Nếu NASA tìm thấy gì sự sống trên sao Hỏa, điều gì sẽ xảy ra?
Nếu có sự sống trên sao Hỏa hàng tỉ năm trước – thậm chí chỉ là sự sống của vi sinh vật – thì điều đó có thể thay đổi hiểu biết của nhân loại về cách sự sống bắt đầu.
Tàu thám hiểm Perseverance của NASA chụp bức ảnh bề mặt sao Hỏa vào tháng 1/2022. Ảnh: NASA
Ngày nay, sao Hỏa là một vùng đất hoang. Đó là một sa mạc đầy bụi, gồ ghề và đầy những miệng núi lửa. Không có sự sống rõ ràng trên bề mặt của nó. Nhưng trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã đi tìm thấy bằng chứng về một sao Hỏa đã mất, một ngôi sao trông giống Trái đất hơn là một hố địa ngục.
Tờ Vox dẫn lời nhà sinh học thiên văn học Lindsay Hays của NASA cho biết: “Bạn có thể thấy bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa cách đây 4 tỉ năm. Bạn sẽ thấy những thứ giống như tàn tích của một vùng châu thổ sông lớn, thấy bằng chứng về các hồ nước trong quá khứ. Điều đó làm cho trí tưởng tượng phát triển. Có thể đã có mây trong bầu khí quyển. Bề mặt sao của hành tinh đỏ có thể đã rất đẹp. Các sứ mệnh tàu thám hiểm tới sao Hỏa – bao gồm cả tàu đổ bộ, tàu quỹ đạo và robot tự hành – đã bổ sung thêm bằng chứng thực địa cho thấy quá khứ đầy nước này rất có thể xảy ra trên hành tinh đỏ”.
Và đó là điều thú vị nhất đối với một nhà thiên văn học như Hays: Ở đâu có nước, ở đó có thể có sự sống. Bà cho biết, một trong những đặc điểm chung của sự sống là nước. Có sự sống tồn tại mà không có ánh sáng, sự sống tồn tại mà không có ôxy. Nhưng không có sự sống nào tồn tại mà không có nước. Nếu có nước trên bề mặt của sao Hỏa cổ đại, thì có thể có sự sống trong vùng nước đó.
Ngày nay sao Hỏa là một sa mạc đầy bụi, gồ ghề và đầy những miệng núi lửa. Ảnh: World Atlas
Tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance – tàu thám hiểm mới nhất của NASA – đã hạ cánh trên hành tinh đỏ vào năm 2021 và hiện đang khám phá một vùng châu thổ sông khô cạn cổ đại. Hy vọng là một số dạng vi sinh vật từng sống và đã chết hàng tỉ năm trước được bảo tồn trong các lớp trầm tích của nó.
Perseverance đang tìm kiếm các mẫu đá để đưa trở lại Trái đất phục vụ cho mục đích nghiên cứu chính xác; chúng sẽ trở thành những mẫu đá sao Hỏa đầu tiên trở về Trái đất bởi một sứ mệnh khoa học.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bằng chứng về sự sống trong quá khứ trên sao Hỏa được xác nhận? Tìm thấy sự sống trên sao Hỏa có thể giúp chúng ta hiểu sự sống bắt nguồn thế nào trong vũ trụ.
Bà Hays giải thích: “Lý do mà tôi quan tâm đến việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa là để tìm hiểu mối tương quan với sự sống trên Trái đất”.
Bất kỳ hai người nào cũng đều có quan hệ họ hàng với nhau và chung tổ tiên nếu nhìn lại đủ xa trong cây phả hệ của họ. Nhưng điều này cũng đúng với mọi sự sống. Có một tổ tiên tiến hóa chung liên quan con người với tinh tinh, tinh tinh với ếch, ếch với côn trùng, côn trùng với bào tử nấm. Tất cả sự sống trên Trái đất đều có liên quan với nhau, thông qua một tổ tiên chung phổ quát cuối cùng (hay LUCA). Được các nhà khoa học đặt tên là LUCA, tổ tiên chung phổ quát cuối cùng được cho là một sinh vật đơn bào có ADN đóng vai trò là nền tảng cho mọi dạng sống.
Đối với bà Hays, mối quan hệ đó đặt ra một câu hỏi lớn: Khi biết rằng tất cả sự sống trên hành tinh này dường như đều liên quan đến nhau, thì sự sống trên một hành tinh khác sẽ thế nào?.
Mặc dù không được đảm bảo, nhưng Perseverance có thể tìm thấy bằng chứng về sự sống trong quá khứ trên sao Hỏa mà các nhà khoa học có thể xác định xem nó có chung tổ tiên với sự sống trên Trái đất hay không.
Tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance của NASA. Ảnh: NASA
Tất cả sự sống trên Trái đất đều có những điểm tương đồng nhất định như sử dụng ADN/RNA để lưu trữ thông tin và hầu hết axit amin đều tương đồng trong protein của chúng, theo bà Hays. Nếu tìm thấy sự sống trên sao Hỏa có chung những điểm tương đồng đó, thì có lẽ có liên quan đến sự sống trên Trái đất.
Nếu sự sống trên Trái đất và sao Hỏa có một tổ tiên chung, thì điều đó có nghĩa là sự sống có thể bắt đầu trên một trong các hành tinh và sau đó bằng cách nào đó được vận chuyển đến hành tinh kia (có thể là do thiên thạch). Có thể sự sống không bắt đầu trên Trái đất mà thay vào đó là trên sao Hỏa hoặc thậm chí có thể ở một nơi khác trong không gian.
Nhưng nếu sự sống trên sao Hỏa có vẻ rất khác với sự sống trên Trái đất, thì điều đó có thể có nghĩa là “sự sống là một quá trình cơ bản của vũ trụ đến mức bạn có thể có hai sự kiện tạo ra sự sống khác nhau trong cùng một Hệ Mặt trời” – bà Hays nói. Điều đó có nghĩa là sự sống có thể còn phổ biến hơn trong vũ trụ so với những gì chúng ta đang nghi ngờ.
Nhưng thực tế vẫn là: Sao Hỏa là một nơi cực kỳ quan trọng trong Hệ Mặt trời để giải đáp những câu hỏi này.
Phá vỡ tinh thể 830 triệu năm tuổi tìm kiếm sự sống bên trong
Những sinh vật cổ mắc kẹt trong tinh thể muối có niên đại tới 830 triệu năm. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Tây Virginia và Hiệp hội địa chất Mỹ phát hiện ra rằng bên trong tinh thể 830 triệu năm tuổi có chứa sự sống.
Phá vỡ tinh thể 830 triệu năm tuổi tìm kiếm sự sống bên trong
Tinh thể muối cổ được tìm thấy ở miền trung Australia. Bằng cách kiểm tra dưới kính hiển vi, xử lý kỹ thuật hình ảnh, các nhà nghiên cứu phát hiện tàn tích nhỏ bé về sự sống động vật nhân sơ và tảo trong một tinh thể muối halit từ Hệ tầng Browne đại nguyên sinh.
Theo các nhà địa chất, tàn tích được bảo quản trong các túi chất lỏng cực nhỏ bên trong tinh thể hàng triệu năm. Vai trò của chúng được so sánh giống như những ổ chuột siêu nhỏ tại các khu vực nhỏ bé đang phát triển. Tuy nhiên, phát hiện mới về sự sống bên trong những vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Halite là natri clorua, còn được gọi là muối mỏ, khám phá cho thấy khoáng chất tự nhiên này có thể là nguồn tài nguyên để nghiên cứu môi trường nước mặn cổ đại nhưng chưa được khai thác trước đây. Hơn nữa, các sinh vật bị mắc kẹt trong đó có khả năng vẫn còn sống.
Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch phá vỡ tinh thể để khám phá thêm và tìm câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến nhiều suy đoán về sự sống cổ đại.
Công việc này được tiến hành hết sức thận trọng vì việc đưa sự sống từ 830 triệu năm trước trở về điều kiện môi trường trong thế giới hiện đại sẽ không an toàn tuyệt đối.
Nhưng việc phá vỡ tinh thể không gây ảnh hưởng lớn vì theo các chuyên gia sinh vật sống trong môi trường chưa từng có sự xuất hiện của con người sẽ không phát sinh cơ chế xâm nhập vào bên trong cơ thể con người và gây bệnh.
Kathy Benison, người đứng đầu nghiên cứu, nhà địa chất tại Đại học West Virgini cho biết: "Chúng tôi đã cố gắng tìm cách thực hiện điều đó theo hướng an toàn nhất có thể nhưng chưa đạt kết quả sau một vài năm".
Kết quả nghiên cứu là một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu nguồn gốc của sự sống trên Trái Đât và mở ra cánh cửa để tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, nơi các mỏ muối lớn là bằng chứng về các hồ chứa nước lỏng quy mô lớn từ thời xa xưa. Thậm chí, phát hiện mới đưa con người tiến thêm một bước nữa trong việc tìm kiếm bằng chứng về người ngoài hành tinh.
Lo ngại vi trùng ngoài hành tinh trong mẫu đá mang về từ sao Hỏa Các nhà khoa học lo lắng đá trên sao Hỏa mà NASA dự tính sẽ đưa về Trái Đất có chứa vi trùng ngoài hành tinh. Các nhà khoa học đang nghiên cứu về khả năng đưa đá từ sao Hỏa trở về Trái đất nhằm phục vụ cho mục đích khám phá thêm về hành tinh Đỏ, trả lời câu hỏi liên...