Nếu một lớp có 100 học sinh thì có được bổ nhiệm 3 giáo viên không?
Không thể vì lớp đông mà tăng giáo viên/lớp, nếu cứ như vậy thì đến bao giờ mới giải quyết được bài toán cơ sở vật chất, đáp ứng đủ phòng học cho học sinh.
Từ những ngày đầu tháng 8 đến nay nhiều ý kiến đề cập thực trạng thiếu giáo viên, thiếu trường, lớp công và sự quá tải học sinh tiểu học trong nội thành.
Theo định mức, một giáo viên quản 35 học sinh/ lớp nhưng hiện nay khá nhiều trường tiểu học trong cả nước (đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh…) sĩ số lớp học thường ở mức 50, 60 thậm chí gần 70 em/lớp.
Trước tình hình này, Hà Nội đề xuất giao hai cô giáo phụ trách lớp trên 60 học sinh.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Không thể vì lớp đông mà tăng giáo viên/lớp, nếu cứ như vậy thì đến bao giờ mới giải quyết được bài toán cơ sở vật chất, đáp ứng đủ phòng học cho học sinh. (Ảnh: Thùy Linh)
Tuy nhiên, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định:
Một lớp học mà có tới gần 70 học sinh là không đúng tuy nhiên trong tình thế bất đắc dĩ thiếu cơ sở vật chất như hiện nay buộc thầy cô đó vẫn phải quán xuyến lớp thì cần có thêm phụ cấp đứng lớp cho giáo viên nhằm bù đắp cho sức lao động mà họ bỏ ra.
Bởi lẽ, nếu lớp chỉ 35 học sinh thì chỉ cần quản lý, chấm bài cho 35 bài thi nhưng nay sĩ số lên tới 69,70 em thì chắc chắn giáo viên phải vất vả hơn nhiều.
Chứ đừng vì sĩ số đông mà đề xuất giao 2 cô giáo phụ trách là không cần thiết.
Ông Nhĩ nêu lý do, năm sinh 2012 được cho là năm “rồng vàng”, năm đẹp nên tỉ lệ sinh tăng cao dẫn tới năm nay tỷ lệ học sinh vào lớp 1 tăng mạnh khiến một số trường áp lực nặng nề về sĩ số, lớp học.
Nhưng nếu chúng ta đề xuất giao 2 giáo viên/lớp tức là cần phải tuyển dụng bổ sung thêm giáo viên so với hiện nay.
Vậy sang năm sĩ số học sinh giảm đi thì bài toán thừa giáo viên giải quyết thế nào?
Video đang HOT
Sĩ số học sinh lớp 1 ở các quận nội thành Hà Nội (Ảnh: VTV)
Hơn nữa, theo ông Nhĩ, không thể vì lớp đông mà tăng giáo viên/lớp, nếu cứ như vậy thì đến bao giờ chúng ta mới giải quyết được bài toán cơ sở vật chất, đáp ứng đủ phòng học cho học sinh hay cứ nhồi nhét 100 học sinh/lớp rồi tăng lên 3 giáo viên/lớp là xong.
Khi đó chất lượng giáo dục sẽ thế nào?
Từ đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, muốn giải quyết bài toán này chúng ta cần khuyến khích xã hội hóa, những cá nhân nào có điều kiện mở trường, mở lớp thì cần phải khuyến khích để giảm tải sĩ số cho các trường khác.
Trước đó, như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thông tin, ngày 28/8, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhấn mạnh, sĩ số một số nơi ở Hà Nội quá tải cũng mong nhận được sự thông cảm của người dân.
“Thực tế là như vậy, đó là bất khả kháng.
Việc sĩ số cao một phần do phụ huynh, dồn vào một khu vực.
Về giải pháp, Sở sẽ làm sao giảm bớt trái tuyến và bổ sung phòng học”, ông Lê Ngọc Quang nói.
Ông Quang cũng chia sẻ thêm, giáo viên định mức trên đầu lớp 35 học sinh/lớp.
Giờ nếu lớp 60 học sinh trên một lớp thì phải tăng giáo viên lên, có thể một lớp 2 giáo viên.
Chúng ta cũng cần phải tính toán đến phương án đó.
Năm học 2018-2019, thành phố Hà Nội có gần 2 triệu học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông, riêng lớp 1 là 180.000, tăng 30.000 so với năm học trước.
Nhiều lớp 1 trong quận nội thành có sĩ số học sinh lên đến 60-68, cao gần gấp đôi so với chuẩn 35 học sinh/lớp.
Theo giaoduc.net.vn
Trường học ở Sơn La ngập bùn đất sau lũ
Sau cơn lũ tối qua, phòng học, phòng ăn, khu ở của học sinh trường nội trú Sơn La ngập ngụa bùn.
17h ngày 28/8, lũ quét qua trường THCS dân tộc bán trú Nà Ớt (Mai Sơn, Sơn La), đúng lúc học sinh đang vui chơi tại sân trường. Thầy cô vội hô hào học sinh lên tầng 2-3.
"Cảnh tượng hỗn loạn, nhiều em hoang mang vì lần đầu tiên gặp cảnh lũ tràn về. Trong 15 phút, nước dâng cao hơn 2 mét", thầy Phạm Hoàng Thái, giáo viên trường bán trú Nà Ớt chia sẻ.
16 xe máy của giáo viên và nhân viên bị nhấn chìm bởi bùn đất. Sau khi lũ rút một phần, thầy cô ra mò vớt xe.
Toàn bộ diện tích của trường hơn 4.000 m2 gồm nhà công vụ, nhà ở nội trú, nhà ăn bị ngập hết tầng 1.
Khu nhà ăn của học sinh bùn phủ dày. Toàn trường có 8 lớp học với 320 học sinh, bắt đầu vào học từ ngày 20/8.
Dọc hành lang, sân trường và nhiều điểm bùn vẫn bao phủ. Hiện trời vẫn mưa lớn khiến công tác khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn.
Phòng ở của cán bộ giáo viên sau cơn lũ.
Nhiều học sinh chưa hết bàng hoàng sau trận lũ kéo qua.
200 học sinh bán trú hiện không có chỗ ở do ký túc xá ngổn ngang bùn đất.
Phòng ở bán trú của học sinh không thể sinh hoạt. Đoàn thanh niên, công an, thầy cô giáo các trường trong xã cùng học sinh đang dọn dẹp để chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới 5/9.
Chịu ảnh hưởng của vùng xoáy thấp ở Bắc Bộ hoạt động mạnh, từ ngày 28/8 đến nay Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An liên tục có mưa to, phổ biến 100-200 mm. Lũ quét đã xảy ra ở nhiều nơi, như Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa.
Hoàng Thành - Hoàng Thái
Theo Vnexpress
TP.HCM điều động, bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo trường đầu năm học mới Chỉ trong hai tháng 7 và 8, Sở GD-ĐT TP.HCM điều động, bổ nhiệm 22 cá nhân làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trường phòng các trường, đơn vị thuộc Sở. Đáng lưu ý, trong số này có nhiều giáo viên đã được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng như bà Trần Thị Dũ, giáo viên Trường THPT Trần Phú làm Phó Hiệu...