Nếu nàng Mona Lisa biết chụp ảnh “tự sướng”…!
Bạn sẽ bật cười trước những hình ảnh “không tưởng” dưới đây, khi những nhân vật đình đám trong các tác phẩm hội họa kinh điển tạo dáng với… “smart-phone” của thời đại công nghệ số.
Bức “Nàng Mona Lisa” – Leonardo Da Vinci vẽ năm 1503-1517.
Nàng Mona Lisa chụp ảnh “tự sướng” với điện thoại thông minh.
Bức “Người lang thang trên biển mây” – Caspar David Friedrich vẽ năm 1818.
Khi nhìn thấy một danh thắng đẹp, phải ngay lập tức chụp hình và… “check in”.
Bức “Cô gái đeo hoa tai ngọc trai” – Johannes Vermeer vẽ năm 1665.
Là một cô gái hiện đại sống ở thế kỷ 21, “cô gái đeo hoa tai ngọc trai” phải luôn sẵn sàng điện thoại thông minh để ghi lại những khoảnh khắc đẹp.
Bức “Căn phòng ngủ” – Vincent Van Gogh vẽ năm 1888.
Công cụ sáng tác lý tưởng của họa sĩ trẻ hiện nay là những thiết bị và phần mềm thông minh để họ có thể sáng tác bất kỳ lúc nào mà không cần lo tới vải vẽ, căng khung, rửa cọ hay pha màu…
Bức “Tiệc trưa trên bãi cỏ” – Édouard Manet vẽ năm 1862-1863.
Những khoảnh khắc quý giá cần phải có điện thoại thông minh lưu lại.
Bức “Thần Vệ Nữ soi gương” – Diego Velázquez vẽ năm 1647-1651.
Ngày nay chúng ta có thể soi gương mọi lúc mà không cần có gương.
Bức “Trong căn nhà kính” – Édouard Manet vẽ năm 1878-1879.
Video đang HOT
Ngay cả khi đang tập trung nói chuyện, trong tay vẫn luôn sẵn sàng điện thoại. Điện thoại đã trở thành vật bất ly thân, nếu ra khỏi nhà mà quên điện thoại, đa số chúng ta đều cảm thấy bất an.
Bức “Giấc mơ” – Pablo Picasso vẽ năm 1932.
Cô gái chìm vào giấc ngủ nhờ giai điệu ngọt ngào rót vào tai từ… chiếc điện thoại.
Bức “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” – Alexandre Cabanel vẽ năm 1863.
Thần Vệ Nữ ra đời chắc chắn sẽ là một sự kiện “gây sốt”. Các “cư dân mạng” sẽ liên tục cập nhật thông tin, đăng tải hình ảnh, bình luận, “like”… giống như ngày nay các bạn trẻ đi dự một liveshow ca nhạc của thần tượng.
Bức “Trong quán cà phê” – Edgar Degas vẽ năm 1876.
Phong cách ngồi quán cà phê thời thượng hôm nay là phải mang thật nhiều đồ công nghệ theo, vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa làm việc hoặc ít nhất cũng phải có điện thoại thông minh để giải trí. Nếu chỉ ngồi không như cô gái này… sẽ thật chán.
Bức “Cái chết của Marat” – Jacques-Louis David vẽ năm 1793.
“Cát chết của… chiếc Ipad”. Khuyến cáo: Không mang Ipad vào phòng tắm!
Bức “Người đàn ông trên ban công” – Gustave Caillebotte vẽ năm 1880.
Ngày nay, nếu bắt gặp một người đàn ông đang “ngẩn ngơ” đứng trên ban công, thường bạn sẽ thấy trong tay anh ta một chiếc điện thoại thông minh.
Bức “Trên ban công” – Édouard Manet vẽ năm 1868.
Đứng trên ban công, ngắm phố xá và lưu lại khoảnh khắc.
Bức “Ông cụ buồn bã” – Vincent Van Gogh vẽ năm 1890.
Ở năm 2013, ông cụ có thể sẽ buồn bã, tự giận mình vì đã run rẩy làm rơi chiếc điện thoại đắt tiền.
Bức “Những ngày xưa” – William Blake vẽ năm 1794.
Những sản phẩm công nghệ cao với tính năng “chạm thông minh” sẽ giúp các vị thần “zoom” xuống trần gian, quan sát hạ giới thật rõ ràng.
Bức “Trong phòng khách sạn” – Edward Hopper vẽ năm 1931.
Dù đồ đạc có thể còn ngổn ngang nhưng điện thoại thì nhất định phải “check”.
Bức “Alphonsine Fournaise” – Auguste Renoir vẽ năm 1879.
Nàng đang nghe điện thoại.
Bức “Chân dung Marie Therese Walter” – Pablo Picasso vẽ năm 1937.
Nàng chụp ảnh “tự sướng”.
Bức “Những người chơi bài” – Paul Cézanne vẽ năm 1894-1895.
Những người lướt điện thoại.
Bức “Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande” – Jattegeorges-Pierre Seurat vẽ năm 1884-1886.
Một chiều chủ nhật điển hình của thời đại công nghệ, khi mọi người ra ngoài dạo phố, ngắm cảnh, hóng gió nhưng mắt vẫn “dán” vào màn hình điện thoại.
Bức “Tiếng thét” – Edvard Munch vẽ năm 1893.
Tiếng thét thất thanh vì làm vỡ màn hình điện thoại.
Theo Dantri
Lịch sử nhân loại và những dấu mốc thảm khốc qua tranh
Trước khi máy ảnh ra đời, con người chỉ có thể ghi lại các sự kiện lịch sử bằng tranh vẽ. Những bức tranh dưới đây đã ghi lại một cách chân thực sự thảm khốc của lịch sử nhân loại.
Thảm sát ngày lễ Thánh Bartholomew của họa sĩ Franois Dubois
Bức "Thảm sát ngày lễ thánh Barthelemy" của Franois Dubois (thế kỷ 19).
Bức tranh tái hiện cuộc chiến giữa đám đông Công giáo chống lại người Kháng Cách Pháp (Huguenot). Những hình ảnh trong tranh miêu tả một cuộc tàn sát người Kháng Cách Pháp do những người Công Giáo tiến hành ở Paris, và vùng ngoại ô vào ngày Thánh Bartholomew năm 1572. Có từ 5000 tới 30 nghìn người đã bị sát hại trong cuộc tàn sát này, và nó là cuộc thảm sát khét tiếng nhất trong cuộc chiến tôn giáo ở Pháp xảy ra ở thế kỷ 16.
Buổi hành hình vua Charles I (1649) của họa sĩ John Weesop
Bức tranh vẽ buổi hành hình của vua Charles I (năm 1649)của họa sĩ John Weesop
Chỉ một năm sau khi cuộc chiến tranh Châu Âu kết thúc vào năm 1648, một vị vua nước Anh đã bị hành hình vì nhiều lí do, trong đó có cả việc thực hiện các nghi lễ Công Giáo. Cảnh chặt đầu vua Charles I khiến cô gái ở trung tâm bức tranh ngất xỉu. Điều làm khung cảnh này đặc biệt đáng sợ là ẩn ý của bức tranh dành cho các vị vua châu Âu thời đó. Nó cho họ biết rằng họ cũng có thể bị hành hình nếu không thuận theo người dân của mình. Bức tranh này cho thấy hậu quả của việc đó sẽ kinh khủng như thế nào. Nó cũng cho thấy một tương lai đen tối của giới quân chủ châu Âu, khi Charles I không phải là vị vua cuối cùng phải chịu cảnh này.
"Cái chết của Marat" (1793) của họa sĩ Jacques-Louis David
Bức tranh cái chết của Marat do họa sĩ Jacques-Louis David vẽ năm 1793
Bạn có thể đã thấy bức tranh này trong các cuốn sánh về cuộc Cách mạng Pháp. Marat, con người được gọi mỉa mai là "bạn của người dân", thực chất là một kẻ khát máu. Để ngăn chặn việc Marat thảm sát các tù nhân không qua xét xử, cô gái Charlotte Corday đã quyết định sát hại ông. Marat có một căn bệnh về da khiến ông ta phải dành phần lớn thời gian ngâm mình trong bồn tắm. Do đó, Corday thông báo việc cô có thông tin về một kế hoạch chống chính phủ cách mạng cần cho Marat biết. Marat đồng ý gặp cô trong khi đang tắm. Đó là một quyết định "chết người", khi ông đang chăm chú ghi chép những cái tên để đưa lên đoạn đầu đài, Corday rút con dao găm giấu dưới khăn quàng và đâm vào ngực Marat.
"Ngày 3 tháng 5 năm 1808 của họa sĩ Francisco Goya
Bức tranh tựa đề Ngày 3 tháng 5 năm 1808 (1814) của họa sĩ Francisco Goya
Cuộc cách mạng Pháp đã tạo ra rất nhiều thay đổi trong chính quyền Pháp. Cuối cùng, Napoleon đã giành được quyền lực và trở thành hoàng đế của Pháp. Ông cũng đưa người em của mình lên ngôi vua ở Tây Ban Nha. Tất nhiên, người Tây Ban Nha không hề muốn mình bị nước ngoài chiếm đóng, vì vậy họ bắt đầu chống lại quân Pháp xâm lược. Bức tranh này vẽ cảnh những tín đồ Thiên Chúa Tây Ban Nha không có vũ khí bị lính Pháp bắn chết cùng với những người dân thường.
"Ký ức nội chiến" (1848) của họa sĩ Ernest Meissonier
Bức tranh ký ức nội chiến vẻ một cảnh chiến đấu ở con phố Mortellerie, tháng 6 năm 1848 của họa sĩ Ernest Meissonier
Bức tranh này miêu tả những gì đã xảy ra trong cuộc đời của họa sĩ Meissonier (1815-1891). Ông từng là một lính cận vệ quốc gia trong cuộc cách mạng Pháp, người đã trực tiếp chiến đấu chống lại quân phiến loạn. Thông qua việc mô tả chân thực lại cảnh chiến đấu mà ông đã trải qua, tác phẩm mang một ý nghĩa nhân văn rất lớn, là lời cảnh tỉnh về việc trả giá bằng nhân mạng trong các cuộc nội chiến.
"Guernica" (1937) của danh họa Pablo Picasso
Kiệt tác Guernica (1937) của Pablo Picasso
Thời điểm bức tranh ra đời gắn với sự kiện lịch sử vô cùng khủng khiếp của Tây Ban Nha. Đó là cuộc ném bom khủng khiếp xuống Gernica, thành phố cổ nhất và được coi là biểu tượng của tự do và dân chủ của đất nước này. Gần nửa triệu người dân vô tội đã thiệt mạng bởi sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít trước khi diễn ra Chiến tranh thế giới lần II. Bức tranh với tựa đề Guernica đã thực sự trở thành kiệt tác của danh họa Pablo Picasso bởi ý nghĩa nhân văn ẩn sâu trong bức tranh.
Theo Dantri
Phát hiện kho tác phẩm hội họa "tỷ đô" bị phát xít Đức cất giấu Nhiều tác phẩm hội họa chưa từng được biết tới của các danh họa thế giới đã được phát hiện tại Munich trong số hơn 1.400 tác phẩm từng bị phát xít Đức cướp và cất giấu. Ước tính giá trị của số tác phẩm này lên tới 1,35 tỷ USD. Theo BBC, nhiều tác phẩm chưa từng được ghi nhận của các...