Nếu nhà bạn có gầm cầu thang thì không nên bỏ qua 7 gợi ý hữu ích này
Thực sự là lãng phí khi bạn không tận dụng không gian dưới gầm cầu thang nhà mình để biến nó thành nơi để đồ, phòng đọc sách, nơi làm việc nho nhỏ.
Chỉ cần sắp xếp hợp lý, gầm cầu thang cũng sẽ trở thành nơi rất được yêu thích trong ngôi nhà của bạn.
Sau đây là 1 số ý tưởng tuyệt vời truyền cảm hứng cho bạn thay đổi gầm cầu thang – nơi tưởng như vô ích lại trở thành điểm nhấn của cả căn nhà.
1. Góc nhỏ để đọc sách hoặc làm giá sách
Nếu nhà bạn không có phòng đọc riêng thì hãy tự tạo một góc đọc sách hay thư viện nhỏ bằng việc bố trí 1 chiếc ghế ngồi mềm ấm cúng gắn vào tường cùng với đèn đọc và kệ sách. Đôi khi chỉ cần hai chiếc ghế tựa cùng 1 giá sách cũng tạo thành không gian được yêu thích trong ngôi nhà của bạn. Và đừng quên rằng vị trí này khá tối, vì vậy bạn cần phải có thêm đèn để thắp sáng góc nhỏ xinh này.
Thiết kế không gian trống dưới gầm cầu thang thành 1 giá sách dạng mở hoặc hộc để đồ tiện lợi.
Giá sách tiện lợi trông như 1 thư viện nhỏ ngay dưới gầm cầu thang.
Đây quả là nơi lý tưởng để thưởng thức những cuốn sách hay.
2. Tủ giày và tủ quần áo
Bạn có thể lưu trữ quần áo và giày trong những chiếc tủ kéo thông minh được nằm ẩn dưới gầm cầu thang. Căn nhà sẽ gọn gàng hơn khi tủ đồ đã được giấu kín ở “góc chết” của căn nhà. Thử tưởng tượng xem, mỗi lần cần thay đồ bạn chỉ cần tới gần gầm cầu thang, kéo nhẹ chiếc tay nắm cửa ra là cả một tủ đựng quần áo và giày dép cá nhân được xếp gọn theo từng ngăn riêng biệt.
Tủ đồ thông minh được thiết kế phù hợp với hình dáng của cầu thang.
Video đang HOT
Những kiểu giày khác nhau và nhiều màu sắc nếu để lộ ra sẽ khiến căn nhà trông khá luộm thuộm. Vì thế, tủ đồ dưới gầm cầu thang còn được xem như một phòng kho của gia đình.
3. Hầm rượu sang trọng
Nếu bạn là một người yêu rượu nhưng thiếu nơi trưng bày chúng ở 1 nơi bắt mắt thì thiết kế lại ngay hầm cầu thang nhà mình vì đây thực sự là nơi hoàn hảo để cất rượu. Góc nhỏ này không chỉ chứa được rất nhiều rượu mà còn là nơi trang trí, làm mới không gian sống nhà bạn.
Bộ sưu tập rượu hoành tráng dưới gầm cầu thang còn là điểm nhấn sang trọng cho ngôi nhà của bạn.
Biến gầm cầu thang tưởng như vô ích thành hầm rượu đẹp mắt và tiện dụng.
4. Tủ đồ trang trí
Tủ để đồ dạng mở này là giải pháp vừa rẻ vừa đẹp để đặt những đồ vật yêu thích trang trí cho ngôi nhà của bạn. Dựa vào hình dáng của cầu thang, bạn hãy chọn lựa một chiếc tủ đựng đồ phù hợp.
“Góc chết” nay giúp gia đình bạn tiết kiệm được một phần diện tích cho mục đích hữu ích.
Kệ đựng đồ màu trắng và cầu thang hòa hợp vào nhau với điềm nhấn là những món đồ màu nổi bật.
5. Chốn làm việc nhỏ xinh
Bạn sẽ có ngay 1 góc làm việc ở dưới cầu thang nhà mình với 1 chiếc bàn nhỏ, ghế tựa và kệ để đồ. Nếu diện tích quá nhỏ, giải pháp là chọn những đồ vật có thể gấp gọn hoặc nội thất gắn chặt vào tường và đừng quên những chiếc đèn đủ chiếu sáng không gian quan trọng này.
Với những ngôi nhà không gian không cho phép thì bố trí góc làm việc dưới gầm cầu thang là một cách hay.
Không gian làm việc tuy hạn hẹp nhưng đầy đủ chức năng và còn có chỗ để đặt đồ trang trí.
6. Tạo không gian vui chơi cho trẻ
Trẻ con thích những điều cổ tích và viễn tưởng, kiểu như ngôi nhà nhỏ xinh của Bạch Tuyết và 7 chú lùn, hay tổ ấm bé xíu của các nhân vật hoạt hình. Gầm cầu thang có thể nhỏ trong mắt bạn, nhưng sẽ là một không gian lớn trong mắt lũ trẻ, hãy tận dụng để làm điều đó. Chắc chắn chúng sẽ thích ở đó còn hơn là nằm trên giường ngủ bình thường.
Cánh cửa tí hon dẫn lối vào “ thế giới anh hùng siêu nhân” của trẻ.
Không gian riêng cho trẻ thỏa sức nô đùa và mơ ước.
7. Xây nhà vệ sinh
Để tiết kiệm diện tích với nhà ống, nhiều gia đình đã tận dụng gầm cầu thang để làm phòng tắm và nhà vệ sinh. Tuy nhiên, việc đặt các thiết bị vệ sinh phải lưu ý về độ cao và chiều rộng, cần tạo đủ ánh sáng, tránh cảm giác tối tăm. Các món đồ nội thất cũng cần được tối giản. Ngoài ra, bạn nên đặt thêm quạt hút để hỗ trợ việc thông gió.
Đối với những gia đình có gầm cầu thang đủ rộng, thì việc giấu vào đó một nhà vệ sinh cũng là phương án hợp lý.
Chỉ cần thiết kế cánh của một cách khéo léo, đồng bộ với bức tường, thì sẽ rất khó để nhận ra bên trong đó có những gì.
Bài trí phòng chơi cho trẻ thời Covid- 19
Ở trong nhà suốt cả ngày sẽ khiến các bé cảm thấy tù túng, khó chịu, thậm chí là cáu gắt.
Trong trường hợp này, để giải quyết vấn đề, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những ý tưởng thiết kế phòng chơi cho trẻ dưới đây.
1. Chọn không gian
Điều đầu tiên mà bạn cần khi thiết kế phòng chơi cho trẻ là tìm được một không gian thật phù hợp. Gầm cầu thang hay hốc nhỏ cạnh hành lang nhà đều có thể trở thành phòng chơi đẹp, hấp dẫn các bé. Hầu hết các bậc cha mẹ đều thích một phòng chơi - nơi mà họ có thể để mắt tới trẻ trong khi đang làm việc, nấu nướng, đọc sách... Thế nên, bạn có thể bố trí góc chơi cho bé ở phòng ăn, khu bếp hoặc thậm chí là trong văn phòng tại nhà.
Đặc biệt, nếu phòng ngủ đủ rộng, hãy tích hợp thêm góc vui chơi thoải mái và tiện dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Gác xép cũng là vị trí lý tưởng để bố trí không gian riêng cho trẻ thỏa sức vui đùa.
Ảnh minh hoạ
2. Nội thất
Nội thất phòng đồ chơi cho trẻ em không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn cần sự an toàn, cha mẹ cần loại bỏ những đồ nội thất có góc nhọn, dễ đổ vỡ, gây hại sức khỏe cho trẻ. Góc vui chơi với bàn gỗ, ghế nhựa màu sắc có chiều cao phù hợp với các bé. Đây là nơi trẻ tha hồ tô màu, chơi LEGO, tô tượng...
Khảo sát thực tế cho thấy món đồ được yêu thích nhất để bài trí phòng chơi là lều vải. Sản phẩm này luôn được các bé lựa chọn đầu tiên bởi cảm giác riêng tư mà nó mang lại. Đồng thời, không gian bên trong lều vải đủ rộng để trí tưởng tượng của bé thừa dịp phát huy tối đa. Chiếc lều nhỏ xinh trong phòng với tấm thảm trải sàn êm ái sẽ khiến phòng chơi trẻ em trở nên sinh động, cuốn hút hơn.
3. Thêm nhiều đơn vị lưu trữ
Phòng chơi của trẻ cần đảm bảo nhiều yếu tố như sự an toàn, thoải mái, tính thẩm mỹ, đa năng và dễ tiếp cận. Hãy chắc chắn rằng, ở đây luôn có một bộ giỏ lưu trữ hoặc tủ ngăn kéo đặt ở vị trí phù hợp để có thể chứa tất cả những món đồ chơi, phụ kiện mà của con bạn. Bạn cũng nên cân nhắc việc đặt thêm ghế, sofa giường cỡ nhỏ ở gần khu chơi hoặc trong phòng chơi để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn khi thấm mệt.
Ảnh minh họa
4. Màu sắc
Màu sắc cũng khá quan trọng, mang lại tính thẩm mỹ cho không gian và còn tác động đến mắt của trẻ. Các màu sắc tương phản có thể giúp kích thích sự sáng tạo của trẻ và giúp không gian thêm sinh động. Tốt nhất không nên chọn những tông màu quá sáng hay quá tối khi thiết kế phòng chơi cho bé tại nhà, cần đảm bảo sự thống nhất. Nếu tường màu sáng có thể chọn nội thất màu tối để dung hòa.
5. Trang trí tường
Trang trí tường tuy không còn là chủ đề mới mẻ, nhưng với một ý tưởng độc đáo bạn có thể tạo nên không gian vô cùng ấn tượng. Bạn có thể trang trí với những chủ đề vui nhộn, thiên nhiên sống động,... phù hợp với sở thích của con.
Bạn có thể bắt đầu với một lớp nền trung tính và sử dụng đề can dán tường để tăng thêm sự thú vị cho thị giác. Các tấm đề can được giữ vào tường mà không cần chất kết dính, chúng sẽ đơn giản để hoán đổi hoặc tháo ra hoàn toàn khi sở thích của con bạn thay đổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng giấy dán tường hoặc thậm chí vẽ tranh tường để làm sống động không gian./.
9 sai lầm chủ nhà vô tình mắc phải khi thiết kế khiến không gian "mất điểm" Chỉ cần thay đổi 9 điều khi thiết kế nhà dưới đây đảm bảo không gian sống của bạn sẽ hoàn hảo hơn. Một ngôi nhà mơ ước không phải là ngôi nhà quá to hay phải sang trọng, xa hoa. Nó chỉ đơn giản là nơi ở khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Để đạt được điều đó, các yếu tố bên...