.
Đáng lưu ý là quy định về lộ trình thực hiện trong quy chế này. Ở trình độ ĐH, từ khóa tuyển sinh 2013 - 2017, người đạt chứng chỉ ngoại ngữ 2 kỹ năng (nghe, đọc) phải bổ sung chứng chỉ 2 kỹ năng còn lại (viết, nói) hoặc kiểm tra 2 kỹ năng này tại cơ sở được ĐH cho phép. Từ khóa 2018, các chứng chỉ phải đủ 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết).
Ở trình độ thạc sĩ, từ khóa tuyển sinh 2022 trở đi các chứng chỉ ngoại ngữ phải đạt đủ 4 kỹ năng trên.
Theo TNO
Giáo viên có trình độ ngoại ngữ thế nào thì đủ điều kiện làm viên chức giáo vụ? Bộ Giáo dục vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ trong các trường chuyên biệt công lập để lấy ý kiến. Giáo viên có trình độ ngoại ngữ bậc 2 mới đủ điều kiện làm "viên chức giáo vụ" (Ảnh minh họa đăng trên giaoduc.net.vn) Ngày 6/3, Bộ Giáo dục và...