Nếu không quan hệ tình dục trong thời gian dài, cơ thể phụ nữ có thể phải đối mặt với 4 thay đổi, 2 điều cuối sẽ khiến bạn bất ngờ
Tình dục là “món quà” mà cuộc sống đem lại, không chỉ giúp bạn thỏa mãn về mặt sinh lý mà còn là một cách để gìn giữ sức khỏe.
Quan hệ tình dục không chỉ là một cách để nâng cao cảm xúc, “hâm nóng” mối quan hệ mà còn là một phương pháp cần duy trì để cải thiện sức khỏe. Nghiên cứu công bố trên Psychological Reports cho thấy nếu duy trì quan hệ tình dục 1-2 lần, một người có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngừa bệnh tốt hơn.
Tuy nhiên, nhịp sống hối hả cộng với áp lực công việc ngày càng khiến phụ nữ bỏ bê “chuyện giường chiếu”. Điều đó thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều, đôi khi còn khiến cơ thể chị em đối mặt với 4 sự thay đổi dưới đây.
Sự cân bằng nội tiết của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống, chế độ tập luyện, giờ giấc sinh hoạt và thậm chí cả tần suất quan hệ tình dục.
Sinh hoạt tình dục đều đặn giúp gia tăng hormone estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố và có tác dụng điều hòa hoạt động của trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng. Nội tiết cân bằng giúp chị em khỏe mạnh, rạng rỡ hơn. Ngược lại, nếu ham muốn tình dục bị kìm hãm trong thời gian dài, sự bài tiết hormone sinh dục bị suy giảm sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết. Từ đó gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, khó chịu, khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt , làn da kém sắc…
Sinh hoạt tình dục đều đặn giúp gia tăng hormone estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố.
Video đang HOT
Một đời sống “chăn gối” lành mạnh có thể góp phần thúc đẩy sự co bóp của các cơ sàn chậu, đồng thời đem lại lợi ích nhất định cho quá trình lưu thông máu trong xương chậu. Hơn nữa, không quan hệ tình dục trong một thời gian dài cũng có thể gây ra rối loạn nội tiết, có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh giảm…
Đời sống “chăn gối” hòa hợp góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp phòng ngừa bệnh rất tốt. Trên thực tế, một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học Tâm sinh lý vào năm 2006 cho thấy những người quan hệ tình dục thường xuyên có mức huyết áp thấp hơn so với những người không quan hệ. Vì vậy, nếu “lười yêu” bạn nên cẩn trọng trước nguy cơ huyết áp của mình tăng cao.
4. Mắc bệnh phụ khoa
Sau một thời gian dài không “ân ái”, phụ nữ có thể mắc các bệnh phụ khoa vì dịch tiết âm đạo giảm, dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo. Điều này dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm xương chậu, u xơ tử cung và u nang tử cung… Không những vậy, quá lười “yêu” còn có thể khiến chị em dễ bị viêm tuyến vú, ngực teo nhỏ.
Ngoài 4 vấn đề trên, việc phụ nữ kiêng khem quá lâu cũng sẽ đối mặt với chứng mất ngủ, già nhanh, dễ cáu bẳn, giảm trí nhớ… Có thể nói, tình dục là “món quà” mà cuộc sống đem lại, không chỉ giúp bạn thỏa mãn về mặt sinh lý mà còn là một cách để gìn giữ sức khỏe.
Đến nay, chưa có một quy chuẩn nào về tần suất quan hệ của mỗi người bởi điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, nhu cầu và sức khỏe mỗi người. Thông thường, phụ nữ 20-30 tuổi là thời kỳ khỏe mạnh nhất, có thể quan hệ 3 lần/tuần. Từ 31-40 tuổi có thể ân ái 2 lần/tuần…
Đột nhiên thấy lượng kinh nguyệt tăng đột biến, nên cảnh giác với 5 bệnh phụ khoa tiềm ẩn
Kinh nguyệt là giai đoạn mà phái nữ tháng nào cũng có khả năng gặp phải, vậy bạn có biết đâu là hiện tượng bất thường, đâu là hiện tượng bình thường trong thời kỳ này không?
Con gái tháng nào cũng sẽ phải đối mặt với chuỗi ngày "đèn đỏ" kéo dài từ 5 - 7 ngày. Đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và nó còn có tác động lớn đến sức khỏe sinh sản của các chị em. Tuy nhiên, một số bệnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường.
Nếu lượng kinh nguyệt của bạn bỗng tăng nhiều đột biến trong vài tháng gần đây thì điều này có thể ngầm cảnh báo một vài vấn đề sức khỏe mà chính bạn cũng chẳng ngờ đến.
1. Rối loạn chức năng buồng trứng
Khi buồng trứng tiết ra quá nhiều estrogen sẽ gây kích thích nội mạc tử cung của nữ giới. Nội mạc tử cung tăng sản bất thường sẽ làm lượng kinh nguyệt tiết ra nhiều. Trong trường hợp này, cần điều chỉnh lại nồng độ hormone trong cơ thể bằng cách sinh hoạt lành mạnh hoặc dùng thuốc dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ.
2. U xơ tử cung
U xơ tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp ở phái nữ, và hầu hết nó đều là loại u lành tính. Tuy nhiên, nữ giới khi mắc u xơ tử cung thì lượng kinh nguyệt tiết ra sẽ nhiều hơn bình thường, kéo theo đó là ngày hành kinh cũng kéo dài. Nếu để lâu, cơ thể sẽ bị thiếu máu nên cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Trong trường hợp khối u quá lớn, cần phải phẫu thuật cắt bỏ đề phòng mọi trường hợp xấu.
3. Viêm phụ khoa
Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung... đều là những bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh sản do khi mắc các bệnh này, lượng kinh nguyệt tiết ra sẽ nhiều hơn. Đồng thời, bạn còn có thể gặp phải tình trạng đau lưng và tăng tiết dịch âm đạo. Nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ sinh sản.
4. Phì đại cổ tử cung
Bệnh phì đại cổ tử cung cũng là một dạng của bệnh viêm cổ tử cung mãn tính. Ngoài làm kinh nguyệt tiết ra nhiều, người bệnh còn có các biểu hiện như đau bụng dưới, tăng bạch đới, tiểu gấp, tiểu khó...
5. Ra máu tử cung do rối loạn chức năng
Căng thẳng tinh thần, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính, làm việc quá sức, môi trường, khí hậu thay đổi đột ngột... đều có thể dẫn đến tình trạng ra máu tử cung do rối loạn chức năng. Biểu hiện thường thấy là lượng kinh nguyệt ra nhiều, kỳ kinh kéo dài, kinh nguyệt không đều, ra máu không đều...
7 thói quen lành mạnh giúp phòng tránh bệnh phụ khoa Nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe, phụ nữ có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe và còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vùng kín của phụ nữ vốn mỏng manh, nhạy cảm, nếu bị viêm nhiễm, âm hộ sẽ ngứa ngáy, có mùi hôi rất khó chịu. Đặc biệt vào mùa hè, bệnh viêm...