Nếu không tìm được kẻ đưa ma túy cho 4 nữ tiếp viên, vụ án sẽ thế nào?
Theo luật sư Đặng Văn Cường, nếu không tìm được kẻ đã đưa ma túy cho 4 nữ tiếp viên hàng không thì cơ quan CSĐT sẽ tạm đình chỉ vụ án theo quy định pháp luật.
Góc nhìn pháp lý trong việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không
Ngày 22/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không xách 11 kg ma túy do chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cũng đã khởi tố vụ án “vận chuyển trái phép chất ma tuý” để làm rõ bản chất vụ việc, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan.
Trả lời PV VTC News về diễn biến tiếp theo của vụ án, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp nói: ” Đến nay cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra. Cơ quan chức năng sẽ làm rõ đối tượng nào đã thực hiện hành vi mua bán trái phép ma túy để khởi tố bị can.
Trong quá trình điều tra vụ án, nếu công an không xác định được đối tượng đã đưa ma túy cho 4 nữ tiếp viên hoặc đối tượng nhận, thì sẽ tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật“.
Trong quá trình điều tra vụ án, nếu công an không xác định được đối tượng đã đưa ma túy cho 4 nữ tiếp viên hoặc đối tượng nhận thì sẽ tạm đình chỉ vụ án.Luật sư Đặng Văn Cường
Luật sư Cường phân tích, theo Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quy định thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều tra, lực lượng chức năng phát hiện ra dấu hiệu vi phạm pháp luật khác của những người liên quan (trong đó có 4 tiếp viên hàng không) thì nhà chức trách vẫn sẽ xử lý theo quy định.
” Việc trả tự do cho 4 nữ tiếp viên hàng không là do kết quả xác minh đã làm rõ những người này không biết đây là chất ma túy. Tuy nhiên, việc trả tự do này không phải là tình tiết để khép lại vụ việc. Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn sẽ tiếp tục làm rõ số ma túy trên là của ai, ai nhờ người vận chuyển trái phép về Việt Nam“, luật sư Đặng Văn Cường nhận định.
Theo chuyên gia pháp luật, các nữ tiếp viên có thể không bị xử lý về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, nhưng cơ quan chức năng sẽ làm rõ giá trị của lô hàng để xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi được xác định là buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
“Nếu kết luận của cơ quan chức năng xác định số hàng hóa mà các nữ tiếp viên vận chuyển vào Việt Nam là không được phép (do không khai báo hải quan, quá số lượng, trọng lượng, giá trị mà pháp luật quy định…) thì hành vi này là vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”, luật sư Cường nói.
Tang vật của vụ án.
Luật sư Đặng Văn Cường dẫn Điều 189, Bộ Luật Hình sự năm 2015 và nêu rõ, xử phạt 20 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm nếu hàng hóa buôn lậu có giá trị 20 – 200 triệu đồng.
Xử phạt từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù 2 – 5 năm nếu trường hợp vi phạm có tổ chức, hàng hóa buôn lậu có giá trị 300 – 500 triệu đồng, hàng hóa buôn lậu là bảo quốc gia…
Xử phạt 1 – 3 tỷ đồng hoặc phạt tù 5 – 10 năm nếu hàng hóa buôn lậu có giá trị 1 – 3 tỷ đồng.
Trường hợp cơ quan chức năng nhận định giá trị của lô hàng thấp thì các tiếp viên có thể bị phạt tiền 30 – 40 triệu đồng (hàng hóa nhập lậu trị giá 70 – 100 triệu đồng); phạt tiền 40 – 50 triệu đồng (hàng hóa nhập lậu trị giá trên 100 triệu đồng) theo quy định tại nghị định 98/2020/NĐ-CP.
” Hành vi trên rõ ràng là ảnh hưởng đến uy tín của ngành Hàng không, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho bản thân các tiếp viên, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ làm rõ nhận thức, ý thức chủ quan của những người này và sẽ làm rõ những hậu quả đã gây ra đối với xã hội để xử lý phù hợp với quy định của pháp luật“, luật sư Đặng văn Cường cho hay.
Chiều 23/3, tại họp báo định kỳ cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế – xã hội của TP.HCM, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết, việc trả tự do cho 4 nữ tiếp viên hàng không xách tay ma tuý từ Pháp về Việt Nam chỉ là bước đầu chứ không phải đã kết thúc. Nếu quá trình điều tra, công an phát hiện dấu hiệu, chứng cứ khác củng cố được hành vi vi phạm của 4 nữ tiếp viên này thì cơ quan điều tra vẫn áp dụng biện pháp xử lý.
Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết thêm, nếu các tiếp viên này biết vận chuyển ma túy thì số tiền vận chuyển chắc chắn không bằng giá của hàng tiêu dùng bình thường.
” Việc điều tra, xử lý một con người phải rất thận trọng và tập hợp đầy đủ cơ sở chứng cứ, họp bàn với đơn vị chức năng“, Thượng tá Hà nói và cho biết thêm đối với 4 tiếp viên hàng không, do chưa đủ cơ sở để khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn nên cơ quan CSĐT tạm thời trả tự do.
4 nữ tiếp viên hàng không được trả tự do nhưng vẫn phải hợp tác điều tra
4 nữ tiếp viên được trả tự do trong vụ "xách tay" hàng chục kg ma túy từ Pháp về Việt Nam, điều này có đồng nghĩa họ là người vô tội?
Chiều 23.3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM chính thức cung cấp thông tin về vụ 4 nữ tiếp viên hàng không "xách tay" ma túy từ Pháp về Việt Nam.
Công an TP.HCM lý giải việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không Vietnam Airlines
Theo đó, sau khi đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được và đối chiếu các quy định của pháp luật, cơ quan chức năng xác định 4 nữ tiếp viên không biết bên trong các tuýp kem đánh răng có ma túy, do vậy chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định trả tự do cho cả 4 người, đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vận chuyển trái phép chất ma túy để điều tra làm rõ bản chất vụ việc.
Ma túy được giấu trong kem đánh răng mà 4 tiếp viên hàng không vận chuyển từ Pháp về Việt Nam, được lực lượng chức năng thu giữ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Ảnh HẢI QUAN TP.HCM
Trả tự do nhưng vẫn phải hợp tác điều tra
Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, thời hạn tạm giữ hình sự là không quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị giữ. Trường hợp cần thiết có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày; trường hợp đặc biệt thì có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.
Tổng cộng, thời gian tạm giữ hình sự tối đa là 9 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ quan điều tra phải trả tự do cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Với 4 nữ tiếp viên, do kết quả xác minh bước đầu xác định những người này không biết bên trong các tuýp kem đánh răng là chất ma túy, nên cơ quan điều tra đã trả tự do cho họ. Tuy nhiên, việc trả tự do không phải là tình tiết để khép lại vụ việc.
Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự để tiếp tục làm rõ số ma túy trên là của ai, từ đó có căn cứ xử lý đối với người nhờ nhóm tiếp viên "xách tay" từ Pháp về Việt Nam.
Cũng vì vụ án đã được khởi tố, công an sẽ tiếp tục xem xét các dấu vết, hành vi của 4 nữ tiếp viên và những người liên quan; thu thập tài liệu, chứng cứ xác minh và xâu chuỗi các tình tiết, tìm ra các vấn đề.
Các tiếp viên được trả tự do nhưng khi có yêu cầu triệu tập của cơ quan điều tra, họ vẫn phải tới làm việc và cung cấp lời khai. Vì họ là những người trực tiếp đưa số ma túy từ nước ngoài về Việt Nam, lời khai của họ là đầu mối, mắt xích quan trọng để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Tiến hành kiểm tra bên trong các tuýp kem đánh răng nêu trên, phát hiện có 157 tuýp chứa tổng cộng 11.284,57 gram ma túy các loại Ketamine và MDMA. Ảnh HẢI QUAN TP.HCM
Được coi là vô tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật
Các nữ tiếp viên được trả tự do nhưng cơ quan công an đã khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra, liệu nhóm này có bị áp dụng biện pháp ngăn chặn; hoặc khi phát hiện dấu hiệu phạm tội thì xử lý như thế nào?
Luật sư Diệp Năng Bình cho hay, điều 13 bộ luật Tố tụng hình sự quy định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Như vậy, khi chưa được chứng minh theo trình tự, thủ tục do luật quy định, chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thời điểm này phải coi các nữ tiếp viên là người không có tội.
Do không có tội, các cơ quan tố tụng không được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ, bao gồm cả việc cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trường hợp trong quá trình điều tra vụ án mà có các chứng cứ tài liệu khác chứng minh các nữ tiếp viên đã thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc tội khác, cơ quan điều tra hoàn toàn có thể khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nhóm nữ tiếp viên có thể không bị xử lý hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, nhưng nếu kết luận của cơ quan chức năng cho thấy số hàng hóa mà nhóm này "xách tay" là không được phép do không khai báo hải quan, quá số lượng, trọng lượng, giá trị mà pháp luật quy định, thì có dấu hiệu của hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
4 biện pháp an toàn khi xách hộ hàng hóa cho người khác
Vụ việc các nữ tiếp viên gióng lên hồi chuông cảnh báo cho bất kỳ cá nhân nào vì mục đích giúp người khác, hoặc tư lợi, hoặc bất kỳ động cơ nào khác mà xách hộ hàng hóa, đồ đạc trong khi không thể kiểm soát bên trong chứa gì là rất nguy hiểm.
Vậy trong trường hợp được người khác nhờ cầm, xách hộ hàng hóa, vali, túi xách... mỗi người cần xử lý thế nào để bảo đảm an toàn cho bản thân?
Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu về tội phạm, khuyến cáo 4 biện pháp sau:
1. Cần làm rõ người gửi hàng là ai, nhờ chuyển cho ai, lý do gửi mình chuyển hàng giúp, vì sao lại nhờ, quan hệ các bên có đủ độ tin cậy, thân thiết để nhờ vả không. Đặc biệt, phải ghi âm lại các đối thoại, chụp ảnh điện thoại người gửi hàng, lưu lại các tin nhắn nhờ vả (nếu có).
2. Kiểm tra tận mắt, tận tay xem đó đó là hàng hóa gì, không dễ tin vào lời trình bày của người gửi, cần xác định sự nể nang có thể mang đến những rủi ro.
Với những hàng hóa mà bằng mắt thường khó có thể xác định chủng loại, chất lượng thì có thể yêu cầu xuất trình tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; nếu vẫn không yên tâm thì từ chối vận chuyển.
3. Không nên vì tham chút lợi ích vật chất mà tự đẩy mình vào các rủi ro pháp lý.
4. Luôn có ý thức cảnh giác và đặt ra câu hỏi nếu chẳng may đây là hàng cấm thì làm gì để chứng minh sự trong sạch của mình.
Mang ma túy đi bán kiếm lời thì bị "tóm" Ngày 2/10, Công an huyện Mai Sơn (Sơn La) cho biết đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Giàng A Chua (SN 1976) về hành vi mua bán trái phép ma túy. Theo đó và hồi 4h30 ngày 30/9, tại đường QL 4G, đoạn đi qua địa phận bản Có Tình, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn (Sơn La) Công an huyện Mai...