Nếu miễn học phí thì nhà trường có được hỗ trợ ngân sách bị hụt?
Miễn học phí thì phần thu của nhà trường bị giảm. Hiện nay tỉ lệ là 40-60, nhà trường được 60% các khoản thu từ học phí do đó miễn học phí nhà trường giảm thu.
Tờ trình về dự thảo sửa Luật Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ nêu:
Nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục quán triệt và thực hiện Hiến pháp 2013 và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phổ cập giáo dục; căn cứ thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phân luồng.
Vì vậy, phải có cơ chế chính sách thích hợp để thực hiện phổ cập giáo dục.
Trên cơ sở đó, Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh cấp trung học cơ sở trường công lập.
Về vấn đề này, tại hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, bà Đỗ Thị Lan Hương – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Kỳ Lâm (Tuyên Quang) chia sẻ rằng:
“Hiện chúng tôi có khoảng 700 học sinh nhưng mỗi năm thường thất thu học phí khoảng 100 em học sinh. Những em nghèo được miễn, được Nhà nước hỗ trợ chi trả học tập.
Tuy nhiên, có những em không nghèo nhưng còn… nghèo hơn cả các em diện hộ nghèo. Vì sao? Vì cha mẹ các em lao động tự do, thường làm ăn xa, li hôn, li thân hoặc mất sớm.
Các em ở với người thân như ông bà làm công nhân nhưng lại không được liệt vào hộ nghèo, không được hưởng chế độ nào cả”.
Bà Hương cho hay, nhà trường thất thu với các trường hợp này. Do vậy chính sách miễn học phí chắc chắn sẽ được không chỉ giáo viên chúng tôi mà tất cả phụ huynh, học sinh ủng hộ.
“Chúng tôi chỉ thu học phí 50.000 đồng/ tháng nhưng đối với người dân nghèo, lao động tự do thì số tiền này là cả vấn đề”, bà Hương giãi bày.
Ông Sầm Văn Du – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn cho rằng, chính sách miễn học phí cho học sinh bậc trung học cơ sở là chính sách có nghĩa nhân văn rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học và nuôi con đi học. (Ảnh: Xuân Trung)
Đồng tình với ý kiến này, ông Sầm Văn Du – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn cho rằng:
“Miễn học phí cho học sinh bậc Trung học cơ sở giúp tạo hành lang cơ chế chính sách để thực hiện tốt phổ cập giáo dục cơ sở, phù hợp tinh thần phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phân luồng học sinh.
Video đang HOT
Đây sẽ là chính sách có nghĩa nhân văn rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học và nuôi con đi học”.
Dẫn lại số liệu thống kê trong một cuộc hội thảo trước đó, bà Nguyễn Thị Thu Huyền – Phó Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ thông tin:
“Học phí bậc trung học cơ sở thu không lớn, mỗi năm cả nước thu 2.000 tỷ đồng nếu chia cho 63 tỉnh thành thì không nhiều nên việc miễn giảm rất nên làm”.
Đối với vấn đề miễn học phí tới cấp trung học cơ sở, nhiều đại biểu các địa phương khẳng định đây là chính sách tốt sẽ giúp phổ cập giáo dục trung học cơ sở cũng như phân luồng học sinh sau trung học cơ sở nhưng cũng cần tính toán tới phần hụt ngân sách của các trường.
Liên quan đến vấn này, ông Phạm Việt Đức – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đề xuất:
“Miễn học phí thì phần thu của nhà trường bị giảm. Hiện nay tỉ lệ là 40-60, nhà trường được 60% các khoản thu từ học phí do đó miễn 1 cái là nhà trường giảm thu.
Theo cơ chế phân bổ các nhà trường là cứ 18-82 (18% chi cho hoạt động giáo dục, 82% chi thường xuyên).
Đây là câu chuyện cần tính trước, đưa phương án hỗ trợ vào văn bản để các nhà trường không thiếu hụt nguồn ngân sách. Bằng không, muốn giúp giáo dục nhưng lại khiến các trường gặp khó”, ông Đức phân tích.
Theo GDVN
Cần miễn học phí bậc học mầm non, hỗ trợ kinh phí cho trẻ học dân lập
Để chuẩn bị cho đề xuất miễn học phí cấp trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu tại 18 nước, đại diện cho 4 châu lục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành với một số thay đổi đáng chú ý như miễn học phí tới cấp trung học cơ sở.
Tuy nhiên, tại hội nghị "Đánh giá kết quả phối hợp công tác pháp chế giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017 nhằm hoàn thiện pháp luật về giáo dục", diễn ra vào ngày 1/12, nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục cần bổ sung miễn học phí ở cấp mầm non.
Theo ông Ngô Văn Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện toàn bộ cấp tiểu học ở nước ta không phải đóng học phí.
Còn cấp mầm non và trung học cơ sở vẫn phải đóng học phí, đi kèm với chế độ miễn giảm cho các hoàn cảnh khó khăn được quy định trong danh mục.
Tuy nhiên, chính sách học phí hiện nay bộc lộ một số hạn chế.
Đề xuất miễn học phí cho trẻ mầm non học trường dân lập (Ảnh minh họa: Báo Gia Lai)
Cụ thể, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, khoản 2 điều 11 quy định:
Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Nhưng hiện nay chỉ mới thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh tiểu học. Các cấp học còn lại vẫn phải đóng học phí.
Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi, vùng khó khăn.
Hiện nay, các gia đình học sinh ở vùng nông thôn, vùng núi có thu nhập tương đối thấp, mặc dù mức thu học phí không cao nhưng cũng gây khó khăn cho các gia đình.
Ngoài ra, cử tri cả nước thông qua các đại biểu Quốc hội cũng mong muốn được miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở...
Để chuẩn bị cho đề xuất miễn học phí cấp trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu tại 18 nước, đại diện cho 4 châu lục.
Các nước được nghiên cứu có thu nhập thấp, thu nhập cao, thu nhập trung bình.
Trong đó, 4/18 nước miễn hoàn toàn học phí đối với tất cả các cấp học.
Có 6/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho học sinh mầm non.
Có 18/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho học sinh tiểu học.
Có 11/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho cấp trung học cơ sở.
Có 8/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho cấp trung học phổ thông.
Như vậy, nghiên cứu của các nước cho thấy, có 33% các nước miễn học phí mầm non, 61% các nước miễn học phí cấp trung học cơ sở và 44% các nước miễn học phí hoàn toàn cấp trung học phổ thông.
Về việc miễn học phí, tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Long - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam cho biết, phụ huynh học sinh mong chờ được miễn học phí từ lâu.
Nếu miễn đóng học phí thì nên mở rộng đối tượng miễn học phí đến cấp mầm non.
"Nếu không phải tất cả trẻ mầm non thì ít nhất là đối tượng đang thực hiện phổ cập là trẻ mầm non 5 tuổi.
Hướng tới chúng ta sẽ phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ 4 tuổi vì vậy, chúng tôi cũng mong muốn mở rộng đối tượng không phải đóng học phí này.
Đối tượng này cũng đã được nhiều nước trên thế giới miễn học phí" - ông Long nói.
Còn ông Bùi Đình Thanh - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết, ở Hà Nam, mỗi năm học phí cấp trung học cơ sở chỉ thu được 7,7 tỷ đồng, trong khi đó đóng góp ngân sách toàn huyện đạt gần 500 tỷ đồng mỗi năm.
Vì vậy, việc miễn đóng học phí ở cấp trung học cơ sở không đáng bao nhiêu so với mức đóng góp nên việc miễn học phí là cần thiết. Điều này rất được người dân mong chờ và nếu có thể thì nên mở rộng thêm cả cấp mầm non.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, hiện nay, ở một số tỉnh thành phố lớn, dân cư đông các trường công lập không đáp ứng được cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện cho học sinh học tập.
Nếu các cháu học sinh không vào được công lập, mầm non thì phải vào tư thục, dân lập thì số tiền phải đóng rất lớn.
Từ đó, ông Dũng đề xuất, cần phải hỗ trợ cho cả những học sinh thuộc diện được miễn học phí như trẻ mầm non mà phải học tại các trường tư thục, dân lập.
"Chúng tôi rất kì vọng vào sự thay đổi của Dự thảo luật lần này. Về vấn đề học phí, tôi đồng tình và đề xuất mở rộng diện miễn học phí ra cả cấp mầm non.
Số tiền đóng góp từ học phí (miền núi hiện chỉ 35.000 đồng/học sinh và đồng bằng 150.000 đồng/học sinh), con số rất nhỏ nên Bộ cần xem xét lại", ông Dũng nói.
"Chúng tôi tính chi phí giáo dục cho một học sinh khoảng 1,5 triệu mỗi cháu ở trường công lập, gồm lương, cơ sở vật chất, chi thường xuyên thì có thể hỗ trợ 1 phần số tiền này cho các cháu học ở trường tư thục, dân lập", ông Dũng nêu ý kiến.
Theo GDVN
Giáo viên khổ sở với phổ cập giáo dục Hầu như tất cả giáo viên đều ước mong, tới đây, giáo dục sẽ không còn phổ cập, để không còn thấy cảnh thực hiện phổ cập bằng mọi giá như thời gian vừa qua. Cần miễn học phí bậc học mầm non, hỗ trợ kinh phí cho trẻ học dân lậpNếu miễn học phí thì nhà trường có được hỗ trợ ngân...